Sếp ABBank: “Giải đề khó luôn là một phần thú vị”
Bối cảnh kinh doanh hiện tại được CEO trẻ của ABBank nhìn nhận ở sự khó khăn, có khắc nghiệt và cả sự thú vị
34 tuổi, tiếp nhận vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank), Phạm Duy Hiếu không xem tuổi trẻ là một hạn chế. Bối cảnh khó khăn chung lại được anh xem là cơ hội để thách thức bản thân hơn là áp lực.
Đó là hơn một năm về trước. Sự kiện trên từng thu hút sự chú ý của thị trường, bởi Phạm Duy Hiếu là một trong những CEO trẻ nhất của ngành ngân hàng.
Nhìn lại, trò chuyện với VnEconomy, Phạm Duy Hiếu chia sẻ: “Trước và sau khi trở lại ABBank, quan điểm của tôi là kinh doanh thận trọng, an toàn để hướng tới những mục tiêu xa hơn. Khi Hội đồng Quản trị ABBank mời tôi trở về, nơi mình từng làm việc, tôi tìm thấy sự đồng thuận về quan điểm kinh doanh và khi hiểu rõ tầm nhìn và các kế hoạch dài hạn của những người đứng đầu ngân hàng này, tôi thực sự bị thuyết phục”.
Khi được chọn và bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ABBank, anh có bất ngờ không?
Cũng có bất ngờ, đặc biệt là về việc Hội đồng Quản trị ABBank đã tin tưởng chọn lựa một nhân sự được cho là trẻ như tôi vào vị trí lãnh đạo quan trọng này.
Một năm trước, nhiều người chú ý sự kiện này vì anh còn rất trẻ. Bởi lâu nay làm CEO ngân hàng thường được biết đến là người thâm niên và nhiều kinh nghiệm, hay phải rất từng trải… Lúc đó anh có thấy áp lực không?
Theo tôi, đây không phải là trường hợp quá đặc biệt. Hiện nay, có nhiều ngân hàng tuyển dụng và bổ nhiệm CEO thế hệ “7X” vì lý do xuất phát từ lợi thế của thế hệ này.
Thứ nhất, những người thế hệ “7X” trở về sau có được điều kiện, cơ hội đào tạo, rèn luyện và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất về quản lý ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế.
Thứ hai, thế hệ này cũng đã bắt đầu chín về tuổi và trải nghiệm quản lý, lại đang trong giai đoạn sung sức và quyết liệt nhất trong vấn đề đổi mới, phù hợp với xu thế thời đại.
Tuy nhiên, lợi thế của thế hệ “7X” luôn song hành với áp lực, đòi hỏi tính chất trẻ nhưng không phải ở tuổi tác mà trẻ ở phong cách tiếp cận, thái độ và phương thức làm việc.
Bởi thực tế, có những CEO lớn tuổi nhưng phong cách của họ rất trẻ trung, mạnh mẽ và xông xáo trên thương trường và ngược lại có những người dù tuổi trẻ nhưng lại thận trọng quá mức cần thiết.
Với những CEO lớn tuổi có phong cách trẻ trung, mạnh mẽ và xông xáo đó, hẳn có những người anh ấn tượng và học hỏi?
Ồ, rất nhiều! Tôi không chỉ học từ những hình mẫu những lãnh đạo giỏi và khả năng đã được khẳng định qua thành công của họ. Tôi còn học được nhiều hơn từ thất bại của những người đi trước, đó là những kinh nghiệm thực sự quý báu.
Cụ thể là…
Trong tất cả những gì đã trải qua, một điều rất quan trọng tôi học được là mình phải có niềm đam mê. Bạn chỉ thực sự thành công và trở thành một trong những người giỏi nhất trong lĩnh vực bạn đang làm nếu bạn thực sự đam mê và dám theo đuổi đến cùng niềm đam mê ấy.
