Sẽ nhanh đưa tàu biển Việt Nam ra khỏi “danh sách đen”
Đó là khẳng định của ông Trần Kỳ Hình, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của VnEconomy
Đó là khẳng định của ông Trần Kỳ Hình, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của VnEconomy.
>>Báo động tình trạng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài
Thưa, ông đánh giá như thế nào về chất lượng tàu biển Việt Nam hiện nay?
Có thể nói ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển nước ta những năm gần đây phát triển mạnh cả về chất lẫn lượng. Điều mà 5 năm trước chúng ta khó có thể hình dung được.
Chỉ tính đến tháng 8 năm 2007, Việt Nam đã có 1.194 tàu biển với tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4,0 triệu tấn, trong đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế
Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng đã cho ra đời những con tàu lớn và hiện đại. Đội tàu của ta đã có đầy đủ các loại tàu thương mại khác nhau bao gồm cả tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu cao tốc chở khách…
Nếu như trước đây các cơ sở đóng tàu chỉ tập trung tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang… thì nay trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã xuất hiện nhiều trung tâm đóng tàu mới được bạn hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Đặc biệt, nhiều nhà máy đã cho ra đời các loại tàu chở container lên đến 1.700 TEU, tàu khách cao tốc, tàu chở dầu lên đến 105.000DWT.
Trong giai đoạn 2008 – 2010 sẽ đóng mới nhiều loại tàu với trọng tải lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt, dự kiến có thể đóng được các siêu tàu dầu trên 300.000 tấn.
Các con tàu treo cờ đỏ sao vàng ngày càng xuất hiện nhiều ở khắp các hải cảng của mọi đại dương. Đội thương thuyền Việt Nam cũng đã vươn xa đến nhiều thị trường mới như Tây Âu, Nam Mỹ, Australia, Tây Phi, Hoa Kỳ…
Ông nói chất lượng tàu biển Việt Nam được đánh giá cao, nhưng sao Việt Nam vẫn luôn nằm trong Top 10 quốc gia có tàu biển bị lưu giữ cao nhất thế giới...
Đúng là tàu Việt Nam mấy năm gần đây bị lưu giữ quá nhiều, luôn nằm trong “danh sách đen” của Tokyo MOU.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tàu của ta bị lưu giữ là do công tác sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị thường xuyên cho tàu không được thực hiện đầy đủ.
Ngoài ra, đội tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế trong thời gian qua phát triển quá nhanh, dẫn đến việc ra đời nhiều chủ tàu nhỏ, năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, điều này cũng gây không ít khó khăn cho tàu của họ.
Việc thiếu hụt sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu chạy tuyến quốc tế một cách trầm trọng khiến nhiều chủ tàu dễ dãi trong việc tuyển dụng. Nhiều sỹ quan, thuyền viên chưa thực sự có chuyên môn, nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ vẫn được sử dụng…cũng là một hạn chế cho đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hoạt động.
Chưa kể đến sự ra đời của hàng loạt cơ sở đóng tàu không đạt chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu về tàu biển quốc tế. Thêm vào đó, vẫn còn hiện tượng đăng kiểm, cảng vụ chưa kiên quyết yêu cầu khắc phục các khiếm khuyết của tàu tại các đợt giám sát kỹ thuật trước khi cấp phép hoạt động.
Sự “già nua” cũng là một trong những nguyên nhân khiến tàu Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu. Trong số 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế, có đến 151 tàu từ 30 đến 65 tuổi.
Về điều này, Cục Đăng kiểm Việt Nam cam kết sẽ kết hợp với các bên liên quan phát triển chất lượng tàu biển, giảm số lượng tàu bị lưu giữ, đưa đội tàu Việt Nam ra khỏi danh sách đen.
Thực trạng tàu bị lưu giữ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, thưa ông?
Tàu bị lưu giữ trước hết gây thiệt hại về tài chính cho mỗi chủ tàu. Tôi lấy ví dụ thế này nhé, cứ mỗi chiếc tàu bị lưu giữ sẽ mất rất nhiều khoản phí: tiền nộp phạt, tiền duy tu bảo dưỡng, sửa chữa… Đặc biệt sẽ mất một khoảng thời gian không được hoạt động.
Ngoài ra, số tàu bị lưu giữ này còn làm ảnh hưởng đến uy tín chung của đội tàu Việt Nam, ngành hàng hải Việt Nam và cao hơn nữa là ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, góp phần tạo ra rất hièu khó khăn cho các tàu biển Việt Nam hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế.
“Con sâu làm rầu nồi canh”, uy tín tàu biển Việt Nam bị giảm sút, dẫn đến việc tàu mang cờ Việt Nam sẽ bị “để ý” hơn trong quá trình hoạt động; nếu không khắc phục sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập vào các thị trường mới.
