Siêu máy tính “báo đốm” Mỹ chính thức bị hạ bệ
Siêu máy tính “báo đốm” Jaguar Cray XT5 chính thức mất ngôi vô địch thế giới về tốc độ, trước đối thủ Tianhe-1A của Trung Quốc
“Báo đốm” Jaguar Cray XT5 chính thức mất ngôi vô địch thế giới, khi các chuyên gia nghiên cứu của Mỹ và châu Âu hôm 14/11 công bố top 500 siêu máy tính có tốc độ nhanh nhất thế giới.
Siêu máy tính Jaguar Cray XT5 được đặt tại Trung tâm điện toán Oak Ridge thuộc Bộ Năng lượng (Mỹ), từng đứng đầu thế giới suốt một năm qua, đã buộc phải nhường ngôi vương cho Tianhe-1A của Trung Quốc.
Được chế tạo tại Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thiên Tân, Tianhe-1A đứng đầu bảng xếp hạng nhờ đạt tốc độ xử lý lên tới 2,67 petaflop, tương đương 2,67 triệu tỷ phép tính một giây, nhanh gấp 1,4 lần “báo đốm”.
Hiện Tianhe-1A đang được Cục khí tượng Thiên Tân và Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc bắt đầu sử dụng thử nghiệm.
"Điều này đã được đoán trước. Những gì Trung Quốc làm là khai thác sức mạnh của các bộ vi xử lý đồ họa (GPU) nhằm tăng tốc cho hệ thống Tianhe-1A", Bill Gropp, giáo sư khoa học máy tính thuộc trường Đại học Illinois Urbana-Champagne, nhận xét.
Siêu máy tính Tianhe-1A của Trung Quốc.
Điều đáng chú ý trong top 500 lần này là ngôi vị thứ 3 cũng thuộc về một “cỗ máy” do Trung Quốc chế tạo với tên gọi Nebulae, với tốc độ xử lý 1,27 petaflop.
Theo chuyên gia Jack Dongarra thuộc trường Đại học Tennétxy, thành công này của Trung Quốc cho thấy, trong tương lai không xa, quốc gia này sẽ sánh ngang tầm với Mỹ về lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý.
Tuy nhiên, giáo sư Charlie Zender thuộc trường Đại học California (Mỹ), lại cho rằng Tianhe-1A chỉ là một hệ thống Linux được xây dựng từ các sản phẩm của Mỹ, cụ thể là Intel và Nvidia.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ mất ngôi vị số một trong lĩnh vực tin học vào tay một nước châu Á. Năm 2002, Nhật Bản đã chế tạo thành công một máy tính chạy nhanh hơn tốc độ xử lý cùng lúc của 20 máy tính hàng đầu nước Mỹ.
Các siêu máy tính được sử dụng trong các công việc phức tạp như xây dựng các hệ thống thời tiết, tái tạo các vụ nổ hạt nhân hay thiết kế các máy bay phản lực.
Xét về số lượng siêu máy tính theo khảo sát của top 500, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới. Đứng thứ 2 là Trung Quốc với 42 hệ thống siêu máy tính. Theo đó, Trung Quốc hiện còn đứng trên cả Nhật Bản, Pháp, Đức và Anh.
Siêu máy tính Jaguar Cray XT5 được đặt tại Trung tâm điện toán Oak Ridge thuộc Bộ Năng lượng (Mỹ), từng đứng đầu thế giới suốt một năm qua, đã buộc phải nhường ngôi vương cho Tianhe-1A của Trung Quốc.
Được chế tạo tại Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thiên Tân, Tianhe-1A đứng đầu bảng xếp hạng nhờ đạt tốc độ xử lý lên tới 2,67 petaflop, tương đương 2,67 triệu tỷ phép tính một giây, nhanh gấp 1,4 lần “báo đốm”.
Hiện Tianhe-1A đang được Cục khí tượng Thiên Tân và Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc bắt đầu sử dụng thử nghiệm.
"Điều này đã được đoán trước. Những gì Trung Quốc làm là khai thác sức mạnh của các bộ vi xử lý đồ họa (GPU) nhằm tăng tốc cho hệ thống Tianhe-1A", Bill Gropp, giáo sư khoa học máy tính thuộc trường Đại học Illinois Urbana-Champagne, nhận xét.
Siêu máy tính Tianhe-1A của Trung Quốc.
Điều đáng chú ý trong top 500 lần này là ngôi vị thứ 3 cũng thuộc về một “cỗ máy” do Trung Quốc chế tạo với tên gọi Nebulae, với tốc độ xử lý 1,27 petaflop.
Theo chuyên gia Jack Dongarra thuộc trường Đại học Tennétxy, thành công này của Trung Quốc cho thấy, trong tương lai không xa, quốc gia này sẽ sánh ngang tầm với Mỹ về lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý.
Tuy nhiên, giáo sư Charlie Zender thuộc trường Đại học California (Mỹ), lại cho rằng Tianhe-1A chỉ là một hệ thống Linux được xây dựng từ các sản phẩm của Mỹ, cụ thể là Intel và Nvidia.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ mất ngôi vị số một trong lĩnh vực tin học vào tay một nước châu Á. Năm 2002, Nhật Bản đã chế tạo thành công một máy tính chạy nhanh hơn tốc độ xử lý cùng lúc của 20 máy tính hàng đầu nước Mỹ.
Các siêu máy tính được sử dụng trong các công việc phức tạp như xây dựng các hệ thống thời tiết, tái tạo các vụ nổ hạt nhân hay thiết kế các máy bay phản lực.
Xét về số lượng siêu máy tính theo khảo sát của top 500, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới. Đứng thứ 2 là Trung Quốc với 42 hệ thống siêu máy tính. Theo đó, Trung Quốc hiện còn đứng trên cả Nhật Bản, Pháp, Đức và Anh.