Số dư tiền gửi các ngân hàng đã dư thừa
Theo Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi bình quân của hệ thống hiện đã dư thừa so với dự trữ bắt buộc cần phải duy trì
Những ngày cuối tuần, thị trường lại xuất hiện tin đồn Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đưa một số ngân hàng cổ phần mới chuyển đổi vào diện “kiểm soát đặc biệt”.
Tuy nhiên, thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước khẳng định tính thanh khoản của hệ thống hiện vẫn đảm bảo, thậm chí dư thừa vốn khả dụng; Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng phủ nhận những tin đồn nói trên.
Báo cáo cuối tuần của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua vẫn còn một số ngân hàng cổ phần thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc tháng 6/2008. Cơ quan này tiếp tục có các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng tương đối lớn, từ 6.000 - 15.000 tỷ đồng/phiên. Các ngân hàng cổ phần nhỏ, mới chuyển đổi mô hình hoạt động, được hỗ trợ tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản.
Hiện tại, số dư tiền gửi bình quân của hệ thống tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước đã dư thừa so với dự trữ bắt buộc cần phải duy trì. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong tuần vẫn ổn định, mức giao dịch phổ biến 18%/năm ở kỳ hạn 1 tháng và các kỳ hạn trên 1 tháng không có giao dịch.
Đến cuối tuần, lãi suất huy động VND trên thị trường đã tương đối ổn định ở mặt bằng mới, trong khoảng 17,5% - gần 18%/năm; trường hợp có lãi suất trên 19%/năm đã có quyết định rút về.
Lãi suất huy động tăng cao cũng đã tạo điều kiện để các ngân hàng huy động tốt hơn; tuy nhiên chi phí và nguồn thu liên quan đang gặp nhiều hạn chế.
Theo giải thích của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), một số ngân hàng đẩy lãi suất lên cao xuất phát từ sự cân nhắc giữa các mục tiêu, trong đó mục tiêu đảm bảo thanh khoản được đặt cao hơn lợi nhuận; nhưng đó chỉ là sự đánh đổi trong ngắn hạn.
Về tính thanh khoản của một số ngân hàng hiện nay, ông Nghĩa cho rằng yêu cầu chủ yếu tập trung ở mục đích thanh toán các khoản cho vay tái cấp vốn trước đó.
Liên quan đến tin đồn nói trên, đại diện một ngân hàng cổ phần vừa chuyển đổi cho rằng đó là những thông tin “ác ý”. Những ngày gần đây ông nhận được khá nhiều thông tin “hỏi thăm”, trong khi thực tế hệ số tổng tài sản có đến hạn/tổng tài sản nợ đến hạn của ngân hàng mình vẫn đảm bảo trên mức an toàn là 1 lần đối với thời hạn thanh toán 1 tuần và trên 0,25 lần đối với 1 tháng.
“Chúng tôi mới chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị, thị phần và sức cạnh tranh đang hình thành. Theo đó, lãi suất là một công cụ được ưu tiên trong huy động vốn. Tất nhiên, sau những mức cao thường có những dị nghi và cả những tin đồn ác ý”, ông nói.
Cũng theo ông, khi nói đến khái niệm “kiểm soát đặc biệt” cũng cần nắm rõ những quy định hiện hành.
Cụ thể, ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khi bị rơi vào nguy cơ mất khả năng chi trả, khi có 3 lần liên tiếp trong một tháng không duy trì được giá trị tài sản động cân đối được các khoản phải chi trả trong 3 ngày hoạt động nối tiếp; hoặc ngân hàng đó không có khả năng huy động để thanh toán những khoản nợ đến hạn.
Ở những trường hợp khác, ngân hàng đó có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, liên quan đến các khoản nợ khó đòi, quá hạn từ 12 tháng trở lên; những khoản nợ đó chiếm trên 10% tổng dư nợ; hoặc có các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán, không có tài sản thế chấp lớn hơn 100% vốn tự có.
Và trường hợp ngân hàng đó có số lỗ lũy kế lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.