Là cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về chất lượng đối với đội tàu biển Việt Nam, Cục Đăng kiểm đang có biện pháp cụ thể gì để đưa đội tàu Việt Nam ra khỏi “danh sách đen”?
Đây là một trong những nhiệm vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đặc biệt khi chúng ta đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển.
Chúng tôi luôn chú trọng thực hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt các biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu lượng tàu bị lưu giữ, cố gắng đưa thương hiệu tàu biển Việt Nam vào “danh sách trắng”.
Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng cả một quy trình xử lý đối với tàu bị lưu giữ. Xử lý nghiêm đối với tàu bị lưu giữ và công ty có tàu bị lưu giữ. Nếu tàu nào bị lưu giữ 3 lần trong vòng 12 tháng hoặc một công ty có đến 3 tàu bị lưu giữ trong vòng 12 tháng sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận hoạt động tuyến quốc tế.
Chúng tôi sẽ thường xuyên mở các khóa tập huấn, huấn luyện cho sỹ quan, thuyền viên… cập nhật thông tin về các quy ước quốc tế một cánh nhanh nhất đến cán bộ, sỹ quan, thuyền viên tàu.
Đặc biệt là trong công tác đăng kiểm, chúng tôi đang không ngừng nâng cao chất lượng giám sát kỹ thuật, nâng cao trình độ các đăng kiểm viên.
Trong đóng mới và sửa chữa tàu, đảm bảo các tàu khi xuất xưởng tuân thủ các quy định của quy phạm và các điều ước quốc tế. Trong năm 2007 này, đã không có tàu nào bị lưu giữ do các khiếm khuyết trong đóng mới.
Tuy nhiên, để đưa được đội tàu Việt Nam ra khỏi “danh sách đen” cần phải có thời gian.
Một dấu hiệu đáng mừng là năm 2006, tỷ lệ tàu Việt Nam bị lưu giữ đã giảm xuống con số thấp nhất trong 7 năm qua, chiếm 12,08%, đạt chỉ tiêu do Bộ Giao thông vận tải đề ra là dưới 15%, và giảm được 2 bậc trong bảng xếp hạng, từ thứ 5 xuống thứ 7. Trong 8 tháng đầu năm 2007, tàu biển Việt Nam bị lưu giữ đã giảm một cách đáng kể, chỉ còn 6,33%.
>>Báo động tình trạng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài
Thưa, ông đánh giá như thế nào về chất lượng tàu biển Việt Nam hiện nay?
Có thể nói ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển nước ta những năm gần đây phát triển mạnh cả về chất lẫn lượng. Điều mà 5 năm trước chúng ta khó có thể hình dung được.
Chỉ tính đến tháng 8 năm 2007, Việt Nam đã có 1.194 tàu biển với tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4,0 triệu tấn, trong đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế
Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng đã cho ra đời những con tàu lớn và hiện đại. Đội tàu của ta đã có đầy đủ các loại tàu thương mại khác nhau bao gồm cả tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu cao tốc chở khách…
Nếu như trước đây các cơ sở đóng tàu chỉ tập trung tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang… thì nay trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã xuất hiện nhiều trung tâm đóng tàu mới được bạn hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Đặc biệt, nhiều nhà máy đã cho ra đời các loại tàu chở container lên đến 1.700 TEU, tàu khách cao tốc, tàu chở dầu lên đến 105.000DWT.
Trong giai đoạn 2008 – 2010 sẽ đóng mới nhiều loại tàu với trọng tải lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt, dự kiến có thể đóng được các siêu tàu dầu trên 300.000 tấn.
Các con tàu treo cờ đỏ sao vàng ngày càng xuất hiện nhiều ở khắp các hải cảng của mọi đại dương. Đội thương thuyền Việt Nam cũng đã vươn xa đến nhiều thị trường mới như Tây Âu, Nam Mỹ, Australia, Tây Phi, Hoa Kỳ…
Ông nói chất lượng tàu biển Việt Nam được đánh giá cao, nhưng sao Việt Nam vẫn luôn nằm trong Top 10 quốc gia có tàu biển bị lưu giữ cao nhất thế giới...
Đúng là tàu Việt Nam mấy năm gần đây bị lưu giữ quá nhiều, luôn nằm trong “danh sách đen” của Tokyo MOU.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tàu của ta bị lưu giữ là do công tác sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị thường xuyên cho tàu không được thực hiện đầy đủ.