Nhưng cũng có thực tế là, vài năm gần đây nhân sự lãnh đạo cao cấp tại nhiều ngân hàng thay đổi chóng mặt. Theo anh, đó có là một sự khắc nghiệt?
Nhìn từ một khía cạnh có thể nói đó là một sự khắc nghiệt. Nhìn từ phía khác tôi cho rằng đây là một xu hướng.
Sức ép của thị trường trong thời điểm khó khăn này đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có rất nhiều thay đổi, và một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất từ bên ngoài đó là thay đổi người lãnh đạo. Nếu ngân hàng nào có được những thay đổi mạnh mẽ, kịp thời và hợp lý hướng tới những tiêu chuẩn quốc tế chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn, thì sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này với những tổn thương ít hơn và ngược lại.
Bạn biết đấy, đó quy luật chọn lọc tự nhiên, và tôi tin rằng thị trường luôn khách quan nhưng cũng đầy khắc nghiệt.
Với anh, nhìn lại hơn một năm điều hành ABBank, mọi cái có đúng như anh dự tính ban đầu không? Những ý tưởng và kế hoạch của anh có được truyền dẫn vào thực tế như mong muốn?
Trải nghiệm trong một năm qua tại vị trí điều hành à...
Giống như bạn là cơ trưởng của một chiếc chuyên cơ cực lớn, áp lực và trách nhiệm sẽ đè nặng. Nhưng cảm giác tất cả hệ thống cùng toàn bộ nhân viên và hành khách dưới sự điều khiển của bạn dần ổn định, tăng tốc đạt những độ cao lớn hơn, tầm nhìn của bạn sẽ mở rộng, đồng thời càng lên cao bạn lại thấy mình dường như còn rất nhỏ bé, những mục tiêu tiếp theo còn ở thật xa phía trước. Điều đó thôi thúc bạn nằm chặt tay lái tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới.
Sau một năm nhìn lại, có thể nói đây là những trải nghiệm tuyệt vời trong một giai đoạn rất đặc trưng của nhiệt huyết và đam mê và thực sự là rất khó lặp lại.
Vậy anh đánh giá như thế nào về chiếc chuyên cơ mình đang cầm lái?
Về điều này thì tôi thấy mình là người may mắn, ABBank là một hệ thống tốt, với những nhân sự có chất lượng. Nhiệm vụ của tôi là làm sao để mỗi cá nhân trong hệ thống đó phát huy được hết khả năng của mình trong một môi trường chuyên nghiệp, mà ở đó người ta có sự bổ sung, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau; điểm yếu của người này được bổ sung bằng điểm mạnh của người khác, tất cả mọi người cùng nhìn về một hướng. Và ABBank sẽ trở thành một cỗ máy mạnh mẽ, tăng tốc một cách ổn định dựa trên nền tảng là sự hợp lý và ăn khớp đến từng con ốc.
Anh nói mình là người may mắn khi tiếp nhận vị trí CEO ABBank. Nhưng có lẽ bối cảnh hoạt động, bối cảnh thị trường thì không được may mắn trong hai năm qua…
Đúng là nền kinh tế đang ở giai đoạn rất khó khăn, ngành ngân hàng như là một tấm gương phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, việc đạt được những mục tiêu như kế hoạch đã đề ra thật không hề đơn giản, đây thực sự là một “đề bài” khó cho các lãnh đạo ngành ngân hàng. Nhưng quả thực, khi một “thí sinh” đã yêu thích môn học của mình, thì việc đối đầu và giải những đề khó luôn là một phần thú vị không thể thiếu trong cuộc sống của anh ta. Tôi cũng là một người như vậy.
Trong bối cảnh đó, với vị trí CEO của ABBank anh cân bằng thế nào giữa hai mục tiêu là an toàn và lợi nhuận cao?