Căn cứ theo những dấu hiệu trên, ngoài sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, bản thân những ngân hàng cổ phần mới chuyển đổi vẫn đang nhận được sự giúp sức từ các cổ đông lớn là những tập đoàn, tổng công ty lớn trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước khẳng định tính thanh khoản của hệ thống hiện vẫn đảm bảo, thậm chí dư thừa vốn khả dụng; Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng phủ nhận những tin đồn nói trên.
Báo cáo cuối tuần của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua vẫn còn một số ngân hàng cổ phần thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc tháng 6/2008. Cơ quan này tiếp tục có các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng tương đối lớn, từ 6.000 - 15.000 tỷ đồng/phiên. Các ngân hàng cổ phần nhỏ, mới chuyển đổi mô hình hoạt động, được hỗ trợ tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản.
Hiện tại, số dư tiền gửi bình quân của hệ thống tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước đã dư thừa so với dự trữ bắt buộc cần phải duy trì. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong tuần vẫn ổn định, mức giao dịch phổ biến 18%/năm ở kỳ hạn 1 tháng và các kỳ hạn trên 1 tháng không có giao dịch.
Đến cuối tuần, lãi suất huy động VND trên thị trường đã tương đối ổn định ở mặt bằng mới, trong khoảng 17,5% - gần 18%/năm; trường hợp có lãi suất trên 19%/năm đã có quyết định rút về.
Lãi suất huy động tăng cao cũng đã tạo điều kiện để các ngân hàng huy động tốt hơn; tuy nhiên chi phí và nguồn thu liên quan đang gặp nhiều hạn chế.
Theo giải thích của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), một số ngân hàng đẩy lãi suất lên cao xuất phát từ sự cân nhắc giữa các mục tiêu, trong đó mục tiêu đảm bảo thanh khoản được đặt cao hơn lợi nhuận; nhưng đó chỉ là sự đánh đổi trong ngắn hạn.
Về tính thanh khoản của một số ngân hàng hiện nay, ông Nghĩa cho rằng yêu cầu chủ yếu tập trung ở mục đích thanh toán các khoản cho vay tái cấp vốn trước đó.
Liên quan đến tin đồn nói trên, đại diện một ngân hàng cổ phần vừa chuyển đổi cho rằng đó là những thông tin “ác ý”. Những ngày gần đây ông nhận được khá nhiều thông tin “hỏi thăm”, trong khi thực tế hệ số tổng tài sản có đến hạn/tổng tài sản nợ đến hạn của ngân hàng mình vẫn đảm bảo trên mức an toàn là 1 lần đối với thời hạn thanh toán 1 tuần và trên 0,25 lần đối với 1 tháng.
“Chúng tôi mới chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị, thị phần và sức cạnh tranh đang hình thành. Theo đó, lãi suất là một công cụ được ưu tiên trong huy động vốn. Tất nhiên, sau những mức cao thường có những dị nghi và cả những tin đồn ác ý”, ông nói.
Cũng theo ông, khi nói đến khái niệm “kiểm soát đặc biệt” cũng cần nắm rõ những quy định hiện hành.
Cụ thể, ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khi bị rơi vào nguy cơ mất khả năng chi trả, khi có 3 lần liên tiếp trong một tháng không duy trì được giá trị tài sản động cân đối được các khoản phải chi trả trong 3 ngày hoạt động nối tiếp; hoặc ngân hàng đó không có khả năng huy động để thanh toán những khoản nợ đến hạn.
Ở những trường hợp khác, ngân hàng đó có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, liên quan đến các khoản nợ khó đòi, quá hạn từ 12 tháng trở lên; những khoản nợ đó chiếm trên 10% tổng dư nợ; hoặc có các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán, không có tài sản thế chấp lớn hơn 100% vốn tự có.
Và trường hợp ngân hàng đó có số lỗ lũy kế lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.
Căn cứ theo những dấu hiệu trên, ngoài sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, bản thân những ngân hàng cổ phần mới chuyển đổi vẫn đang nhận được sự giúp sức từ các cổ đông lớn là những tập đoàn, tổng công ty lớn trong trường hợp cần thiết.