Siêu lạm phát “buông tha” Zimbabwe
Giới phân tích cho rằng, “cái chết” của đồng Đôla Zimbabwe thực sự đã giúp cho việc đẩy lùi siêu lạm phát tại quốc gia này
Tình trạng lạm phát tại Zimbabwe đang hạ nhiệt nhanh chóng nhờ giá cả thực phẩm và các loại đồ uống có cồn giảm xuống. Đây cũng là kết quả của việc đồng nội tệ của quốc gia châu Phi này bị loại hoàn toàn khỏi lưu thông.
Theo Cơ quan Thống kê Trung ương Zimbabwe (CSO), giá cả ở nước này trong tháng 8 đã tăng 0,4% so với tháng 7. Trong tháng 7, tốc độ lạm phát ở Zimbabwe là 1% so với tháng trước đó.
Đây được xem là những bằng chứng mới nhất cho thấy Zimbabwe đã thoát khỏi tình trạng siêu lạm phát của năm 2008. Tuy nhiên, CSO vẫn chưa chịu công bố số liệu lạm phát so với cùng kỳ năm trước.
Vào năm ngoái, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước tại Zimbabwe lên tới 231 triệu %, đẩy nền kinh tế vào tình trạng sụp đổ. Từ đó, CSO đã ngừng công bố tỷ lệ lạm phát hàng năm.
Chính phủ liên hiệp thành lập vào tháng 2 vừa qua của Zimbabwe đã bắt đầu khởi động những nỗ lực nhằm đưa nền kinh tế phục hồi và đưa lạm phát về trong tầm kiểm soát.
Một trong những quyết định đầu tiên của Chính phủ này là cho phép người dân dùng ngoại tệ. Trên thực tế, quyết định này đã loại đồng Đôla Zimbabwe - đồng tiền vốn bị xem là đã trở nên vô giá trị vì siêu lạm phát - ra khỏi lưu thông. Giới phân tích cho rằng, “cái chết” của đồng Đôla Zimbabwe thực sự đã giúp cho việc đẩy lùi siêu lạm phát tại quốc gia này.
Đầu tháng 9 này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố sẽ cho Zimbabwe vay 400 triệu USD để tăng cường dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, căng thẳng chính trị tại Zimbabwe hiện vẫn đang tồn tại giữa đảng Zanu-PF của Tổng thống Robert Mugabe và đảng Phong trào thay đổi dân chủ của Thủ tướng Morgan Tsvangirai. Ông Tsvangirai cho biết, các thành viên của đảng ông vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng bạo lực và những lời hăm dọa.
Các nhà bình luận cho rằng, sự bất ổn chính trị này sẽ còn tiếp tục cản trở những dòng vốn đầu tư nước ngoài muốn chảy vào Zimbabwe - nguồn tài chính mà nền kinh tế nước này đang vô cùng cần tới.
(Theo BBC)
Theo Cơ quan Thống kê Trung ương Zimbabwe (CSO), giá cả ở nước này trong tháng 8 đã tăng 0,4% so với tháng 7. Trong tháng 7, tốc độ lạm phát ở Zimbabwe là 1% so với tháng trước đó.
Đây được xem là những bằng chứng mới nhất cho thấy Zimbabwe đã thoát khỏi tình trạng siêu lạm phát của năm 2008. Tuy nhiên, CSO vẫn chưa chịu công bố số liệu lạm phát so với cùng kỳ năm trước.
Vào năm ngoái, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước tại Zimbabwe lên tới 231 triệu %, đẩy nền kinh tế vào tình trạng sụp đổ. Từ đó, CSO đã ngừng công bố tỷ lệ lạm phát hàng năm.
Chính phủ liên hiệp thành lập vào tháng 2 vừa qua của Zimbabwe đã bắt đầu khởi động những nỗ lực nhằm đưa nền kinh tế phục hồi và đưa lạm phát về trong tầm kiểm soát.
Một trong những quyết định đầu tiên của Chính phủ này là cho phép người dân dùng ngoại tệ. Trên thực tế, quyết định này đã loại đồng Đôla Zimbabwe - đồng tiền vốn bị xem là đã trở nên vô giá trị vì siêu lạm phát - ra khỏi lưu thông. Giới phân tích cho rằng, “cái chết” của đồng Đôla Zimbabwe thực sự đã giúp cho việc đẩy lùi siêu lạm phát tại quốc gia này.
Đầu tháng 9 này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố sẽ cho Zimbabwe vay 400 triệu USD để tăng cường dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, căng thẳng chính trị tại Zimbabwe hiện vẫn đang tồn tại giữa đảng Zanu-PF của Tổng thống Robert Mugabe và đảng Phong trào thay đổi dân chủ của Thủ tướng Morgan Tsvangirai. Ông Tsvangirai cho biết, các thành viên của đảng ông vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng bạo lực và những lời hăm dọa.
Các nhà bình luận cho rằng, sự bất ổn chính trị này sẽ còn tiếp tục cản trở những dòng vốn đầu tư nước ngoài muốn chảy vào Zimbabwe - nguồn tài chính mà nền kinh tế nước này đang vô cùng cần tới.
(Theo BBC)