Câu “high risk, high return” (rủi ro cao thì lợi nhuận lớn - PV) đã trở thành kinh điển trong kinh tế học. Hai mục tiêu lợi nhuận và an toàn thường mâu thuẫn với nhau, và câu hỏi “với việc đảm bảo an toàn cần thiết cho hệ thống, thì mức lợi nhuận cao nhất có thể đạt là bao nhiêu?” luôn làm các nhà quản lý đau đầu.
Với ABBank, cổ đông và Hội đồng Quản trị luôn đặt ra những mục tiêu rất xa trong các kế hoạch dài hạn. Và để chuẩn bị cho những mục tiêu xa đó, hệ thống của chúng tôi trước hết cần phải thực sự an toàn và ổn định. Với các tiêu chuẩn chặt chẽ về đạo đức nghề nghiệp cá nhân tôi không cho phép mình đánh đổi sự an toàn của hệ thống với thành tích trong ngắn hạn.
Trong khi đó, trên thị trường các khách hàng vẫn luôn tìm kiếm sự an toàn và ổn định bên cạnh những mục tiêu tài chính khác, và họ luôn chia sẻ với khách hàng khác những đánh giá cá nhân của họ về độ an toàn của các ngân hàng. Tôi cho rằng lòng tin của khách hàng đối với hệ thống của chúng tôi là một tài sản vô cùng to lớn và mỗi một cá nhân trong hệ thống của ABBank đều phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển nó.
Phía trước, mục tiêu của anh đặt ra với ABBank như thế nào?
Mục tiêu của tôi với ABBank à? Không có gì to tát đâu. Hiện nay ABBank đang có một hệ thống ổn định với những nhân sự tốt. Mục tiêu của tôi là khai thác và thúc đẩy khả năng của từng cá nhân trong hệ thống để họ đóng góp được nhiều hơn nữa. Mỗi một sự gia tăng đóng góp của một cá nhân mặc dù nhỏ bé nhưng tổng hợp lại sẽ là lực đẩy cực mạnh giúp ABBank tăng tốc.
Sức mạnh tập thể chỉ được phát huy tối đa trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Trong đó, làm việc nhóm là một kỹ năng, với mỗi nhóm, điểm yếu của người này sẽ được hỗ trợ, bổ sung bằng điểm mạnh của người khác. Người ta thường ngưỡng mộ khả năng làm việc nhóm của người Nhật, chúng tôi không ngưỡng mộ mà sẽ làm theo họ.
Như đã chia sẻ, mục tiêu tối thượng là hệ thống ABBank sẽ tăng tốc và mạnh mẽ như một chiếc xe đua F1 dựa trên nền tảng là sự hợp lý và chặt chẽ đến từng chiếc ốc vít ăn khớp với nhau.
Còn mục tiêu với thị trường?
Trước hết bản thân mình phải tốt đã, kết quả mang lại mới bền vững được. Với tình hình thị trường như hiện nay, việc đòi hỏi về các chỉ tiêu kinh doanh cao thì đó là điều tiềm ẩn nhiều rủi ro, rất khó bền vững.
Quan điểm của tôi là ABBank phải thực sự kiện toàn được bộ máy, đội ngũ nhân sự có năng lực, khai thác đươc thế mạnh của cổ đông chiến lược, xây dựng được tên tuổi và uy tín trên thị trường. Một khi ABBank đã trở thành một tập thể hoàn thiện thì việc đạt được những con số trên thị trường chỉ là vấn đề thời gian.
Theo quan sát của tôi, các ngân hàng bạn tại thời điểm này cũng đang làm tương tự, tập trung cho việc kiện toàn hệ thống, sau giai đoạn tăng trưởng nóng vừa qua.
Còn với nền kinh tế nói chung, anh có dự tính về một triển vọng tốt hơn trong thời gian tới có thể chia sẻ không?
