SHB củng cố giá trị nền tảng
Gốc vững để vươn rộng, bước đi chắc chắn là chiến lược mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đang thể hiện
Gốc vững để vươn rộng, bước đi chắc chắn. Đó là chiến lược mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đang thể hiện. Không nóng sốt ở những con số tăng trưởng, nhưng ngân hàng này tạo được sự tự tin và triển vọng cho đường dài.
Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, không quá vượt trội nhưng SHB có thể tự hào khi sở hữu những kết quả khả quan. So với mặt bằng chung của ngành, ngân hàng này có một năm thành công toàn diện.
Tổng tài sản tính đến 31/12/2010 của SHB đã đạt 51.032,9 tỷ đồng, tăng 86% so với cuối năm 2009; tổng nguồn vốn huy động tăng 82,7% so với năm 2009; lợi nhuận trước thuế sau khi trích lập đầy đủ tăng 58% so với năm 2009; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 1,9%, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 22,6%; cổ tức/vốn điều lệ bình quân là 16,8%, tăng 3,3% so với năm 2009 và cao hơn 2,3% so với kế hoạch đã đề ra.
Với cổ đông, các chỉ số tài chính cơ bản như ROE, ROA, cổ tức… tiếp tục củng cố niềm tin của họ. Bởi lẽ, đó là những con số cao hơn mức bình quân của ngành theo phân tích của một số tổ chức đầu tư. Và kết quả đó được đặt trong bối cảnh hoạt động ngân hàng trải qua một năm nhiều khó khăn.
Dĩ nhiên, yếu tố niềm tin không chỉ có ở những giá trị hiện tại, mà còn gắn chặt với triển vọng dài hạn. Với SHB, những giá trị đã và đang tạo dựng đang củng cố một nền tảng vững chắc. Gốc vững để vươn rộng, bước đi chắc chắn – chiến lược mà ngân hàng này đang thể hiện.
Năm 2010, nhiều ngân hàng thương mại chật vật với một rào cản kỹ thuật mới: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải đạt 9%. Tại SHB, tỷ lệ này là 13,8%, đạt cả tiêu chuẩn của Basel II. Chỉ số an toàn này có được sự hậu thuẫn từ kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ. Trong năm này, SHB hoàn thành bước tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng, vượt yêu cầu vốn pháp định của Nghị định 141. Đặc biệt, kế hoạch phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cũng đã thực hiện thành công ngay trong quý 1/2010, tạo sự chủ động cho bước tăng mạnh vốn lên 5.000 tỷ đồng vào tháng 4/2011.
Năng lực tài chính được củng cố, SHB trở thành một trong những ngân hàng thương mại có quy mô vốn điều lệ lớn của Việt Nam. Điều này đi cùng với vị thế và uy tín trên thị trường. Nhưng với yêu cầu nội tại, giá trị của nguồn lực đó là điều kiện để SHB chủ động đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mở rộng ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB, cũng cho biết, việc tăng vốn điều lệ đã tạo điều kiện cho SHB nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng tín dụng, đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định và công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, trong năm 2010, ngân hàng này đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống CoreBanking hiện đại tiên tiến và hệ thống công nghệ thẻ mới SmartVista, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng. Phía sau bước tiến đó là nỗ lực gia tăng lợi ích cho khách hàng - yếu tố mà ông Lê cho rằng quan trọng hơn cả trong các cấu phần của nền tảng hoạt động.
Bên cạnh đó với, mục tiêu chiến lược kinh doanh định hướng theo mô hình tập đoàn tài chính, một nền tảng vững chắc và được tăng cường sức mạnh cũng chính là nguồn lực để SHB cùng với các cổ đông lớn là Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam , Tập đoàn T&T… phát triển các công ty vệ tinh như Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Sài Gòn -Hà Nội (SHF), Công ty Bảo hiểm SHB - Vinacomin (SVIC), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Sài Gòn - Hà Nội (SHAMC), Công ty Cổ phần Bất động sản SHB (SHBLand)…
Mô hình tập đoàn này chính là triển vọng phát triển trên đường dài của SHB, trên cơ sở một gốc rễ vững chắc hôm nay.
Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, không quá vượt trội nhưng SHB có thể tự hào khi sở hữu những kết quả khả quan. So với mặt bằng chung của ngành, ngân hàng này có một năm thành công toàn diện.
Tổng tài sản tính đến 31/12/2010 của SHB đã đạt 51.032,9 tỷ đồng, tăng 86% so với cuối năm 2009; tổng nguồn vốn huy động tăng 82,7% so với năm 2009; lợi nhuận trước thuế sau khi trích lập đầy đủ tăng 58% so với năm 2009; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 1,9%, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 22,6%; cổ tức/vốn điều lệ bình quân là 16,8%, tăng 3,3% so với năm 2009 và cao hơn 2,3% so với kế hoạch đã đề ra.
Với cổ đông, các chỉ số tài chính cơ bản như ROE, ROA, cổ tức… tiếp tục củng cố niềm tin của họ. Bởi lẽ, đó là những con số cao hơn mức bình quân của ngành theo phân tích của một số tổ chức đầu tư. Và kết quả đó được đặt trong bối cảnh hoạt động ngân hàng trải qua một năm nhiều khó khăn.
Dĩ nhiên, yếu tố niềm tin không chỉ có ở những giá trị hiện tại, mà còn gắn chặt với triển vọng dài hạn. Với SHB, những giá trị đã và đang tạo dựng đang củng cố một nền tảng vững chắc. Gốc vững để vươn rộng, bước đi chắc chắn – chiến lược mà ngân hàng này đang thể hiện.
Năm 2010, nhiều ngân hàng thương mại chật vật với một rào cản kỹ thuật mới: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải đạt 9%. Tại SHB, tỷ lệ này là 13,8%, đạt cả tiêu chuẩn của Basel II. Chỉ số an toàn này có được sự hậu thuẫn từ kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ. Trong năm này, SHB hoàn thành bước tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng, vượt yêu cầu vốn pháp định của Nghị định 141. Đặc biệt, kế hoạch phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cũng đã thực hiện thành công ngay trong quý 1/2010, tạo sự chủ động cho bước tăng mạnh vốn lên 5.000 tỷ đồng vào tháng 4/2011.
Năng lực tài chính được củng cố, SHB trở thành một trong những ngân hàng thương mại có quy mô vốn điều lệ lớn của Việt Nam. Điều này đi cùng với vị thế và uy tín trên thị trường. Nhưng với yêu cầu nội tại, giá trị của nguồn lực đó là điều kiện để SHB chủ động đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mở rộng ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB, cũng cho biết, việc tăng vốn điều lệ đã tạo điều kiện cho SHB nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng tín dụng, đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định và công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, trong năm 2010, ngân hàng này đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống CoreBanking hiện đại tiên tiến và hệ thống công nghệ thẻ mới SmartVista, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng. Phía sau bước tiến đó là nỗ lực gia tăng lợi ích cho khách hàng - yếu tố mà ông Lê cho rằng quan trọng hơn cả trong các cấu phần của nền tảng hoạt động.
Bên cạnh đó với, mục tiêu chiến lược kinh doanh định hướng theo mô hình tập đoàn tài chính, một nền tảng vững chắc và được tăng cường sức mạnh cũng chính là nguồn lực để SHB cùng với các cổ đông lớn là Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam , Tập đoàn T&T… phát triển các công ty vệ tinh như Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Sài Gòn -Hà Nội (SHF), Công ty Bảo hiểm SHB - Vinacomin (SVIC), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Sài Gòn - Hà Nội (SHAMC), Công ty Cổ phần Bất động sản SHB (SHBLand)…
Mô hình tập đoàn này chính là triển vọng phát triển trên đường dài của SHB, trên cơ sở một gốc rễ vững chắc hôm nay.