Siết chặt quy định thành lập trường đại học
Đã là luật thì phải có tính khả thi, được vận dụng hằng ngày trong đời sống xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục
Đã là luật thì phải có tính khả thi, được vận dụng hằng ngày trong đời sống xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, những qui định trong Luật Giáo dục hiện hành chưa làm được điều này, thậm chí cách qui định trong luật hiện nay còn tạo ra kẽ hở dẫn đến những tiêu cực. Những nội dung dự kiến bổ sung luật vẫn còn chung chung, chưa khả thi.
Đó là kiến nghị thể hiện trong hầu hết những ý kiến của các nhà khoa học, nhà giáo đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các hiệp hội tham gia cuộc tọa đàm đóng góp cho dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh cho biết, từ cách đây gần một năm, trong báo cáo giám sát về tình hình thực hiện Luật Giáo dục và hoạt động, chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, Uỷ ban đã khẳng định đang có tình trạng các trường đại học được thành lập, nâng cấp quá dễ dàng trong khi điều kiện không phù hợp.
Theo GS. Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội, tình trạng chung hiện nay là các đề án thành lập trường thường “vay, mượn” tên tuổi các giáo sư, tiến sĩ để có đủ số lượng. Phần lớn trong số họ không hề tham gia giảng dạy tại trường đó, thậm chí còn không hề biết về việc ký hợp đồng giảng dạy với trường.
“Chính tôi cũng đã vài lần phát hiện mình tự nhiên có tên ở một số trường trong khi không hề có liên hệ gì với trường”, GS Vũ Dương Ninh nói.
Đồng tình với ý kiến trên, GS. Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho rằng, chúng ta mang tiếng là mở nhiều trường đại học nhưng lại chưa đủ chỗ cho người học. Nghịch lý là quy mô trường đại học còn quá lộn xộn, trường có nhiều chuyên ngành, trường có ít chuyên ngành, có trường 1.000 sinh viên, có trường tới 30.000 sinh viên...
Theo GS Hoa, phải có quy chế ổn định quy mô trường học vì có quy mô thì mới có chất lượng. Nhưng để đảm bảo chất lượng thì phải ổn định về giảng viên cơ hữu, không nên tính giảng viên thỉnh giảng. Khi cho giấy phép thành lập trường thì chúng ta phải quy định thời gian xây dựng 3 - 4 năm, số sinh viên/giảng viên.
Thừa nhận yếu kém này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhiều trường thành lập mới, nâng cấp từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng hoặc cao đẳng lên đại học, chủ yếu là trường tư thục và trường thuộc các địa phương, chưa thực hiện đúng các cam kết khi thành lập trường.
Tại hội thảo, GS Trần Xuân Hãn, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Tôi không tán thành sửa đổi quy định giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc thành lập trường đại học liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo quốc gia, nhất là chủ trương xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực, quốc tế. Tôi được biết, đằng sau thành lập trường đại học rất nhiều tiêu cực. Nếu việc chuyển giao quyền thành lập trường từ Thủ tướng xuống Bộ trưởng thì phải xem lại”.
GS Trần Đình Long, Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị, thành lập một trường đại học cần tách làm hai bước: thành lập trường và được phép hoạt động. Nếu trường nào hợp lệ, đủ tư cách pháp nhân thì cho phép thành lập trường nhưng được phép thành lập rồi thì phải đủ các điều kiện, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất thì mới cho tuyển sinh. Theo GS Long, làm đúng như vậy thì sẽ không còn tiêu cực.
Còn theo GS Vũ Dương Ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục về điều kiện thành lập trường đại học, các yếu tố như cơ sở vật chất, đất đai... được đưa lên đầu tiên, còn đội ngũ giảng viên lại đặt ở cuối cùng.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh đề nghị, trong Luật Giáo dục phải phân biệt rõ trường tư có vụ lợi và trường tư bất vụ lợi để có chính sách khác nhau phù hợp đối với từng loại trường, tránh tình trạng cùng được hưởng ưu đãi chung như hiện nay dù nhiều trường đại học tư được thành lập và hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận rất rõ ràng.
Ông Chu Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, bản dự thảo cuối cùng sẽ trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tháng 11 tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sửa đổi, bổ sung 20 nội dung, liên quan đến 22 điều trong Luật Giáo dục 2005 và bổ sung thêm một mục gồm ba điều mới vào chương 7.