Tôi trông đợi thị trường sẽ hồi phục vào năm 2015. Nhưng tại thời điểm này cũng đã có một số tín hiệu, các chỉ số kinh tế vĩ mô đã bắt đầu ổn định. Nhiều khách hàng của ABBank, qua theo dõi và cảm nhận của chúng tôi, họ đã bắt đầu hoạt động trở lại, dần ổn định và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đó là hơn một năm về trước. Sự kiện trên từng thu hút sự chú ý của thị trường, bởi Phạm Duy Hiếu là một trong những CEO trẻ nhất của ngành ngân hàng.
Nhìn lại, trò chuyện với VnEconomy, Phạm Duy Hiếu chia sẻ: “Trước và sau khi trở lại ABBank, quan điểm của tôi là kinh doanh thận trọng, an toàn để hướng tới những mục tiêu xa hơn. Khi Hội đồng Quản trị ABBank mời tôi trở về, nơi mình từng làm việc, tôi tìm thấy sự đồng thuận về quan điểm kinh doanh và khi hiểu rõ tầm nhìn và các kế hoạch dài hạn của những người đứng đầu ngân hàng này, tôi thực sự bị thuyết phục”.
Khi được chọn và bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ABBank, anh có bất ngờ không?
Cũng có bất ngờ, đặc biệt là về việc Hội đồng Quản trị ABBank đã tin tưởng chọn lựa một nhân sự được cho là trẻ như tôi vào vị trí lãnh đạo quan trọng này.
Một năm trước, nhiều người chú ý sự kiện này vì anh còn rất trẻ. Bởi lâu nay làm CEO ngân hàng thường được biết đến là người thâm niên và nhiều kinh nghiệm, hay phải rất từng trải… Lúc đó anh có thấy áp lực không?
Theo tôi, đây không phải là trường hợp quá đặc biệt. Hiện nay, có nhiều ngân hàng tuyển dụng và bổ nhiệm CEO thế hệ “7X” vì lý do xuất phát từ lợi thế của thế hệ này.
Thứ nhất, những người thế hệ “7X” trở về sau có được điều kiện, cơ hội đào tạo, rèn luyện và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất về quản lý ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế.
Thứ hai, thế hệ này cũng đã bắt đầu chín về tuổi và trải nghiệm quản lý, lại đang trong giai đoạn sung sức và quyết liệt nhất trong vấn đề đổi mới, phù hợp với xu thế thời đại.
Tuy nhiên, lợi thế của thế hệ “7X” luôn song hành với áp lực, đòi hỏi tính chất trẻ nhưng không phải ở tuổi tác mà trẻ ở phong cách tiếp cận, thái độ và phương thức làm việc.
Bởi thực tế, có những CEO lớn tuổi nhưng phong cách của họ rất trẻ trung, mạnh mẽ và xông xáo trên thương trường và ngược lại có những người dù tuổi trẻ nhưng lại thận trọng quá mức cần thiết.
Với những CEO lớn tuổi có phong cách trẻ trung, mạnh mẽ và xông xáo đó, hẳn có những người anh ấn tượng và học hỏi?
Ồ, rất nhiều! Tôi không chỉ học từ những hình mẫu những lãnh đạo giỏi và khả năng đã được khẳng định qua thành công của họ. Tôi còn học được nhiều hơn từ thất bại của những người đi trước, đó là những kinh nghiệm thực sự quý báu.
Cụ thể là…
Trong tất cả những gì đã trải qua, một điều rất quan trọng tôi học được là mình phải có niềm đam mê. Bạn chỉ thực sự thành công và trở thành một trong những người giỏi nhất trong lĩnh vực bạn đang làm nếu bạn thực sự đam mê và dám theo đuổi đến cùng niềm đam mê ấy.
Nhưng cũng có thực tế là, vài năm gần đây nhân sự lãnh đạo cao cấp tại nhiều ngân hàng thay đổi chóng mặt. Theo anh, đó có là một sự khắc nghiệt?
