"Sở hữu chéo" và nguy cơ bong bóng
Nhiều doanh nghiệp đem nguồn vốn huy động qua thị trường chứng khoán để đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác
Doanh nghiệp ngành thuỷ sản huy động vốn xong đem tiền bỏ vào bất động sản; công ty ngành cơ điện phát hành cổ phiếu tăng vốn nhưng lại đầu tư sang lĩnh vực ngân hàng…
Đó chỉ là 2 trong rất nhiều ví dụ về việc doanh nghiệp đem nguồn vốn huy động qua thị trường chứng khoán để đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác. Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp và cổ đông nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trung Thành, Phó trưởng Bộ môn thị trường chứng khoán, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội về vấn đề này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường điều chỉnh mạnh thời gian vừa qua có nguyên nhân là các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu một cách ồ ạt. Ông có đồng tình với nhận định này?
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu với khối lượng lớn ra công chúng thời gian vừa qua đã tạo ra lượng cung quá lớn trên thị trường. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận, đây là nhu cầu thực tế của doanh nghiệp vì phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo ra kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, nên điều này xét cả góc độ doanh nghiệp và nền kinh tế đều rất tốt.
Nhưng doanh nghiệp sử dụng vốn vào mục đích gì thì cần phải xem xét. Nếu họ sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp đều làm như vậy, hiện có trên 90% doanh nghiệp niêm yết trên sàn Tp.HCM với nhiều ngành nghề khác nhau đầu tư rất mạnh vào bất động sản. Họ phát hành cổ phiếu và dùng nguồn vốn thặng dư đầu tư vào các hoạt động khác.
Ông nhìn thấy điều gì từ việc các doanh nghiệp huy động vốn nhưng không phục vụ cho việc sản xuất của mình, mà đi đầu tư vào doanh nghiệp khác?
Điều này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn cho thị trường và tôi cho rằng, đây chính là hiện tượng bong bóng. Tôi nghĩ, huy động vốn mà không phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, lại đi đầu tư vào thị trường bất động sản đã tăng trưởng quá nóng thì sẽ không bền vững. Như vậy, các doanh nghiệp đã vi phạm về hoạt động phát hành.
Như vậy, sở hữu chéo có thể xem là một nguy cơ, thưa ông?
Vừa qua, chúng tôi có khảo sát thị trường Thái Lan, Singapore và những gì từng diễn ra ở các thị trường này thực sự là bài học cần xem xét. Vì hoạt động đầu tư tài chính dẫn tới việc các công ty sở hữu, nắm giữ tài sản lẫn nhau. Khi rủi ro xảy ra có thể gây ra tác động dây chuyền trên thị trường.
Thưa ông, không riêng trên sàn Tp.HCM, hiện nhiều công ty đại chúng huy động vốn đi đầu tư tài chính (không đúng mục đích phát hành). Điều này có phải do chế tài về chứng khoán chưa đầy đủ?
Đây là xu hướng khó tránh, vì luật không giới hạn họ. Chúng ta chỉ nên cảnh báo nhà đầu tư về nguy cơ của thị trường và giới thiệu những ngành nghề, doanh nghiệp, dự án tốt để đầu tư.
Điểm mấu chốt là chúng ta không được cấm doanh nghiệp đầu tư tài chính trên thị trường, nhưng cần đặt ra những quy định, giám sát thực hiện các quy định một cách rõ ràng hơn. Chẳng hạn, quy định nguồn thu nhập nào của doanh nghiệp thì được thực hiện đầu tư tài chính, chứ không phải là từ huy động vốn qua phát hành cổ phiếu; phải chứng minh được nguồn tiền đầu tư tài chính là thu được từ nguồn nào.
Về mặt chấp hành quy định phát hành và Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phát hành phải sử dụng đúng mục đích đã được nêu trong phương hướng kinh doanh ở bản cáo bạch. Như vậy, nếu doanh nghiệp không đầu tư vào lĩnh vực đó, nghĩa là vi phạm. Hiện nay, quản lý về điều này chưa rõ và thiếu chặt chẽ.
Theo ông, quản lý nhà nước cần phải làm gì trước hiện tượng huy động vốn nhưng sử dụng không đúng mục đích?
Phải giám sát thị trường và xử lý nghiêm những hành vi này. Thời gian vừa qua, đã có một số ngân hàng thương mại cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng không được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ xử phạt cảnh cáo, theo tôi, đó là sự nương nhẹ, không thực hiện nghiêm các công cụ pháp luật.
