Sẽ có thêm một công ty mua bán nợ?
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đang nghiên cứu việc thành lập một công ty mua bán nợ, trực thuộc DIV
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đang nghiên cứu việc thành lập một công ty mua bán nợ, trực thuộc DIV.
Đây là một nội dung được đề cập đến trong đề án tính phí bảo hiểm trên cơ sở rủi ro của các tổ chức tín dụng mà DIV vừa xây dựng. Hiện đề án đang trong giai đoạn lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trước khi trình Thủ tướng phê duyệt trong quý 4/2007.
Nếu đề xuất của DIV trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ có hai công ty mua bán nợ, bởi hiện tại, Bộ Tài chính cũng đang có một công ty mua bán nợ, trực thuộc Bộ. Đó là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), với vốn điều lệ là 2.000 tỉ đồng.
Theo thông lệ quốc tế thì thường mỗi quốc gia có một công ty mua bán nợ thuộc cơ quan bảo hiểm tiền gửi thực hiện mua bán nợ trong hệ thống ngân hàng và hoạt động theo cơ chế thị trường.
Đây là một nội dung được đề cập đến trong đề án tính phí bảo hiểm trên cơ sở rủi ro của các tổ chức tín dụng mà DIV vừa xây dựng. Hiện đề án đang trong giai đoạn lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trước khi trình Thủ tướng phê duyệt trong quý 4/2007.
Nếu đề xuất của DIV trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ có hai công ty mua bán nợ, bởi hiện tại, Bộ Tài chính cũng đang có một công ty mua bán nợ, trực thuộc Bộ. Đó là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), với vốn điều lệ là 2.000 tỉ đồng.
Theo thông lệ quốc tế thì thường mỗi quốc gia có một công ty mua bán nợ thuộc cơ quan bảo hiểm tiền gửi thực hiện mua bán nợ trong hệ thống ngân hàng và hoạt động theo cơ chế thị trường.