Nhìn từ một khía cạnh có thể nói đó là một sự khắc nghiệt. Nhìn từ phía khác tôi cho rằng đây là một xu hướng.
Sức ép của thị trường trong thời điểm khó khăn này đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có rất nhiều thay đổi, và một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất từ bên ngoài đó là thay đổi người lãnh đạo. Nếu ngân hàng nào có được những thay đổi mạnh mẽ, kịp thời và hợp lý hướng tới những tiêu chuẩn quốc tế chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn, thì sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này với những tổn thương ít hơn và ngược lại.
Bạn biết đấy, đó quy luật chọn lọc tự nhiên, và tôi tin rằng thị trường luôn khách quan nhưng cũng đầy khắc nghiệt.
Với anh, nhìn lại hơn một năm điều hành ABBank, mọi cái có đúng như anh dự tính ban đầu không? Những ý tưởng và kế hoạch của anh có được truyền dẫn vào thực tế như mong muốn?
Trải nghiệm trong một năm qua tại vị trí điều hành à...
Giống như bạn là cơ trưởng của một chiếc chuyên cơ cực lớn, áp lực và trách nhiệm sẽ đè nặng. Nhưng cảm giác tất cả hệ thống cùng toàn bộ nhân viên và hành khách dưới sự điều khiển của bạn dần ổn định, tăng tốc đạt những độ cao lớn hơn, tầm nhìn của bạn sẽ mở rộng, đồng thời càng lên cao bạn lại thấy mình dường như còn rất nhỏ bé, những mục tiêu tiếp theo còn ở thật xa phía trước. Điều đó thôi thúc bạn nằm chặt tay lái tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới.
Sau một năm nhìn lại, có thể nói đây là những trải nghiệm tuyệt vời trong một giai đoạn rất đặc trưng của nhiệt huyết và đam mê và thực sự là rất khó lặp lại.
Vậy anh đánh giá như thế nào về chiếc chuyên cơ mình đang cầm lái?
Về điều này thì tôi thấy mình là người may mắn, ABBank là một hệ thống tốt, với những nhân sự có chất lượng. Nhiệm vụ của tôi là làm sao để mỗi cá nhân trong hệ thống đó phát huy được hết khả năng của mình trong một môi trường chuyên nghiệp, mà ở đó người ta có sự bổ sung, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau; điểm yếu của người này được bổ sung bằng điểm mạnh của người khác, tất cả mọi người cùng nhìn về một hướng. Và ABBank sẽ trở thành một cỗ máy mạnh mẽ, tăng tốc một cách ổn định dựa trên nền tảng là sự hợp lý và ăn khớp đến từng con ốc.
Anh nói mình là người may mắn khi tiếp nhận vị trí CEO ABBank. Nhưng có lẽ bối cảnh hoạt động, bối cảnh thị trường thì không được may mắn trong hai năm qua…
Đúng là nền kinh tế đang ở giai đoạn rất khó khăn, ngành ngân hàng như là một tấm gương phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, việc đạt được những mục tiêu như kế hoạch đã đề ra thật không hề đơn giản, đây thực sự là một “đề bài” khó cho các lãnh đạo ngành ngân hàng. Nhưng quả thực, khi một “thí sinh” đã yêu thích môn học của mình, thì việc đối đầu và giải những đề khó luôn là một phần thú vị không thể thiếu trong cuộc sống của anh ta. Tôi cũng là một người như vậy.
Trong bối cảnh đó, với vị trí CEO của ABBank anh cân bằng thế nào giữa hai mục tiêu là an toàn và lợi nhuận cao?
Câu “high risk, high return” (rủi ro cao thì lợi nhuận lớn - PV) đã trở thành kinh điển trong kinh tế học. Hai mục tiêu lợi nhuận và an toàn thường mâu thuẫn với nhau, và câu hỏi “với việc đảm bảo an toàn cần thiết cho hệ thống, thì mức lợi nhuận cao nhất có thể đạt là bao nhiêu?” luôn làm các nhà quản lý đau đầu.
