Sẽ giảm thêm lãi suất USD?
Các ngân hàng thương mại cần giảm thêm lãi suất cho vay USD để hấp dẫn và tạo công bằng cho doanh nghiệp vay vốn
Các ngân hàng thương mại cần giảm thêm lãi suất cho vay USD để hấp dẫn và tạo công bằng cho doanh nghiệp vay vốn.
Đây là yêu cầu đang được đặt ra, theo nhận định từ Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), từ thực tế hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp hiện nay.
Khó cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp
Tháng 2 và 3, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng giảm khá mạnh, lần lượt giảm 2,69% và 2,24%. Trong tháng 4, nhu cầu vay vốn ngoại tệ dần phục hồi, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, ước chỉ tăng 0,65%.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại cho biết, những ngày gần đây, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu trở lại vay USD. Diễn biến này đi cùng với chuyển động “ấm” lên của hoạt động nhập khẩu; trong tháng 5, kim ngạch nhập khẩu đã tăng đáng kể, ước 5,9 tỷ USD so với hơn 5,4 tỷ USD trong tháng 4.
Theo giải thích của một số ngân hàng thương mại, do nhận định thị trường ngoại tệ khó có thể biến động thêm, doanh nghiệp đã trở lại vay vốn bằng USD thay vì chỉ tìm mua như trước đó. Nhưng, không loại trừ áp lực buộc phải vay bằng USD do việc tìm mua quá khó khăn và nhu cầu nhập khẩu không thể trì hoãn.
Một rào cản nổi bật thời gian qua đối với nhu cầu vay USD là rủi ro tỷ giá. Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ chuyển đổi các khoản vay ngoại tệ sang VND, hoặc “tích trữ” USD để tránh rủi ro này.
Và khi tín dụng tăng trưởng thấp, khó khăn trước tiên đến với các ngân hàng thương mại. Trong bài trả lời phỏng vấn mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ.
Về phía doanh nghiệp, với các nhu cầu vay USD hiện nay, yếu tố lãi suất đang được nhìn nhận ở sự hấp dẫn và công bằng khi so với vay vốn bằng VND. Theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), trên thực tế lãi suất cho vay USD hiện ngang bằng với lãi suất cho vay VND sau khi được bù lãi suất, và đây là yếu tố cần được xem xét.
“Thực tế lãi suất cho vay USD hiện không hấp dẫn đối với doanh nghiệp và không công bằng với họ, bởi khi vay USD doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro về tỷ giá, trong khi lãi suất vay USD có từ 6% - 7%, ngang với lãi suất vay VND theo chương trình hỗ trợ hiện nay”, bà Hương nói.
Và khi lãi suất không hấp dẫn, có “cảm giác” không công bằng, lo rủi ro tỷ giá, các nhu cầu ngoại tệ chuyển hướng từ vay sang “săn” mua và càng tạo áp lực cầu trên thị trường, đẩy khó khăn lên cao với cả ngân hàng và chính doanh nghiệp.
Tháo gỡ những khó khăn này, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, cũng như ý kiến của VNBA, là các ngân hàng cần xem xét để tiếp tục giảm lãi suất cho vay USD, và trước hết là lãi suất huy động.
Khó tìm tiếng nói chung
Theo Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình, các ngân hàng cần xem xét cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa, khoảng từ 1% đến tối đa 2%; từ đó tạo điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống thấp hơn, từ 1,5% đến 3,5%). Nếu thực hiện được điều chỉnh này, chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND sẽ ở mức từ 2% đến 3%, sẽ hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD.
Trong thời gian gần đây, một số đầu mối tài trợ vốn nhập khẩu lớn như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB) cũng đã có một số điều chỉnh theo hướng nói trên, giảm lãi suất cho vay từ 6% - 7% xuống còn 5% - 5,5%.
Tuy nhiên, để có được điều chỉnh này trên diện rộng vẫn là một khó khăn, dù “các ngân hàng thương mại đang rất muốn điều này nhưng còn nhìn nhau” (theo lời Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình).
