Sẽ tiếp tục cho các nhà mạng giảm giá cước
Nếu các mức giảm giá cước mà nhà mạng đề xuất trên mức giá thành, thì Bộ sẽ đồng ý cho giảm
"Nếu các mức giảm giá cước mà nhà mạng đề xuất trên mức giá thành, thì Bộ sẽ đồng ý cho giảm".
Thông tin trên được ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định với VnEconomy ngày 5/7, khi mà mới đây, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – đơn vị chủ quản của hai doanh nghiệp viễn thông là VinaPhone và MobiFone đã đề nghị được tiếp tục giảm cước viễn thông.
Ông Hải cho biết, VNPT đã đề nghị Bộ cho phép giảm cước dịch vụ điện thoại di động từ 10 - 20%, theo như phương án mà VNPT đã đề nghị từ đầu năm 2010.
Cụ thể, việc đề nghị giảm cước di động đối với hai doanh nghiệp của VNPT, theo lý giải từ tập đoàn này, từ đầu năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho phép giảm cước kết nối đối với dịch vụ thông tin di động từ 10 - 15%.
Theo đó, các cuộc gọi từ 3 mạng di động đang khống chế thị phần là VinaPhone, MobiFone và Viettel, khi kết nối trực tiếp đến các mạng di động khác, mạng di động khống chế thị phần sẽ phải trả cho mạng di động khác mức cước giảm khoảng 10 - 15% so với trước đây.
Chính đó là một trong những điều kiện giúp các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế tiết kiệm được chi phí, tạo tiền đề cho việc giảm cước di động tiếp sau đó.
Ông Hải cho biết, từ đầu năm, Viettel cũng đã đề nghị Bộ được giảm cước từ 15 – 20%. Tuy nhiên, đến nay, Viettel vẫn chưa thực hiện được việc giảm cước như đề xuất, và cũng chưa cho biết vì lý do vì sao mà Bộ chưa cho phép Viettel giảm.
Còn việc mới đây, khi VNPT lại đề nghị được giảm giá cước, theo ông Hải là sau khi Bộ đưa ra thông tư 11 nhằm siết chặt tình trạng khuyến mại ồ ạt thời gian qua, nên doanh nghiệp đã tính đến phương án giảm cước để thu hút và dành ưu đãi cho khách hàng.
Thực tế, ngay từ đầu năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tính toán sẽ xây dựng và ban hành giá thành chung của các nhà mạng, trên cơ sở đó sẽ cho giảm giá cước theo đề xuất của các nhà mạng. Tuy nhiên, ông Hải cho biết, hiện bộ chưa xây dựng được giá thành chung, vì các yếu tố để xây dựng mức giá này khá phức tạp.
Vì vậy, hiện các doanh nghiệp viễn thông vẫn tính mức giá thành theo cách tính của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ căn cứ vào đó có sự xem xét và đưa ra quyết định giảm hay không giảm. “Tuy nhiên, mức giảm giá mà vẫn ở trên giá thành thì bộ sẽ cho giảm”, ông Hải khẳng định.
Dù các nhà mạng lớn được giảm cước di động sớm hay muộn thì có thể thấy rằng, sự cạnh tranh của các nhà mạng nhỏ trong “cuộc chiến” tìm kiếm thị phần còn lại vốn khó khăn lại càng trở nên khắc nghiệt hơn. Trên thị trường di động, thời gian gần đây, việc quảng cáo, tung các chương trình khuyến mại của các mạng nhỏ không còn được rầm rộ như trước.
Theo nguồn tin của VnEconomy, hiện có một nhà mạng nhỏ, nếu như trước mỗi ngày tăng hàng nghìn thuê bao thì thời gian qua, mỗi ngày cũng có hàng nghìn thuê bao đang rời mạng do chất lượng sóng không tốt, cũng như độ phủ sóng của nhà mạng, thương hiệu và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng không cạnh tranh được với các mạng lớn.