Riêng 10 tháng đầu năm, lượng phát hành cổ phiếu ra công chúng của các doanh nghiệp đã lớn gấp 5 lần năm 2006, trong khi nhân lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lại rất hạn chế. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan không được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết vấn đề chậm và tính hiệu lực không cao.
Đó chỉ là 2 trong rất nhiều ví dụ về việc doanh nghiệp đem nguồn vốn huy động qua thị trường chứng khoán để đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác. Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp và cổ đông nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trung Thành, Phó trưởng Bộ môn thị trường chứng khoán, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội về vấn đề này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường điều chỉnh mạnh thời gian vừa qua có nguyên nhân là các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu một cách ồ ạt. Ông có đồng tình với nhận định này?
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu với khối lượng lớn ra công chúng thời gian vừa qua đã tạo ra lượng cung quá lớn trên thị trường. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận, đây là nhu cầu thực tế của doanh nghiệp vì phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo ra kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, nên điều này xét cả góc độ doanh nghiệp và nền kinh tế đều rất tốt.
Nhưng doanh nghiệp sử dụng vốn vào mục đích gì thì cần phải xem xét. Nếu họ sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp đều làm như vậy, hiện có trên 90% doanh nghiệp niêm yết trên sàn Tp.HCM với nhiều ngành nghề khác nhau đầu tư rất mạnh vào bất động sản. Họ phát hành cổ phiếu và dùng nguồn vốn thặng dư đầu tư vào các hoạt động khác.
Ông nhìn thấy điều gì từ việc các doanh nghiệp huy động vốn nhưng không phục vụ cho việc sản xuất của mình, mà đi đầu tư vào doanh nghiệp khác?
Điều này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn cho thị trường và tôi cho rằng, đây chính là hiện tượng bong bóng. Tôi nghĩ, huy động vốn mà không phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, lại đi đầu tư vào thị trường bất động sản đã tăng trưởng quá nóng thì sẽ không bền vững. Như vậy, các doanh nghiệp đã vi phạm về hoạt động phát hành.
Như vậy, sở hữu chéo có thể xem là một nguy cơ, thưa ông?
Vừa qua, chúng tôi có khảo sát thị trường Thái Lan, Singapore và những gì từng diễn ra ở các thị trường này thực sự là bài học cần xem xét. Vì hoạt động đầu tư tài chính dẫn tới việc các công ty sở hữu, nắm giữ tài sản lẫn nhau. Khi rủi ro xảy ra có thể gây ra tác động dây chuyền trên thị trường.
Thưa ông, không riêng trên sàn Tp.HCM, hiện nhiều công ty đại chúng huy động vốn đi đầu tư tài chính (không đúng mục đích phát hành). Điều này có phải do chế tài về chứng khoán chưa đầy đủ?
Đây là xu hướng khó tránh, vì luật không giới hạn họ. Chúng ta chỉ nên cảnh báo nhà đầu tư về nguy cơ của thị trường và giới thiệu những ngành nghề, doanh nghiệp, dự án tốt để đầu tư.
Điểm mấu chốt là chúng ta không được cấm doanh nghiệp đầu tư tài chính trên thị trường, nhưng cần đặt ra những quy định, giám sát thực hiện các quy định một cách rõ ràng hơn. Chẳng hạn, quy định nguồn thu nhập nào của doanh nghiệp thì được thực hiện đầu tư tài chính, chứ không phải là từ huy động vốn qua phát hành cổ phiếu; phải chứng minh được nguồn tiền đầu tư tài chính là thu được từ nguồn nào.
Về mặt chấp hành quy định phát hành và Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phát hành phải sử dụng đúng mục đích đã được nêu trong phương hướng kinh doanh ở bản cáo bạch. Như vậy, nếu doanh nghiệp không đầu tư vào lĩnh vực đó, nghĩa là vi phạm. Hiện nay, quản lý về điều này chưa rõ và thiếu chặt chẽ.
Theo ông, quản lý nhà nước cần phải làm gì trước hiện tượng huy động vốn nhưng sử dụng không đúng mục đích?
Phải giám sát thị trường và xử lý nghiêm những hành vi này. Thời gian vừa qua, đã có một số ngân hàng thương mại cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng không được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ xử phạt cảnh cáo, theo tôi, đó là sự nương nhẹ, không thực hiện nghiêm các công cụ pháp luật.
Riêng 10 tháng đầu năm, lượng phát hành cổ phiếu ra công chúng của các doanh nghiệp đã lớn gấp 5 lần năm 2006, trong khi nhân lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lại rất hạn chế. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan không được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết vấn đề chậm và tính hiệu lực không cao.