Smartphone đẩy doanh nghiệp vào cuộc đua khốc liệt
Điện thoại thông minh (smartphone) và ứng dụng di động khiến các ngành truyền thống vật lộn để thích nghi
Khi Francisco González bắt đầu công việc kỹ sư phần mềm tại IBM trong những năm 1960, thế giới công nghệ và các ngân hàng bán lẻ chẳng có gì liên quan đến nhau.
Nhưng ngày nay, ông González - hiện là tổng giám đốc của ngân hàng cỡ lớn BBVA của Tây Ban Nha, đang phải cạnh tranh khốc liệt với những công ty công nghệ khổng lồ của Thung lũng Silicon. Và lĩnh vực mà trận chiến ông đang diễn ra căng thẳng là điện thoại thông minh.
Theo The New York Times, điện thoại thông minh và ứng dụng di động đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong các ngành truyền thống. Giới lãnh đạo của các công ty này biết rằng nếu họ tham gia đầu tư vào công nghệ, sản phẩm của họ sẽ dễ tiếp cận khách hàng, những người có cuộc sống ngày càng gắn với công nghệ.
Tại Đại hội Di động thế giới hồi tuần trước ở Barcelona, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp trong các ngành truyền thống như BBVA, Ford Motor hay hãng sản xuất trang phục thể thao Under Armour có mặt cùng những tập đoàn công nghệ khổng lồ và các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp.
Với trường hợp của ông González, ngân hàng của ông hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Google và Apple, với các dịch vụ thanh toán bằng điện thoại thông minh. Các ngân hàng điện tử kiểu này cho phép mở tài khoản trực tuyến không thu phí. Các công ty công nghệ mới khởi nghiệp ở London hay New York thì cung cấp các sản phẩm tài chính vốn là độc quyền của ngân hàng truyền thống như cho vay vốn và quản lý tài sản.
“Chỉ trong một vài năm tới, sẽ có cả một đội ngũ đối thủ mới. Không có ngành nào không có sự tham dự của thế giới công nghệ,” ông González nhận định.
Thách thức đối với các ngành truyền thống hiện nay là làm thế nào cung ứng dịch vụ di động theo nhu cầu khách hàng trước khi các doanh nghiệp mới khởi nghiệp và tập đoàn công nghệ như Google và Facebook kịp chiếm lĩnh thị trường.
Họ học được bài học xương máu từ việc Uber làm biến đổi hoàn toàn ngành taxi, hay Airbnb, dịch vụ cho thuê lại chỗ ở trực tuyến, tạo cơ hội cho tất cả người có nhà ở cạnh tranh với các khách sạn truyền thống trong việc cung cấp chỗ ở với giá phải chăng.
Trong bối cảnh những tiến bộ trong lĩnh vực điện toán đám mây, tức dữ liệu được lưu trữ và trích xuất từ Internet, giúp việc xây dựng một công ty ngày càng ít tốn kém, thì các doanh nghiệp lớn buộc phải suy tính lại cách thức vận hành. Nếu không, chẳng mấy chốc họ sẽ mất chỗ đứng trên thị trường.
“Nhiều ngành thay đổi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Những doanh nghiệp trong các ngành này cần “tái phát minh" chính mình,” ông Hans Vestberg, tổng giám đốc Ericsson nhận định.
Tất nhiên đây không phải là lần đầu tiên công nghệ mới khiến các ngành truyền thống phải vật lộn để thích nghi.
Trong những năm 1990, các công ty như Amazon khiến các hiệu ssách kiểu cổ điển điêu đứng, vì không cạnh tranh được về giá cả và đầu mục sách. Bắt đầu hoạt động từ năm 2003, iTunes của Apple đặt đấu chấm hết cho các cửa hiệu băng đĩa. Và dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix cũng khiến các đối thủ trong lĩnh vực cho thuê phim truyền thống như Blockbuster gặp khó khăn.
Nhưng sự phát triển nhanh chóng của điện thoại thông minh và ứng dụng điện thoại đang đẩy tốc độ biến đổi của các ngành đến mức chóng mặt.
Trong những năm gần đây, giá thiết bị di động giảm nhanh chóng, giúp người dân ở các nước phát triển cũng như đang phát triển dễ dàng mua điện thoại thông minh, với giá một số loại điện thoại chỉ khoảng 25 USD. Điều này giúp hàng tỷ người có thể tiếp cận Internet từ di động.
Doanh nghiệp, dù truyền thống hay là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, đều có thể tăng trưởng phi mã nếu biết tận dụng công nghệ di động.
Ví dụ, Uber - công ty cung ứng dịch vụ kết nối tài xế taxi và hành khách tại 250 thành phố khắp thế giới bằng điện thoại thông minh, hiện được định giá 40 tỷ đôla, dù mới được thành lập năm 2009. Mức giá này gần gấp đôi giá trị của Google khi công ty này bắt đầu niêm yết trên sàn Nasdaq năm 2004.
Doanh nghiệp trong các ngành truyền thống đang ráo riết nghiên cứu các ứng dụng để tránh kết cục như Nokia. Trước kế hoạch tham gia thị trường ôtô của Google và Apple, Ford dự kiến đưa ra các ứng dụng điện thoại cho phép lái xe theo dõi thời tiết và quản lý hoạt động trên xe.
Hãng thời trang thể thao Under Armour kết hợp với HTC của Đài Loan nghiên cứu đồng hồ thông minh cho phép người dùng theo dõi lịch tập luyện, cũng như kết nối mạng xã hội. Ngay cả các hãng đồ tiêu dùng cũng không thể đứng ngoài cuộc. Nhãn hàng Oral-B của Procter & Gamble mới đây đưa ra loại thuốc đánh răng có kết nối Internet, qua đó dữ liệu từ tuýp thuốc sẽ được một ứng dụng tổng hợp và cho biết người dùng có đánh răng thường xuyên và đúng yêu cầu hay không.
