Singapore Standard và câu chuyện chuẩn hóa chất lượng
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề này lại phụ thuộc nhiều yếu tố, từ con người, kỹ thuật, nguyên liệu, máy móc, quy trình và công nghệ sản xuất… Đây chính là lý do các hệ thống quản lý chất lượng ra đời để làm sao giảm thiểu tối đa rủi ro về chất lượng.
Trên thực tế, mặc dù các doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ sản xuất hoàn toàn bằng máy móc, dù là công nghệ hiện đại và và tinh vi đến mức nào… nhưng vẫn có thể rủi ro về chất lượng, đặc biệt là đối với những ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thực phẩm, dược phẩm…
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp áp dụng các phương pháp quản trị chất lượng thì sẽ có cách thức xử lý khi xảy ra sự cố lỗi sản phẩm cũng như trách nhiệm và thể hiện cái tâm của nhà sản xuất đối với khách hàng.
Trao đổi về vấn đề này, ông Henry Trịnh, đại diện của tổ chức Singapore Standard tại Việt Nam cho rằng trong quy trình sản xuất, nếu sản phẩm bị lỗi chất lượng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng thì chắc chắn có ít nhất một yếu tố quy trình quản lý chất lượng có vấn đề. Khi đó, người tiêu dùng có quyền lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình, không sử dụng sản phẩm, thậm chí kiện ra tòa nếu có bằng chứng gây ảnh hưởng sức khỏe.
Ngược lại, người tiêu dùng cũng nên có cái nhìn khách quan về các ngành sản xuất, cũng như sản phẩm bị lỗi và cách thức nhà sản xuất phải thu hồi sản phẩm để bày tỏ thái độ phù hợp giúp doanh nghiệp có cơ hội khắc phục sự cố.
Vẫn theo ông Henry Trịnh, ở nước ngoài, khi xảy ra sự cố chất lượng thì các bên sẽ công khai, nhà sản xuất và cơ quan chức năng phải có trách nhiệm công bố và thực thi các biện pháp khắc phục sự cố, trong nhiều trường hợp sẽ thu hồi sản phẩm. Trong khi đó, ở Việt Nam thì phần lớn còn tồn tại tâm lý né tránh và giấu giếm, dẫn đến nhiều câu chuyện đáng tiếc như đã xảy ra.
Với việc đưa ra bộ tiêu chí “Good Product” - “Good Service” - “Safe Food” (sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, thực phẩm an toàn, hiện tại hệ thống quản lý chất lượng Singapore Standard đã trở thành sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Mặc dù chỉ mới có mặt tại Việt Nam trong thời gian ngắn, song theo ông Henry Trịnh, hệ thống này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện tại, Singapore Standard là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ giám định chất lượng theo tiêu chuẩn của Singagpore - tiêu chuẩn về chất lượng của một quốc gia phát triển hàng đầu khu vực ASEAN và thế giới. Đáng chú ý là hiện nay, tổ chức này đang cung cấp dịch vụ bảo chứng sản phẩm đầu cuối trong khi các tổ chức khác tại Việt Nam chỉ chứng nhận về việc áp dụng các hệ thống quy trình chất lượng.
“Ở khía cạnh người tiêu dùng, họ không quan tâm tới quá trình, họ chỉ cần quan tâm tới kết quả. Nhà sản xuất và người tiêu dùng đều có lợi ích rất lớn từ việc đạt các tiêu chuẩn này. Đối với người người tiêu dùng, điều này sẽ giúp họ nhận biết các sản phẩm hay dịch vụ có thực sự tốt hay không thông qua các chứng nhận và bằng các quy trình khám xét - kiểm nghiệm chất lượng thật sự của sản phẩm theo định kỳ tại các phòng kiểm nghiệm tại Việt Nam và Singapore, chứ không đơn thuần chỉ là các cuộc bình chọn bình bầu hiện vẫn đang áp dụng”, ông Henry Trịnh giải thích thêm.
Trên thực tế, mặc dù các doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ sản xuất hoàn toàn bằng máy móc, dù là công nghệ hiện đại và và tinh vi đến mức nào… nhưng vẫn có thể rủi ro về chất lượng, đặc biệt là đối với những ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thực phẩm, dược phẩm…
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp áp dụng các phương pháp quản trị chất lượng thì sẽ có cách thức xử lý khi xảy ra sự cố lỗi sản phẩm cũng như trách nhiệm và thể hiện cái tâm của nhà sản xuất đối với khách hàng.
Trao đổi về vấn đề này, ông Henry Trịnh, đại diện của tổ chức Singapore Standard tại Việt Nam cho rằng trong quy trình sản xuất, nếu sản phẩm bị lỗi chất lượng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng thì chắc chắn có ít nhất một yếu tố quy trình quản lý chất lượng có vấn đề. Khi đó, người tiêu dùng có quyền lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình, không sử dụng sản phẩm, thậm chí kiện ra tòa nếu có bằng chứng gây ảnh hưởng sức khỏe.
Ngược lại, người tiêu dùng cũng nên có cái nhìn khách quan về các ngành sản xuất, cũng như sản phẩm bị lỗi và cách thức nhà sản xuất phải thu hồi sản phẩm để bày tỏ thái độ phù hợp giúp doanh nghiệp có cơ hội khắc phục sự cố.
Vẫn theo ông Henry Trịnh, ở nước ngoài, khi xảy ra sự cố chất lượng thì các bên sẽ công khai, nhà sản xuất và cơ quan chức năng phải có trách nhiệm công bố và thực thi các biện pháp khắc phục sự cố, trong nhiều trường hợp sẽ thu hồi sản phẩm. Trong khi đó, ở Việt Nam thì phần lớn còn tồn tại tâm lý né tránh và giấu giếm, dẫn đến nhiều câu chuyện đáng tiếc như đã xảy ra.
Với việc đưa ra bộ tiêu chí “Good Product” - “Good Service” - “Safe Food” (sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, thực phẩm an toàn, hiện tại hệ thống quản lý chất lượng Singapore Standard đã trở thành sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Mặc dù chỉ mới có mặt tại Việt Nam trong thời gian ngắn, song theo ông Henry Trịnh, hệ thống này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện tại, Singapore Standard là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ giám định chất lượng theo tiêu chuẩn của Singagpore - tiêu chuẩn về chất lượng của một quốc gia phát triển hàng đầu khu vực ASEAN và thế giới. Đáng chú ý là hiện nay, tổ chức này đang cung cấp dịch vụ bảo chứng sản phẩm đầu cuối trong khi các tổ chức khác tại Việt Nam chỉ chứng nhận về việc áp dụng các hệ thống quy trình chất lượng.
“Ở khía cạnh người tiêu dùng, họ không quan tâm tới quá trình, họ chỉ cần quan tâm tới kết quả. Nhà sản xuất và người tiêu dùng đều có lợi ích rất lớn từ việc đạt các tiêu chuẩn này. Đối với người người tiêu dùng, điều này sẽ giúp họ nhận biết các sản phẩm hay dịch vụ có thực sự tốt hay không thông qua các chứng nhận và bằng các quy trình khám xét - kiểm nghiệm chất lượng thật sự của sản phẩm theo định kỳ tại các phòng kiểm nghiệm tại Việt Nam và Singapore, chứ không đơn thuần chỉ là các cuộc bình chọn bình bầu hiện vẫn đang áp dụng”, ông Henry Trịnh giải thích thêm.