Số người Trung Quốc thu nhập cao được dự báo tăng mạnh
Khoảng 3/4 dân số Trung Quốc có thể sẽ đạt tới định nghĩa “thu nhập trung bình” sau 15 năm tới
Một nghiên cứu mới được công bố cho rằng với tốc độ tăng thu nhập như hiện nay, Trung Quốc - hiện là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - sẽ trở thành một xã hội trung lưu vào năm 2030.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo do tổ chức nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) công bố ngày 2/11 nhận xét, với tỷ trọng dân số thu nhập thấp ngày càng giảm, khoảng 3/4 dân số Trung Quốc có thể sẽ đạt tới nhóm “thu nhập trung bình” sau 15 năm.
Số người giàu tăng nhanh
Theo báo cáo này, vào năm 2015, khoảng 40% dân số Trung Quốc vẫn thuộc nhóm thu nhập thấp - được định nghĩa là có thu nhập khả dụng cá nhân hàng năm dưới 2.100 USD.
Tuy nhiên, con số này sẽ giảm xuống mức 11% vào năm 2030, khi đa số người Trung Quốc dịch chuyển tới vùng dưới của thu nhập trung bình, với thu nhập khả dụng dao động từ 2.100-10.800 USD/năm.
Trong khi đó, nhóm ở vùng trên của thu nhập trung bình (10.800-32.000 USD) sẽ tăng từ 7,1% dân số vào năm 2015 lên mức 19,7% vào năm 2030.
Và nhóm thu nhập cao, tức là trên 32.000 USD mỗi năm, từ tỷ trọng 2,6% dân số vào năm 2015, sẽ vươn lên chiếm 14,5% dân số Trung Quốc vào năm 2030 - mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các nhóm thu nhập ở nước này.
“Trước đây, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào vốn ngân sách quốc gia chi cho đầu tư. Tuy nhiên, trong tương lai, việc đáp ứng nhu cầu bùng nổ và ngày càng cao cấp hơn của người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu sẽ là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế Trung Quốc”, báo cáo có đoạn viết.
Tuy nhiên, EIU cũng cảnh báo, bất bình đẳng thu nhập sẽ tiếp tục là vấn đề ở Trung Quốc, và nếu nước này không có các biện pháp để hỗ trợ những người thu nhập thấp, bất ổn xã hội có thể xảy ra.
Theo báo cáo, việc hiểu rõ về sự thay đổi thu nhập ở các vùng miền của Trung Quốc là chìa khóa để giúp các công ty khai thác cơ hội từ sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở nước này.
Chi nhiều hơn cho xe hơi, hàng xa xỉ...
Người tiêu dùng thuộc nhóm thu nhập cao và nhóm trên của thu nhập trung bình sẽ tiếp tục tập trung ở các khu vực đô thị, đặc biệt là những thành phố cấp 1 như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và Thẩm Quyến.
Báo cáo nhận định trong 15 năm tới, số cư dân với thu nhập khả dụng bình quân đầu người 29.500 USD/năm sẽ tăng gấp đôi ở những thành phố này, trong đó số cư dân như vậy ở Thượng Hải sẽ cán mốc 10 triệu người.
Các thành phố nằm sâu trong nội địa của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của dân số thu nhập cao. Nhóm dân cư này ở Trùng Khánh được dự báo sẽ tăng khoảng 10 lần trong 15 năm tới, tương tự như mức tăng ở Thành Đô, Tây An và Trường Sa.
Một vài trong số những thành phố giàu nhất Trung Quốc sẽ bao gồm Châu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông và Thiệu Hưng ở Triết Giang. Ở những thành phố này, dân cư thu nhập cao sẽ chiếm tương ứng 36% và 26% dân số vào năm 2030.
Theo EIU, phần lớn tổng tiêu dùng của Trung Quốc hiện nay tập trung vào những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, quần áo và giày dép. Tuy nhiên, trong tương lai cùng với sự gia tăng của thu nhập khả dụng, người Trung Quốc sẽ chi tiêu nhiều hơn cho xe hơi, hàng xa xỉ, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe…
EIU dự báo tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu ở Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng nhẹ trong những năm tới vì nhu cầu của thị trường về cơ bản đã được đáp ứng đầy đủ.