Thực tế từ đầu năm trở lại đây, lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại liên tục được cắt giảm. Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tuần qua, bình quân lãi suất huy động USD chỉ còn từ 1,8% - 2,4%/năm. Nhưng giữa các thành viên vẫn khó tìm được tiếng nói chung, bởi chênh lệch lãi suất giữa các khối, giữa các thành viên trong khối còn khá lớn.
Nếu các ngân hàng quốc doanh và Vietcombank, Vietinbank phổ biến áp mức tối đa 2%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, thì các ngân hàng cổ phần vẫn phổ biến có từ 2,4% - 2,54%/năm; thậm chí một số thành viên vẫn áp tới 3%/năm, các kỳ hạn trên 12 tháng lên tới 3,5% - 3,7%/năm.
“Hiện chúng tôi cũng đã kêu gọi các thành viên xem xét để tiếp tục giảm lãi suất huy động USD, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay đầu ra. Tôi cho rằng lãi suất huy động hiện nay vẫn còn dư địa để tiếp tục giảm, để về mức từ 1,8% - 2,4%/năm. Từ đó tạo công bằng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vay vốn, mà cũng làm sao để họ không phải chịu những rủi ro về tỷ giá. Đó không chỉ là lợi cho doanh nghiệp mà còn cho ngân hàng và giúp ổn định nền kinh tế”, bà Hương cho biết.
Theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẽ phối hợp cùng VNBA để định hướng các ngân hàng thương mại tìm tiếng nói chung trong yêu cầu này. Còn theo quan điểm của bà Hương, VNBA chỉ lên tiếng tìm sự đồng thuận giữa các ngân hàng hội viên, theo các điều kiện và nhu cầu của mỗi hội viên cụ thể.
“Thời gian qua, một số dư luận cho rằng VNBA làm điều này, kêu gọi bình ổn lãi suất, tìm tiếng nói chung trong vấn đề lãi suất là vi phạm Luật cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, chúng tôi chỉ muốn nói rõ rằng việc giảm lãi suất là từ các quyết định của ngân hàng thương mại, chúng tôi kêu gọi là từ yêu cầu thực tế và tạo cơ sở đồng thuận giữa các hội viên.
Tôi nghĩ trong câu chuyện này, nếu giảm được lãi suất huy động để kéo lãi suất cho vay xuống, cũng là có lợi cho các doanh nghiệp vay vốn, cần cho sự ổn định của nền kinh tế nói chung”, Tổng thư ký VNBA nói.
Đây là yêu cầu đang được đặt ra, theo nhận định từ Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), từ thực tế hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp hiện nay.
Khó cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp
Tháng 2 và 3, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng giảm khá mạnh, lần lượt giảm 2,69% và 2,24%. Trong tháng 4, nhu cầu vay vốn ngoại tệ dần phục hồi, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, ước chỉ tăng 0,65%.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại cho biết, những ngày gần đây, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu trở lại vay USD. Diễn biến này đi cùng với chuyển động “ấm” lên của hoạt động nhập khẩu; trong tháng 5, kim ngạch nhập khẩu đã tăng đáng kể, ước 5,9 tỷ USD so với hơn 5,4 tỷ USD trong tháng 4.
Theo giải thích của một số ngân hàng thương mại, do nhận định thị trường ngoại tệ khó có thể biến động thêm, doanh nghiệp đã trở lại vay vốn bằng USD thay vì chỉ tìm mua như trước đó. Nhưng, không loại trừ áp lực buộc phải vay bằng USD do việc tìm mua quá khó khăn và nhu cầu nhập khẩu không thể trì hoãn.
Một rào cản nổi bật thời gian qua đối với nhu cầu vay USD là rủi ro tỷ giá. Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ chuyển đổi các khoản vay ngoại tệ sang VND, hoặc “tích trữ” USD để tránh rủi ro này.
Và khi tín dụng tăng trưởng thấp, khó khăn trước tiên đến với các ngân hàng thương mại. Trong bài trả lời phỏng vấn mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ.
Về phía doanh nghiệp, với các nhu cầu vay USD hiện nay, yếu tố lãi suất đang được nhìn nhận ở sự hấp dẫn và công bằng khi so với vay vốn bằng VND. Theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), trên thực tế lãi suất cho vay USD hiện ngang bằng với lãi suất cho vay VND sau khi được bù lãi suất, và đây là yếu tố cần được xem xét.
