“Điểm mặt” 5 siêu máy tính hàng đầu thế giới
Với kết quả nghiên cứu được công bố hôm 28/10, khả năng Tianhe-1 đã soán ngôn đầu top 500 siêu máy tính của thế giới
Với kết quả nghiên cứu được công bố hôm 28/10 vừa qua, khả năng siêu máy tính Tianhe-1 của Trung Quốc đã vượt lên dẫn đầu trong top 500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Mặc dù, danh sách chính thức sẽ được công bố sau hội nghị siêu máy tính SC10, diễn ra trong thời gian từ 10 – 13/11 tới tại Mỹ, nhưng tạm thời cũng có thể liệt kê ra 5 siêu máy tính hàng đầu hiện nay xét về tốc độ xử lý.
1. Tianhe-1
Hệ thống Tianhe-1 được trang bị tới 7.168 bộ vi xử lý đồ họa (GPU) Tesla M2050 của Nvidia. Mỗi bộ GPU này có tới 448 lõi xử lý. Ngoài ra, chúng còn được trang bị tới 14.336 bộ CPU Xeon lõi 6 của Intel.
Siêu máy tính Tianhe-1, có tốc độ xử lý 2,5 Petaflop/giây, tương đương 2,5 triệu tỷ phép tính mỗi giây, hiện là máy tính nhanh nhất ở Trung Quốc.
Tốc độ này của Tianhe-1 nhanh gấp 1,4 lần so với siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay của Mỹ là Cray XT5 Jaguar đang được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge ở Tennessee.
2. “Báo đốm” XT5 Jaguar
XT5 Jaguar mới dành được chức vô địch có 1 năm, sau 3 lần công phá bức tường thành vững chắc do siêu máy tính Roadrunner của IBM xác lập.
Được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, bang Tennessee (Mỹ), cựu vương “báo đốm” đã được nâng cấp từ các bộ vi xử lý lõi tứ lên lõi sáu, CPU Opteron.
Nhờ đó, sức mạnh xử lý tối đa của XT5 đạt đến 2,3 Petaflop/giây, và tốc độ đo được bằng Linpack benchmark là 1,75 Petaflop/giây, vượt xa tốc độ 1,042 Petaflop/giây của IBM Roadrunner.
3. “Gà lôi” Roadrunner
Siêu máy tính từng được mệnh danh là “tượng đài vững chắc” này là của IBM, được đặt ở Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ). Siêu máy tính này đã giữ vị trí số 1 từ tháng 6/2008 cho tới khi bị “báo đốm” truất ngôi.
IBM Roadrunner đạt tốc độ vận hành 1,042 Petaflop/giây. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 6/2008, đây là con số đáng nể vì là lần đầu tiên siêu máy tính phá rào giới hạn tốc độ petaflop đồng thời khẳng định vị trí thống trị của IBM trên danh sách Top 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới.
4. “Bạch tuộc” Kraken
Siêu máy tính gồm 16.000 bộ vi xử lý lõi sáu 2,6 GHz, vốn đứng thứ 3 trong top 500 công bố tháng 11 năm ngoái, có thể sẽ tụt xuống vị trí thứ 4 trước sự trỗi dậy của Tianhe-1.
Kraken cũng là một phiên bản Cray XT5, thuộc Học viện quốc gia về khoa học máy tính, thuộc trường Đại học Tennessee (Mỹ). Tốc độ xử lý của Kraken đạt 832 teraflop/giây (1 petaflop = 1.024 teraflop).
Cray XT5 Kraken được sử dụng làm việc trên những vấn đề quan trọng nhất như sự hình thành các giải ngân hà, biến đổi khí hậu, sinh học và nhiều khoa học khác.
5. BlueGene/P
Thêm một siêu máy tính nữa của IBM. BlueGene/P xếp thứ 4 ở danh sách cũ, năm nay có khả năng sẽ xuống vị trí số 5 với tốc độ 825,5 teraflop/giây.
BlueGene/P được trang bị 294.912 bộ vi xử lý được kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng quang học tốc độ cao. BlueGene/P đã được triển khai lắp đặt sử dụng tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ có trụ sở tại bang Illinois.
Siêu máy tính này được sử dụng để tạo ra các môi trường giải lập phức tạp nhằm nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cao từ vật lý hạt nhân cho đến công nghệ nano.
*Trong 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới được công bố hồi tháng 11/2009, 277 hệ thống là của Mỹ, châu Âu chiếm 153 và số còn lại là của châu Á.