Ông Thanh nhấn mạnh, những nội dung sửa đổi, bổ sung là những quan điểm, chính sách đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, những vấn đề cấp bách, thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, những qui định trong Luật Giáo dục hiện hành chưa làm được điều này, thậm chí cách qui định trong luật hiện nay còn tạo ra kẽ hở dẫn đến những tiêu cực. Những nội dung dự kiến bổ sung luật vẫn còn chung chung, chưa khả thi.
Đó là kiến nghị thể hiện trong hầu hết những ý kiến của các nhà khoa học, nhà giáo đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các hiệp hội tham gia cuộc tọa đàm đóng góp cho dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh cho biết, từ cách đây gần một năm, trong báo cáo giám sát về tình hình thực hiện Luật Giáo dục và hoạt động, chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, Uỷ ban đã khẳng định đang có tình trạng các trường đại học được thành lập, nâng cấp quá dễ dàng trong khi điều kiện không phù hợp.
Theo GS. Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội, tình trạng chung hiện nay là các đề án thành lập trường thường “vay, mượn” tên tuổi các giáo sư, tiến sĩ để có đủ số lượng. Phần lớn trong số họ không hề tham gia giảng dạy tại trường đó, thậm chí còn không hề biết về việc ký hợp đồng giảng dạy với trường.
“Chính tôi cũng đã vài lần phát hiện mình tự nhiên có tên ở một số trường trong khi không hề có liên hệ gì với trường”, GS Vũ Dương Ninh nói.
Đồng tình với ý kiến trên, GS. Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho rằng, chúng ta mang tiếng là mở nhiều trường đại học nhưng lại chưa đủ chỗ cho người học. Nghịch lý là quy mô trường đại học còn quá lộn xộn, trường có nhiều chuyên ngành, trường có ít chuyên ngành, có trường 1.000 sinh viên, có trường tới 30.000 sinh viên...
Theo GS Hoa, phải có quy chế ổn định quy mô trường học vì có quy mô thì mới có chất lượng. Nhưng để đảm bảo chất lượng thì phải ổn định về giảng viên cơ hữu, không nên tính giảng viên thỉnh giảng. Khi cho giấy phép thành lập trường thì chúng ta phải quy định thời gian xây dựng 3 - 4 năm, số sinh viên/giảng viên.
Thừa nhận yếu kém này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhiều trường thành lập mới, nâng cấp từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng hoặc cao đẳng lên đại học, chủ yếu là trường tư thục và trường thuộc các địa phương, chưa thực hiện đúng các cam kết khi thành lập trường.
Tại hội thảo, GS Trần Xuân Hãn, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Tôi không tán thành sửa đổi quy định giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc thành lập trường đại học liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo quốc gia, nhất là chủ trương xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực, quốc tế. Tôi được biết, đằng sau thành lập trường đại học rất nhiều tiêu cực. Nếu việc chuyển giao quyền thành lập trường từ Thủ tướng xuống Bộ trưởng thì phải xem lại”.
GS Trần Đình Long, Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị, thành lập một trường đại học cần tách làm hai bước: thành lập trường và được phép hoạt động. Nếu trường nào hợp lệ, đủ tư cách pháp nhân thì cho phép thành lập trường nhưng được phép thành lập rồi thì phải đủ các điều kiện, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất thì mới cho tuyển sinh. Theo GS Long, làm đúng như vậy thì sẽ không còn tiêu cực.
Còn theo GS Vũ Dương Ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục về điều kiện thành lập trường đại học, các yếu tố như cơ sở vật chất, đất đai... được đưa lên đầu tiên, còn đội ngũ giảng viên lại đặt ở cuối cùng.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh đề nghị, trong Luật Giáo dục phải phân biệt rõ trường tư có vụ lợi và trường tư bất vụ lợi để có chính sách khác nhau phù hợp đối với từng loại trường, tránh tình trạng cùng được hưởng ưu đãi chung như hiện nay dù nhiều trường đại học tư được thành lập và hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận rất rõ ràng.
Ông Chu Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, bản dự thảo cuối cùng sẽ trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tháng 11 tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sửa đổi, bổ sung 20 nội dung, liên quan đến 22 điều trong Luật Giáo dục 2005 và bổ sung thêm một mục gồm ba điều mới vào chương 7.
Ông Thanh nhấn mạnh, những nội dung sửa đổi, bổ sung là những quan điểm, chính sách đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, những vấn đề cấp bách, thực sự cần thiết.