SHB và HDBank trở thành đối tác tài trợ thương mại của ADB
SHB và HDBank tham gia chương trình cung cấp bảo lãnh tới 100 triệu USD mỗi năm cho tài trợ thương mại từ ADB
Ngày 2/3, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) ký thỏa thuận tham gia Chương trình Tài trợ thương mại (TFP) với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Chương trình Tài trợ thương mại của ADB bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009. Đến nay, chương trình này đã thực hiện 4.303 giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá 6,5 tỷ USD, với 9 ngân hàng đối tác ở Việt Nam.
Ông Steven Beck, Trưởng ban tài trợ thương mại của ADB, cho biết, với những thỏa thuận ký với SHB và HDBank, ADB và các ngân hàng đối tác Việt Nam mới sẽ hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng đến mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Để được lựa chọn, cả SHB và HDBank phải đảm bảo tuân thủ các chỉ số tài chính và quản trị rủi ro do ADB quy định. Điều này đã chứng minh năng lực tài chính và mức độ cam kết của hai hướng tới việc quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, cũng như tăng cường tính minh bạch trong tài chính và hoạt động.
Trước đó, ADB đã tiến hành thẩm định cả hai ngân hàng trên, và bước đầu được cấp hạn mức tài trợ thương mại ban đầu là 25 triệu USD.
Tại lễ ký thỏa thuận, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HDBank cho biết: “Tham gia vào TFP là điều kiện để HDBank nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, giúp khách hàng HDBank tiếp cận thị trường quốc tế thuận lợi hơn, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”.
Chủ tịch HDBank cũng cam kết, ngoài việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, pháp luật Việt Nam, HDBank luôn quản trị hoạt động an toàn theo quy định của ADB.
Ngoài chương trình trên, thời gian qua HDBank cũng là đầu mối được Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt là ngân hàng cho vay lại hơn 3.000 tỷ đồng vốn vay ODA từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), cho vay lại 128 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) theo chương trình hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3.
Cũng tại lễ ký, bà Ngô Thu Hà, Phó tổng giám đốc SHB, đánh giá: “Hợp tác với ADB trong chương trình này sẽ góp phần phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động tài trợ thương mại của SHB trong thời gian tới. SHB cam kết sẽ tối ưu hóa việc sử dụng hạn mức được cấp bởi ADB. Thỏa thuận vừa ký kết cũng sẽ tạo cơ hội cho SHB tiếp cận và thiết lập quan hệ giao dịch với nhiều ngân hàng trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế”.
Chương trình Tài trợ thương mại của ADB bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009. Đến nay, chương trình này đã thực hiện 4.303 giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá 6,5 tỷ USD, với 9 ngân hàng đối tác ở Việt Nam.
Ông Steven Beck, Trưởng ban tài trợ thương mại của ADB, cho biết, với những thỏa thuận ký với SHB và HDBank, ADB và các ngân hàng đối tác Việt Nam mới sẽ hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng đến mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Để được lựa chọn, cả SHB và HDBank phải đảm bảo tuân thủ các chỉ số tài chính và quản trị rủi ro do ADB quy định. Điều này đã chứng minh năng lực tài chính và mức độ cam kết của hai hướng tới việc quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, cũng như tăng cường tính minh bạch trong tài chính và hoạt động.
Trước đó, ADB đã tiến hành thẩm định cả hai ngân hàng trên, và bước đầu được cấp hạn mức tài trợ thương mại ban đầu là 25 triệu USD.
Tại lễ ký thỏa thuận, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HDBank cho biết: “Tham gia vào TFP là điều kiện để HDBank nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, giúp khách hàng HDBank tiếp cận thị trường quốc tế thuận lợi hơn, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”.
Chủ tịch HDBank cũng cam kết, ngoài việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, pháp luật Việt Nam, HDBank luôn quản trị hoạt động an toàn theo quy định của ADB.
Ngoài chương trình trên, thời gian qua HDBank cũng là đầu mối được Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt là ngân hàng cho vay lại hơn 3.000 tỷ đồng vốn vay ODA từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), cho vay lại 128 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) theo chương trình hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3.
Cũng tại lễ ký, bà Ngô Thu Hà, Phó tổng giám đốc SHB, đánh giá: “Hợp tác với ADB trong chương trình này sẽ góp phần phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động tài trợ thương mại của SHB trong thời gian tới. SHB cam kết sẽ tối ưu hóa việc sử dụng hạn mức được cấp bởi ADB. Thỏa thuận vừa ký kết cũng sẽ tạo cơ hội cho SHB tiếp cận và thiết lập quan hệ giao dịch với nhiều ngân hàng trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế”.