Nhưng ngày nay, ông González - hiện là tổng giám đốc của ngân hàng cỡ lớn BBVA của Tây Ban Nha, đang phải cạnh tranh khốc liệt với những công ty công nghệ khổng lồ của Thung lũng Silicon. Và lĩnh vực mà trận chiến ông đang diễn ra căng thẳng là điện thoại thông minh.
Theo The New York Times, điện thoại thông minh và ứng dụng di động đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong các ngành truyền thống. Giới lãnh đạo của các công ty này biết rằng nếu họ tham gia đầu tư vào công nghệ, sản phẩm của họ sẽ dễ tiếp cận khách hàng, những người có cuộc sống ngày càng gắn với công nghệ.
Tại Đại hội Di động thế giới hồi tuần trước ở Barcelona, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp trong các ngành truyền thống như BBVA, Ford Motor hay hãng sản xuất trang phục thể thao Under Armour có mặt cùng những tập đoàn công nghệ khổng lồ và các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp.
Với trường hợp của ông González, ngân hàng của ông hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Google và Apple, với các dịch vụ thanh toán bằng điện thoại thông minh. Các ngân hàng điện tử kiểu này cho phép mở tài khoản trực tuyến không thu phí. Các công ty công nghệ mới khởi nghiệp ở London hay New York thì cung cấp các sản phẩm tài chính vốn là độc quyền của ngân hàng truyền thống như cho vay vốn và quản lý tài sản.
“Chỉ trong một vài năm tới, sẽ có cả một đội ngũ đối thủ mới. Không có ngành nào không có sự tham dự của thế giới công nghệ,” ông González nhận định.
Thách thức đối với các ngành truyền thống hiện nay là làm thế nào cung ứng dịch vụ di động theo nhu cầu khách hàng trước khi các doanh nghiệp mới khởi nghiệp và tập đoàn công nghệ như Google và Facebook kịp chiếm lĩnh thị trường.
Họ học được bài học xương máu từ việc Uber làm biến đổi hoàn toàn ngành taxi, hay Airbnb, dịch vụ cho thuê lại chỗ ở trực tuyến, tạo cơ hội cho tất cả người có nhà ở cạnh tranh với các khách sạn truyền thống trong việc cung cấp chỗ ở với giá phải chăng.
Trong bối cảnh những tiến bộ trong lĩnh vực điện toán đám mây, tức dữ liệu được lưu trữ và trích xuất từ Internet, giúp việc xây dựng một công ty ngày càng ít tốn kém, thì các doanh nghiệp lớn buộc phải suy tính lại cách thức vận hành. Nếu không, chẳng mấy chốc họ sẽ mất chỗ đứng trên thị trường.
“Nhiều ngành thay đổi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Những doanh nghiệp trong các ngành này cần “tái phát minh" chính mình,” ông Hans Vestberg, tổng giám đốc Ericsson nhận định.
Tất nhiên đây không phải là lần đầu tiên công nghệ mới khiến các ngành truyền thống phải vật lộn để thích nghi.
Trong những năm 1990, các công ty như Amazon khiến các hiệu ssách kiểu cổ điển điêu đứng, vì không cạnh tranh được về giá cả và đầu mục sách. Bắt đầu hoạt động từ năm 2003, iTunes của Apple đặt đấu chấm hết cho các cửa hiệu băng đĩa. Và dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix cũng khiến các đối thủ trong lĩnh vực cho thuê phim truyền thống như Blockbuster gặp khó khăn.
Nhưng sự phát triển nhanh chóng của điện thoại thông minh và ứng dụng điện thoại đang đẩy tốc độ biến đổi của các ngành đến mức chóng mặt.
Trong những năm gần đây, giá thiết bị di động giảm nhanh chóng, giúp người dân ở các nước phát triển cũng như đang phát triển dễ dàng mua điện thoại thông minh, với giá một số loại điện thoại chỉ khoảng 25 USD. Điều này giúp hàng tỷ người có thể tiếp cận Internet từ di động.
Doanh nghiệp, dù truyền thống hay là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, đều có thể tăng trưởng phi mã nếu biết tận dụng công nghệ di động.
Ví dụ, Uber - công ty cung ứng dịch vụ kết nối tài xế taxi và hành khách tại 250 thành phố khắp thế giới bằng điện thoại thông minh, hiện được định giá 40 tỷ đôla, dù mới được thành lập năm 2009. Mức giá này gần gấp đôi giá trị của Google khi công ty này bắt đầu niêm yết trên sàn Nasdaq năm 2004.
Doanh nghiệp trong các ngành truyền thống đang ráo riết nghiên cứu các ứng dụng để tránh kết cục như Nokia. Trước kế hoạch tham gia thị trường ôtô của Google và Apple, Ford dự kiến đưa ra các ứng dụng điện thoại cho phép lái xe theo dõi thời tiết và quản lý hoạt động trên xe.
Hãng thời trang thể thao Under Armour kết hợp với HTC của Đài Loan nghiên cứu đồng hồ thông minh cho phép người dùng theo dõi lịch tập luyện, cũng như kết nối mạng xã hội. Ngay cả các hãng đồ tiêu dùng cũng không thể đứng ngoài cuộc. Nhãn hàng Oral-B của Procter & Gamble mới đây đưa ra loại thuốc đánh răng có kết nối Internet, qua đó dữ liệu từ tuýp thuốc sẽ được một ứng dụng tổng hợp và cho biết người dùng có đánh răng thường xuyên và đúng yêu cầu hay không.