Ông Phạm Hồng Hải cũng dự báo, chuyện sáp nhập của các doanh nghiệp viễn thông nhỏ rất có thể sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn nữa.
Thông tin trên được ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định với VnEconomy ngày 5/7, khi mà mới đây, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – đơn vị chủ quản của hai doanh nghiệp viễn thông là VinaPhone và MobiFone đã đề nghị được tiếp tục giảm cước viễn thông.
Ông Hải cho biết, VNPT đã đề nghị Bộ cho phép giảm cước dịch vụ điện thoại di động từ 10 - 20%, theo như phương án mà VNPT đã đề nghị từ đầu năm 2010.
Cụ thể, việc đề nghị giảm cước di động đối với hai doanh nghiệp của VNPT, theo lý giải từ tập đoàn này, từ đầu năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho phép giảm cước kết nối đối với dịch vụ thông tin di động từ 10 - 15%.
Theo đó, các cuộc gọi từ 3 mạng di động đang khống chế thị phần là VinaPhone, MobiFone và Viettel, khi kết nối trực tiếp đến các mạng di động khác, mạng di động khống chế thị phần sẽ phải trả cho mạng di động khác mức cước giảm khoảng 10 - 15% so với trước đây.
Chính đó là một trong những điều kiện giúp các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế tiết kiệm được chi phí, tạo tiền đề cho việc giảm cước di động tiếp sau đó.
Ông Hải cho biết, từ đầu năm, Viettel cũng đã đề nghị Bộ được giảm cước từ 15 – 20%. Tuy nhiên, đến nay, Viettel vẫn chưa thực hiện được việc giảm cước như đề xuất, và cũng chưa cho biết vì lý do vì sao mà Bộ chưa cho phép Viettel giảm.
Còn việc mới đây, khi VNPT lại đề nghị được giảm giá cước, theo ông Hải là sau khi Bộ đưa ra thông tư 11 nhằm siết chặt tình trạng khuyến mại ồ ạt thời gian qua, nên doanh nghiệp đã tính đến phương án giảm cước để thu hút và dành ưu đãi cho khách hàng.
Thực tế, ngay từ đầu năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tính toán sẽ xây dựng và ban hành giá thành chung của các nhà mạng, trên cơ sở đó sẽ cho giảm giá cước theo đề xuất của các nhà mạng. Tuy nhiên, ông Hải cho biết, hiện bộ chưa xây dựng được giá thành chung, vì các yếu tố để xây dựng mức giá này khá phức tạp.
Vì vậy, hiện các doanh nghiệp viễn thông vẫn tính mức giá thành theo cách tính của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ căn cứ vào đó có sự xem xét và đưa ra quyết định giảm hay không giảm. “Tuy nhiên, mức giảm giá mà vẫn ở trên giá thành thì bộ sẽ cho giảm”, ông Hải khẳng định.
Dù các nhà mạng lớn được giảm cước di động sớm hay muộn thì có thể thấy rằng, sự cạnh tranh của các nhà mạng nhỏ trong “cuộc chiến” tìm kiếm thị phần còn lại vốn khó khăn lại càng trở nên khắc nghiệt hơn. Trên thị trường di động, thời gian gần đây, việc quảng cáo, tung các chương trình khuyến mại của các mạng nhỏ không còn được rầm rộ như trước.
Theo nguồn tin của VnEconomy, hiện có một nhà mạng nhỏ, nếu như trước mỗi ngày tăng hàng nghìn thuê bao thì thời gian qua, mỗi ngày cũng có hàng nghìn thuê bao đang rời mạng do chất lượng sóng không tốt, cũng như độ phủ sóng của nhà mạng, thương hiệu và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng không cạnh tranh được với các mạng lớn.
Ông Phạm Hồng Hải cũng dự báo, chuyện sáp nhập của các doanh nghiệp viễn thông nhỏ rất có thể sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn nữa.