Sẽ hạ chỉ tiêu môi trường tại khu công nghiệp?
Việt Nam đang đứng trước khả năng phải chấp nhận hạ chỉ tiêu bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
Hết Vedan rồi tới Tung Kuang... Trong khi hàng loạt vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn chưa được xử lý dứt điểm, Việt Nam đang đứng trước khả năng phải chấp nhận hạ chỉ tiêu bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Từ chỉ tiêu “chốt cứng” 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có trung tâm xử lý môi trường đủ tiêu chuẩn tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, tại kế hoạch 5 năm tới đây, chỉ tiêu này có thể sẽ giảm xuống còn 70%.
Nếu điều này xảy ra, mô hình khu công nghiệp quy hoạch hiện đại và phát triển ở bậc cao với hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận tiện và xử lý chất thải, nước thải tập trung sẽ không còn bị trói buộc bởi các quy định hiện hành. Có ít nhất 30% trong tổng số khoảng 320 khu công nghiệp còn hoạt động cho đến năm 2015 sẽ không buộc phải có trung tâm xử lý môi trường.
Giải thích điều này, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà cho biết, trong quá trình thực hiện vừa qua, đánh giá “nghiêm túc”, chúng ta mới đạt tỷ lệ 45% khu công nghiệp có trung tâm xử lý môi trường.
Như vậy, với 228 khu công nghiệp và 14 khu kinh tế hiện có, khoảng trên 100 khu vẫn chưa thể đưa trung tâm xử lý môi trường vào hoạt động, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp.
Vì nguyên nhân này, trong kế hoạch 5 năm tới đây, chỉ tiêu này sẽ được giảm xuống còn 70%, “cho sát tình hình thực tế”, ông Hà cho biết.
Quan điểm từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chính vì đầu tư khu xử lý môi trường khá tốn kém, công suất sử dụng không cao nên tại một số khu công nghiệp, dù đã có đầu tư nhưng chưa thể hoàn thiện để đưa vào hoạt động.
Cũng theo ông Hà, thực tế là trong quá trình vừa qua, dù các khu công nghiệp liên tục được đầu tư và đi vào hoạt động. Ngoại trừ tại các trung tâm kinh tế, một số địa phương thuận lợi về thu hút đầu tư, nhiều khu công nghiệp doanh nghiệp mới vào lác đác, tỷ lệ lấp đầy chỉ vào khoảng 5-10%.
Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mới đây cũng cho biết, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đang có dấu hiệu giảm sút trong thời gian gần đây. Nhiều khu công nghiệp không thu hút được dự án nào trong 2 năm qua.
Nguyên nhân là từ năm 2008 đến nay, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh vào các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống; các dự án tổ hợp lớn và dự án khoáng sản nằm ngoài khu công nghiệp.
“Nên có lẽ, đặt chỉ tiêu kế hoạch 100% khu công nghiệp có trung tâm xử lý môi trường là chưa sát thực tế”, Vụ trưởng Hà nói.
Tuy nhiên, trong khi vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu được xác định là cấp bách đối với Việt Nam, ý tưởng hạ chỉ tiêu môi trường liệu có thể hiểu là động thái đi ngược lại với chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khi hậu?
Từ chỉ tiêu “chốt cứng” 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có trung tâm xử lý môi trường đủ tiêu chuẩn tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, tại kế hoạch 5 năm tới đây, chỉ tiêu này có thể sẽ giảm xuống còn 70%.
Nếu điều này xảy ra, mô hình khu công nghiệp quy hoạch hiện đại và phát triển ở bậc cao với hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận tiện và xử lý chất thải, nước thải tập trung sẽ không còn bị trói buộc bởi các quy định hiện hành. Có ít nhất 30% trong tổng số khoảng 320 khu công nghiệp còn hoạt động cho đến năm 2015 sẽ không buộc phải có trung tâm xử lý môi trường.
Giải thích điều này, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà cho biết, trong quá trình thực hiện vừa qua, đánh giá “nghiêm túc”, chúng ta mới đạt tỷ lệ 45% khu công nghiệp có trung tâm xử lý môi trường.
Như vậy, với 228 khu công nghiệp và 14 khu kinh tế hiện có, khoảng trên 100 khu vẫn chưa thể đưa trung tâm xử lý môi trường vào hoạt động, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp.
Vì nguyên nhân này, trong kế hoạch 5 năm tới đây, chỉ tiêu này sẽ được giảm xuống còn 70%, “cho sát tình hình thực tế”, ông Hà cho biết.
Quan điểm từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chính vì đầu tư khu xử lý môi trường khá tốn kém, công suất sử dụng không cao nên tại một số khu công nghiệp, dù đã có đầu tư nhưng chưa thể hoàn thiện để đưa vào hoạt động.
Cũng theo ông Hà, thực tế là trong quá trình vừa qua, dù các khu công nghiệp liên tục được đầu tư và đi vào hoạt động. Ngoại trừ tại các trung tâm kinh tế, một số địa phương thuận lợi về thu hút đầu tư, nhiều khu công nghiệp doanh nghiệp mới vào lác đác, tỷ lệ lấp đầy chỉ vào khoảng 5-10%.
Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mới đây cũng cho biết, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đang có dấu hiệu giảm sút trong thời gian gần đây. Nhiều khu công nghiệp không thu hút được dự án nào trong 2 năm qua.
Nguyên nhân là từ năm 2008 đến nay, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh vào các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống; các dự án tổ hợp lớn và dự án khoáng sản nằm ngoài khu công nghiệp.
“Nên có lẽ, đặt chỉ tiêu kế hoạch 100% khu công nghiệp có trung tâm xử lý môi trường là chưa sát thực tế”, Vụ trưởng Hà nói.
Tuy nhiên, trong khi vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu được xác định là cấp bách đối với Việt Nam, ý tưởng hạ chỉ tiêu môi trường liệu có thể hiểu là động thái đi ngược lại với chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khi hậu?