Với ABBank, cổ đông và Hội đồng Quản trị luôn đặt ra những mục tiêu rất xa trong các kế hoạch dài hạn. Và để chuẩn bị cho những mục tiêu xa đó, hệ thống của chúng tôi trước hết cần phải thực sự an toàn và ổn định. Với các tiêu chuẩn chặt chẽ về đạo đức nghề nghiệp cá nhân tôi không cho phép mình đánh đổi sự an toàn của hệ thống với thành tích trong ngắn hạn.
Trong khi đó, trên thị trường các khách hàng vẫn luôn tìm kiếm sự an toàn và ổn định bên cạnh những mục tiêu tài chính khác, và họ luôn chia sẻ với khách hàng khác những đánh giá cá nhân của họ về độ an toàn của các ngân hàng. Tôi cho rằng lòng tin của khách hàng đối với hệ thống của chúng tôi là một tài sản vô cùng to lớn và mỗi một cá nhân trong hệ thống của ABBank đều phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển nó.
Phía trước, mục tiêu của anh đặt ra với ABBank như thế nào?
Mục tiêu của tôi với ABBank à? Không có gì to tát đâu. Hiện nay ABBank đang có một hệ thống ổn định với những nhân sự tốt. Mục tiêu của tôi là khai thác và thúc đẩy khả năng của từng cá nhân trong hệ thống để họ đóng góp được nhiều hơn nữa. Mỗi một sự gia tăng đóng góp của một cá nhân mặc dù nhỏ bé nhưng tổng hợp lại sẽ là lực đẩy cực mạnh giúp ABBank tăng tốc.
Sức mạnh tập thể chỉ được phát huy tối đa trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Trong đó, làm việc nhóm là một kỹ năng, với mỗi nhóm, điểm yếu của người này sẽ được hỗ trợ, bổ sung bằng điểm mạnh của người khác. Người ta thường ngưỡng mộ khả năng làm việc nhóm của người Nhật, chúng tôi không ngưỡng mộ mà sẽ làm theo họ.
Như đã chia sẻ, mục tiêu tối thượng là hệ thống ABBank sẽ tăng tốc và mạnh mẽ như một chiếc xe đua F1 dựa trên nền tảng là sự hợp lý và chặt chẽ đến từng chiếc ốc vít ăn khớp với nhau.
Còn mục tiêu với thị trường?
Trước hết bản thân mình phải tốt đã, kết quả mang lại mới bền vững được. Với tình hình thị trường như hiện nay, việc đòi hỏi về các chỉ tiêu kinh doanh cao thì đó là điều tiềm ẩn nhiều rủi ro, rất khó bền vững.
Quan điểm của tôi là ABBank phải thực sự kiện toàn được bộ máy, đội ngũ nhân sự có năng lực, khai thác đươc thế mạnh của cổ đông chiến lược, xây dựng được tên tuổi và uy tín trên thị trường. Một khi ABBank đã trở thành một tập thể hoàn thiện thì việc đạt được những con số trên thị trường chỉ là vấn đề thời gian.
Theo quan sát của tôi, các ngân hàng bạn tại thời điểm này cũng đang làm tương tự, tập trung cho việc kiện toàn hệ thống, sau giai đoạn tăng trưởng nóng vừa qua.
Còn với nền kinh tế nói chung, anh có dự tính về một triển vọng tốt hơn trong thời gian tới có thể chia sẻ không?
Tôi trông đợi thị trường sẽ hồi phục vào năm 2015. Nhưng tại thời điểm này cũng đã có một số tín hiệu, các chỉ số kinh tế vĩ mô đã bắt đầu ổn định. Nhiều khách hàng của ABBank, qua theo dõi và cảm nhận của chúng tôi, họ đã bắt đầu hoạt động trở lại, dần ổn định và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chuyên đề Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) của VnEconomy |