Ngoài ra, đội tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế trong thời gian qua phát triển quá nhanh, dẫn đến việc ra đời nhiều chủ tàu nhỏ, năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, điều này cũng gây không ít khó khăn cho tàu của họ.
Việc thiếu hụt sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu chạy tuyến quốc tế một cách trầm trọng khiến nhiều chủ tàu dễ dãi trong việc tuyển dụng. Nhiều sỹ quan, thuyền viên chưa thực sự có chuyên môn, nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ vẫn được sử dụng…cũng là một hạn chế cho đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hoạt động.
Chưa kể đến sự ra đời của hàng loạt cơ sở đóng tàu không đạt chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu về tàu biển quốc tế. Thêm vào đó, vẫn còn hiện tượng đăng kiểm, cảng vụ chưa kiên quyết yêu cầu khắc phục các khiếm khuyết của tàu tại các đợt giám sát kỹ thuật trước khi cấp phép hoạt động.
Sự “già nua” cũng là một trong những nguyên nhân khiến tàu Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu. Trong số 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế, có đến 151 tàu từ 30 đến 65 tuổi.
Về điều này, Cục Đăng kiểm Việt Nam cam kết sẽ kết hợp với các bên liên quan phát triển chất lượng tàu biển, giảm số lượng tàu bị lưu giữ, đưa đội tàu Việt Nam ra khỏi danh sách đen.
Thực trạng tàu bị lưu giữ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, thưa ông?
Tàu bị lưu giữ trước hết gây thiệt hại về tài chính cho mỗi chủ tàu. Tôi lấy ví dụ thế này nhé, cứ mỗi chiếc tàu bị lưu giữ sẽ mất rất nhiều khoản phí: tiền nộp phạt, tiền duy tu bảo dưỡng, sửa chữa… Đặc biệt sẽ mất một khoảng thời gian không được hoạt động.
Ngoài ra, số tàu bị lưu giữ này còn làm ảnh hưởng đến uy tín chung của đội tàu Việt Nam, ngành hàng hải Việt Nam và cao hơn nữa là ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, góp phần tạo ra rất hièu khó khăn cho các tàu biển Việt Nam hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế.
“Con sâu làm rầu nồi canh”, uy tín tàu biển Việt Nam bị giảm sút, dẫn đến việc tàu mang cờ Việt Nam sẽ bị “để ý” hơn trong quá trình hoạt động; nếu không khắc phục sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập vào các thị trường mới.
Là cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về chất lượng đối với đội tàu biển Việt Nam, Cục Đăng kiểm đang có biện pháp cụ thể gì để đưa đội tàu Việt Nam ra khỏi “danh sách đen”?
Đây là một trong những nhiệm vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đặc biệt khi chúng ta đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển.
Chúng tôi luôn chú trọng thực hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt các biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu lượng tàu bị lưu giữ, cố gắng đưa thương hiệu tàu biển Việt Nam vào “danh sách trắng”.
Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng cả một quy trình xử lý đối với tàu bị lưu giữ. Xử lý nghiêm đối với tàu bị lưu giữ và công ty có tàu bị lưu giữ. Nếu tàu nào bị lưu giữ 3 lần trong vòng 12 tháng hoặc một công ty có đến 3 tàu bị lưu giữ trong vòng 12 tháng sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận hoạt động tuyến quốc tế.
Chúng tôi sẽ thường xuyên mở các khóa tập huấn, huấn luyện cho sỹ quan, thuyền viên… cập nhật thông tin về các quy ước quốc tế một cánh nhanh nhất đến cán bộ, sỹ quan, thuyền viên tàu.
Đặc biệt là trong công tác đăng kiểm, chúng tôi đang không ngừng nâng cao chất lượng giám sát kỹ thuật, nâng cao trình độ các đăng kiểm viên.
Trong đóng mới và sửa chữa tàu, đảm bảo các tàu khi xuất xưởng tuân thủ các quy định của quy phạm và các điều ước quốc tế. Trong năm 2007 này, đã không có tàu nào bị lưu giữ do các khiếm khuyết trong đóng mới.
Tuy nhiên, để đưa được đội tàu Việt Nam ra khỏi “danh sách đen” cần phải có thời gian.
Một dấu hiệu đáng mừng là năm 2006, tỷ lệ tàu Việt Nam bị lưu giữ đã giảm xuống con số thấp nhất trong 7 năm qua, chiếm 12,08%, đạt chỉ tiêu do Bộ Giao thông vận tải đề ra là dưới 15%, và giảm được 2 bậc trong bảng xếp hạng, từ thứ 5 xuống thứ 7. Trong 8 tháng đầu năm 2007, tàu biển Việt Nam bị lưu giữ đã giảm một cách đáng kể, chỉ còn 6,33%.