“Thực tế lãi suất cho vay USD hiện không hấp dẫn đối với doanh nghiệp và không công bằng với họ, bởi khi vay USD doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro về tỷ giá, trong khi lãi suất vay USD có từ 6% - 7%, ngang với lãi suất vay VND theo chương trình hỗ trợ hiện nay”, bà Hương nói.
Và khi lãi suất không hấp dẫn, có “cảm giác” không công bằng, lo rủi ro tỷ giá, các nhu cầu ngoại tệ chuyển hướng từ vay sang “săn” mua và càng tạo áp lực cầu trên thị trường, đẩy khó khăn lên cao với cả ngân hàng và chính doanh nghiệp.
Tháo gỡ những khó khăn này, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, cũng như ý kiến của VNBA, là các ngân hàng cần xem xét để tiếp tục giảm lãi suất cho vay USD, và trước hết là lãi suất huy động.
Khó tìm tiếng nói chung
Theo Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình, các ngân hàng cần xem xét cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa, khoảng từ 1% đến tối đa 2%; từ đó tạo điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống thấp hơn, từ 1,5% đến 3,5%). Nếu thực hiện được điều chỉnh này, chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND sẽ ở mức từ 2% đến 3%, sẽ hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD.
Trong thời gian gần đây, một số đầu mối tài trợ vốn nhập khẩu lớn như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB) cũng đã có một số điều chỉnh theo hướng nói trên, giảm lãi suất cho vay từ 6% - 7% xuống còn 5% - 5,5%.
Tuy nhiên, để có được điều chỉnh này trên diện rộng vẫn là một khó khăn, dù “các ngân hàng thương mại đang rất muốn điều này nhưng còn nhìn nhau” (theo lời Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình).
Thực tế từ đầu năm trở lại đây, lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại liên tục được cắt giảm. Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tuần qua, bình quân lãi suất huy động USD chỉ còn từ 1,8% - 2,4%/năm. Nhưng giữa các thành viên vẫn khó tìm được tiếng nói chung, bởi chênh lệch lãi suất giữa các khối, giữa các thành viên trong khối còn khá lớn.
Nếu các ngân hàng quốc doanh và Vietcombank, Vietinbank phổ biến áp mức tối đa 2%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, thì các ngân hàng cổ phần vẫn phổ biến có từ 2,4% - 2,54%/năm; thậm chí một số thành viên vẫn áp tới 3%/năm, các kỳ hạn trên 12 tháng lên tới 3,5% - 3,7%/năm.
“Hiện chúng tôi cũng đã kêu gọi các thành viên xem xét để tiếp tục giảm lãi suất huy động USD, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay đầu ra. Tôi cho rằng lãi suất huy động hiện nay vẫn còn dư địa để tiếp tục giảm, để về mức từ 1,8% - 2,4%/năm. Từ đó tạo công bằng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vay vốn, mà cũng làm sao để họ không phải chịu những rủi ro về tỷ giá. Đó không chỉ là lợi cho doanh nghiệp mà còn cho ngân hàng và giúp ổn định nền kinh tế”, bà Hương cho biết.
Theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẽ phối hợp cùng VNBA để định hướng các ngân hàng thương mại tìm tiếng nói chung trong yêu cầu này. Còn theo quan điểm của bà Hương, VNBA chỉ lên tiếng tìm sự đồng thuận giữa các ngân hàng hội viên, theo các điều kiện và nhu cầu của mỗi hội viên cụ thể.
“Thời gian qua, một số dư luận cho rằng VNBA làm điều này, kêu gọi bình ổn lãi suất, tìm tiếng nói chung trong vấn đề lãi suất là vi phạm Luật cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, chúng tôi chỉ muốn nói rõ rằng việc giảm lãi suất là từ các quyết định của ngân hàng thương mại, chúng tôi kêu gọi là từ yêu cầu thực tế và tạo cơ sở đồng thuận giữa các hội viên.
Tôi nghĩ trong câu chuyện này, nếu giảm được lãi suất huy động để kéo lãi suất cho vay xuống, cũng là có lợi cho các doanh nghiệp vay vốn, cần cho sự ổn định của nền kinh tế nói chung”, Tổng thư ký VNBA nói.