15:46 14/07/2022

Số hóa ngành Ngân hàng: Chiến lược xuyên suốt mang đến những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng

Vân Nguyễn

Trong thập kỷ gần đây, số hóa đã và đang thay đổi rất nhiều thói quen và hành vi tiêu dùng của mỗi khách hàng, mỗi doanh nghiệp. Các ngân hàng tại Việt Nam, điển hình như Techcombank, đã tiên phong số hóa và đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ để đem đến những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng…

Nhiều ngân hàng tại Việt Nam, điển hình như Techcombank, đã tiên phong số hóa và đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ để đem đến những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.
Nhiều ngân hàng tại Việt Nam, điển hình như Techcombank, đã tiên phong số hóa và đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ để đem đến những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.

Số hóa ngành ngân hàng là xu hướng tất yếu và là lợi thế lợi thế cạnh tranh giúp các ngân hàng trong nước trở thành đối tác tài chính tin cậy, đồng hành cùng doanh nghiệp bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ hậu Covid. Tin rằng, với những sự chuyển dịch năng động cùng chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ đó, Techcombank cùng các ngân hàng khác sẽ đem đến thêm nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hưởng lợi lớn, phát triển nhanh.

SỐ HÓA: XU THẾ TẤT YẾU CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

“Ông lớn” JP Morgan Chase từng mạnh tay chi đến 10,8 tỷ USD trong năm 2018 để ưu tiên phát triển ngân hàng số. Tương tự với DBS Bank - “Ngân hàng số tốt nhất thế giới” (theo Forbes - năm 2016) và là 1 trong 10 tổ chức có sự thay đổi mạnh mẽ nhất toàn cầu (Harvard Business Review xếp hạng năm 2019), Ngân hàng này đã chứng minh những giải thưởng dành cho mình là xác đáng khi liên tục thúc đẩy sự sáng tạo trong toàn bộ tổ chức, số hóa các quy trình giao dịch một cách triệt để nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.

Tại Việt Nam, 5 năm qua và nhất là giai đoạn đại dịch Covid-19 đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của các ngân hàng khi tập trung vào công nghệ, số hóa các nghiệp vụ lõi nhằm cải tiến quy trình, nâng cao dịch vụ. Vị thế cạnh tranh trong “cuộc chơi” số hóa vốn khốc liệt này chỉ dành cho những ngân hàng nào tiên phong chiếm lĩnh.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, có tới 95% ngân hàng đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 80% đang số hóa các nghiệp vụ lõi và gia tăng tuyển dụng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho các ngân hàng trong trong lộ trình từ nay đến năm 2030 đảm bảo số hóa 70-90% các hoạt động ngân hàng.

CẠNH TRANH TRONG CUỘC CHƠI SỐ HÓA: ĐÒN BẨY CHO DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

Giai đoạn 2016 -2020 có thể nói là giai đoạn khởi động của nhiều ngân hàng khi hành trình chuyển đổi số bắt đầu đi vào thực tiễn triển khai. Tuy vậy, đây vẫn là giai đoạn mà tỷ lệ các giao dịch tài chính số còn khá thấp và hầu hết các giao dịch được thực hiện tại quầy. Chỉ khi đại dịch xảy ra, giãn cách xã hội là yêu cầu bắt buộc thì doanh nghiệp mới thực sự nhập cuộc vào hành trình số của ngân hàng. Và cũng chính thời điểm này, ngân hàng nào chứng tỏ được năng lực đáp ứng giao dịch xuyên suốt và bảo mật cao sẽ giành được lợi thế cạnh tranh rất lớn.

Nền tảng ngân hàng số Techcombank Business tích hợp nhiều ưu điểm như tiết kiệm, an toàn, bảo mật và hiệu quả.
Nền tảng ngân hàng số Techcombank Business tích hợp nhiều ưu điểm như tiết kiệm, an toàn, bảo mật và hiệu quả.

Như Techcombank, định hướng đến năm 2025, lãnh đạo nhà băng này cho biết sẽ tiếp tục giải ngân 500 triệu USD đầu tư cho công nghệ, đẩy mạnh các giải pháp ngân hàng số, đặc biệt đối với khách hàng doanh nghiệp - những đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thời kỳ đại dịch. Một trong những giải pháp hỗ trợ kinh doanh phải kể đến là nền tảng ngân hàng số Techcombank Business vừa ra mắt đầu tháng 6/2022. Với sự tích hợp nhiều tiện ích như mở tài khoản trực tuyến, xác thực chữ ký số, giao dịch 24/7 và quản lý tài chính… Techcombank Business là sự kế thừa và phát triển những ưu điểm của các giải pháp trước đây với mục tiêu tiết kiệm, an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp, thời gian là tiền bạc, do đó tiết kiệm thời gian và chi phí được ưu tiên. Chính vì thế, Techcombank Business với quy trình mở tài khoản trực tuyến 100%, không phải đến quầy, không phải chờ đợi; kích hoạt tài khoản tự động; mở tài khoản số đẹp không quá 5 phút; khả năng giao dịch ngay với hạn mức không giới hạn trong ngày… nên ngay khi ra mắt đã được đông đảo cộng đồng doanh nghiệp đón nhận.

Ngoài ra, ưu điểm Gia tăng hiệu quả, tối ưu quản trị cũng được chú trọng. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thanh toán đa dạng dịch vụ (điện, nước, thuế, hải quan…), thanh toán lô, trả lương trên mọi thiết bị; thuận tiện theo dõi dòng tiền vào/ra trên một màn hình giao diện trang thông tin tổng hợp. Phản hồi tích cực của khách hàng cho thấy Techcombank thực sự là trợ thủ đắc lực hỗ trợ quản trị tài chính doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thêm vào đó là tính An toàn và bảo mật. Bảo mật đa thành tố FiDO UAF hay còn gọi là đăng nhập không mật khẩu (passwordless) hoàn toàn tự động được xem là biện pháp xác thực bằng cảm biến tiên tiến nhất hiện nay và đã được Techcombamk áp dụng giúp doanh nghiệp an tâm giao dịch, theo đuổi những mục tiêu kinh doanh vượt trội của doanh nghiệp mình.

Có thể thấy, sự kiên trì và định hướng tiên phong số hóa của Techcombank đã góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng này, cũng như kịp thời đáp ứng được đa dạng các nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp. Cũng chính vì thế, chỉ số đo lường mức độ hài lòng (NPS) của khách hàng doanh nghiệp dành cho Techcombank liên tục tăng, đạt 74% trong năm 2021.

Thống kê cứ 100 doanh nghiệp thì có tới 74 doanh nghiệp sẵn sàng giới thiệu Techcombank cho bạn bè, đối tác của mình; hơn 90% khách hàng hài khi được hỏi hài lòng về các tiêu chí như sản phẩm, mức độ thuận tiện trong giao dịch, giá và các chương trình ưu đãi. Điều này cho thấy sự tin tưởng và mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp dành cho Techcombank là rất đáng ghi nhận.