Trong khi đó, tiềm năng tăng trưởng chi tiêu lớn nằm ở mảng giao thông và liên lạc. Mức tiêu dùng của người Trung Quốc ở lĩnh vực này hiện nay đang thấp hơn so với ở Malaysia khi Malaysia ở cùng ngưỡng thu nhập hiện nay của Trung Quốc.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo do tổ chức nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) công bố ngày 2/11 nhận xét, với tỷ trọng dân số thu nhập thấp ngày càng giảm, khoảng 3/4 dân số Trung Quốc có thể sẽ đạt tới nhóm “thu nhập trung bình” sau 15 năm.
Số người giàu tăng nhanh
Theo báo cáo này, vào năm 2015, khoảng 40% dân số Trung Quốc vẫn thuộc nhóm thu nhập thấp - được định nghĩa là có thu nhập khả dụng cá nhân hàng năm dưới 2.100 USD.
Tuy nhiên, con số này sẽ giảm xuống mức 11% vào năm 2030, khi đa số người Trung Quốc dịch chuyển tới vùng dưới của thu nhập trung bình, với thu nhập khả dụng dao động từ 2.100-10.800 USD/năm.
Trong khi đó, nhóm ở vùng trên của thu nhập trung bình (10.800-32.000 USD) sẽ tăng từ 7,1% dân số vào năm 2015 lên mức 19,7% vào năm 2030.
Và nhóm thu nhập cao, tức là trên 32.000 USD mỗi năm, từ tỷ trọng 2,6% dân số vào năm 2015, sẽ vươn lên chiếm 14,5% dân số Trung Quốc vào năm 2030 - mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các nhóm thu nhập ở nước này.
“Trước đây, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào vốn ngân sách quốc gia chi cho đầu tư. Tuy nhiên, trong tương lai, việc đáp ứng nhu cầu bùng nổ và ngày càng cao cấp hơn của người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu sẽ là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế Trung Quốc”, báo cáo có đoạn viết.
Tuy nhiên, EIU cũng cảnh báo, bất bình đẳng thu nhập sẽ tiếp tục là vấn đề ở Trung Quốc, và nếu nước này không có các biện pháp để hỗ trợ những người thu nhập thấp, bất ổn xã hội có thể xảy ra.
Theo báo cáo, việc hiểu rõ về sự thay đổi thu nhập ở các vùng miền của Trung Quốc là chìa khóa để giúp các công ty khai thác cơ hội từ sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở nước này.
Chi nhiều hơn cho xe hơi, hàng xa xỉ...
Người tiêu dùng thuộc nhóm thu nhập cao và nhóm trên của thu nhập trung bình sẽ tiếp tục tập trung ở các khu vực đô thị, đặc biệt là những thành phố cấp 1 như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và Thẩm Quyến.
Báo cáo nhận định trong 15 năm tới, số cư dân với thu nhập khả dụng bình quân đầu người 29.500 USD/năm sẽ tăng gấp đôi ở những thành phố này, trong đó số cư dân như vậy ở Thượng Hải sẽ cán mốc 10 triệu người.
Các thành phố nằm sâu trong nội địa của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của dân số thu nhập cao. Nhóm dân cư này ở Trùng Khánh được dự báo sẽ tăng khoảng 10 lần trong 15 năm tới, tương tự như mức tăng ở Thành Đô, Tây An và Trường Sa.
Một vài trong số những thành phố giàu nhất Trung Quốc sẽ bao gồm Châu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông và Thiệu Hưng ở Triết Giang. Ở những thành phố này, dân cư thu nhập cao sẽ chiếm tương ứng 36% và 26% dân số vào năm 2030.
Theo EIU, phần lớn tổng tiêu dùng của Trung Quốc hiện nay tập trung vào những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, quần áo và giày dép. Tuy nhiên, trong tương lai cùng với sự gia tăng của thu nhập khả dụng, người Trung Quốc sẽ chi tiêu nhiều hơn cho xe hơi, hàng xa xỉ, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe…
EIU dự báo tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu ở Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng nhẹ trong những năm tới vì nhu cầu của thị trường về cơ bản đã được đáp ứng đầy đủ.
Trong khi đó, tiềm năng tăng trưởng chi tiêu lớn nằm ở mảng giao thông và liên lạc. Mức tiêu dùng của người Trung Quốc ở lĩnh vực này hiện nay đang thấp hơn so với ở Malaysia khi Malaysia ở cùng ngưỡng thu nhập hiện nay của Trung Quốc.