Các siêu máy tính được sử dụng trong những công việc phức tạp như xây dựng các hệ thống thời tiết, tái tạo các vụ nổ hạt nhân và thiết kế các máy bay phản lực.
Mặc dù, danh sách chính thức sẽ được công bố sau hội nghị siêu máy tính SC10, diễn ra trong thời gian từ 10 – 13/11 tới tại Mỹ, nhưng tạm thời cũng có thể liệt kê ra 5 siêu máy tính hàng đầu hiện nay xét về tốc độ xử lý.
1. Tianhe-1
Hệ thống Tianhe-1 được trang bị tới 7.168 bộ vi xử lý đồ họa (GPU) Tesla M2050 của Nvidia. Mỗi bộ GPU này có tới 448 lõi xử lý. Ngoài ra, chúng còn được trang bị tới 14.336 bộ CPU Xeon lõi 6 của Intel.
Siêu máy tính Tianhe-1, có tốc độ xử lý 2,5 Petaflop/giây, tương đương 2,5 triệu tỷ phép tính mỗi giây, hiện là máy tính nhanh nhất ở Trung Quốc.
Tốc độ này của Tianhe-1 nhanh gấp 1,4 lần so với siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay của Mỹ là Cray XT5 Jaguar đang được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge ở Tennessee.
2. “Báo đốm” XT5 Jaguar
XT5 Jaguar mới dành được chức vô địch có 1 năm, sau 3 lần công phá bức tường thành vững chắc do siêu máy tính Roadrunner của IBM xác lập.
Được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, bang Tennessee (Mỹ), cựu vương “báo đốm” đã được nâng cấp từ các bộ vi xử lý lõi tứ lên lõi sáu, CPU Opteron.
Nhờ đó, sức mạnh xử lý tối đa của XT5 đạt đến 2,3 Petaflop/giây, và tốc độ đo được bằng Linpack benchmark là 1,75 Petaflop/giây, vượt xa tốc độ 1,042 Petaflop/giây của IBM Roadrunner.
3. “Gà lôi” Roadrunner
Siêu máy tính từng được mệnh danh là “tượng đài vững chắc” này là của IBM, được đặt ở Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ). Siêu máy tính này đã giữ vị trí số 1 từ tháng 6/2008 cho tới khi bị “báo đốm” truất ngôi.
IBM Roadrunner đạt tốc độ vận hành 1,042 Petaflop/giây. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 6/2008, đây là con số đáng nể vì là lần đầu tiên siêu máy tính phá rào giới hạn tốc độ petaflop đồng thời khẳng định vị trí thống trị của IBM trên danh sách Top 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới.
4. “Bạch tuộc” Kraken
Siêu máy tính gồm 16.000 bộ vi xử lý lõi sáu 2,6 GHz, vốn đứng thứ 3 trong top 500 công bố tháng 11 năm ngoái, có thể sẽ tụt xuống vị trí thứ 4 trước sự trỗi dậy của Tianhe-1.
Kraken cũng là một phiên bản Cray XT5, thuộc Học viện quốc gia về khoa học máy tính, thuộc trường Đại học Tennessee (Mỹ). Tốc độ xử lý của Kraken đạt 832 teraflop/giây (1 petaflop = 1.024 teraflop).
Cray XT5 Kraken được sử dụng làm việc trên những vấn đề quan trọng nhất như sự hình thành các giải ngân hà, biến đổi khí hậu, sinh học và nhiều khoa học khác.
5. BlueGene/P
Thêm một siêu máy tính nữa của IBM. BlueGene/P xếp thứ 4 ở danh sách cũ, năm nay có khả năng sẽ xuống vị trí số 5 với tốc độ 825,5 teraflop/giây.
BlueGene/P được trang bị 294.912 bộ vi xử lý được kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng quang học tốc độ cao. BlueGene/P đã được triển khai lắp đặt sử dụng tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ có trụ sở tại bang Illinois.
Siêu máy tính này được sử dụng để tạo ra các môi trường giải lập phức tạp nhằm nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cao từ vật lý hạt nhân cho đến công nghệ nano.
*Trong 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới được công bố hồi tháng 11/2009, 277 hệ thống là của Mỹ, châu Âu chiếm 153 và số còn lại là của châu Á.
Các siêu máy tính được sử dụng trong những công việc phức tạp như xây dựng các hệ thống thời tiết, tái tạo các vụ nổ hạt nhân và thiết kế các máy bay phản lực.