Sony giới thiệu màn hình mỏng dính
Chỉ dày có 80 micromet, nhưng màn hình OLED này vẫn trình diễn các hình ảnh chuyển động với chất lượng cao
Hãng điện tử tiêu dùng Sony của Nhật Bản vừa ra mắt loại màn hình OLED siêu mỏng, có thể cuốn quanh một thanh cuộn có đường
kính chỉ 4 mm.
Với độ dày có 80 micromet, mỏng hơn cả tóc người (thường dày 100 micromet), nhưng màn hình OLED của Sony vẫn trình diễn các hình ảnh chuyển động một cách liên tục và mượt mà.
Đặc biệt, theo Cnet, nhờ vào một bảng nối đa năng có độ dẻo cao và không có chip IC rắn, màn hình này có thể hiển thị video ngay cả khi đang được uốn cong hoặc cuộn lại.
Nhà sản xuất Nhật Bản khẳng định, loại màn hình này có thể cuộn ra cuộn vào tới 1.000 lần, mà không xảy ra bất kỳ trục trặc nào.
Sony cho biết, màn hình này được sản xuất bằng công nghệ in lên bảng nối đa năng, trong đó có sử dụng chất nền hữu cơ. Quy trình sản xuất này ít bước thực hiện hơn cách làm truyền thống.
Màn hình mới có kích thước 4,1 inch, độ phân giải 432 x 240 pixels và tỷ lệ tương phản 1.000 : 1. Tuy nhiên, đây mới là kết quả nghiên cứu thử nghiệm của Sony với hy vọng một ngày nào đó sẽ tích hợp vào các sản phẩm.
Mặc dù mới là sản phẩm mẫu, nhưng với độ phân giải trên, 16 triệu màu và độ sáng trên 100 cd/m2, màn hình OLED mới này có thể dễ dàng được chấp nhận.
Tuy nhiên, theo Cnet, Sony không phải là hãng điện tử duy nhất nghiên cứu chế tạo các loại màn hình dẻo và siêu mỏng.
Tháng 4/2009, hãng Dai Nippon cũng từng gây được sự chú ý của giới chuyên môn khi ra mắt một bảng quảng cáo động có thể cuộn gập dành cho đội bóng chày Rakuten Eagles của Nhật Bản.
Màn hình này tích hợp cả các chức năng của màn hình LED và màn hình OLED tiết kiệm năng lượng.
Với độ dày có 80 micromet, mỏng hơn cả tóc người (thường dày 100 micromet), nhưng màn hình OLED của Sony vẫn trình diễn các hình ảnh chuyển động một cách liên tục và mượt mà.
Đặc biệt, theo Cnet, nhờ vào một bảng nối đa năng có độ dẻo cao và không có chip IC rắn, màn hình này có thể hiển thị video ngay cả khi đang được uốn cong hoặc cuộn lại.
Nhà sản xuất Nhật Bản khẳng định, loại màn hình này có thể cuộn ra cuộn vào tới 1.000 lần, mà không xảy ra bất kỳ trục trặc nào.
Sony cho biết, màn hình này được sản xuất bằng công nghệ in lên bảng nối đa năng, trong đó có sử dụng chất nền hữu cơ. Quy trình sản xuất này ít bước thực hiện hơn cách làm truyền thống.
Màn hình mới có kích thước 4,1 inch, độ phân giải 432 x 240 pixels và tỷ lệ tương phản 1.000 : 1. Tuy nhiên, đây mới là kết quả nghiên cứu thử nghiệm của Sony với hy vọng một ngày nào đó sẽ tích hợp vào các sản phẩm.
Mặc dù mới là sản phẩm mẫu, nhưng với độ phân giải trên, 16 triệu màu và độ sáng trên 100 cd/m2, màn hình OLED mới này có thể dễ dàng được chấp nhận.
Tuy nhiên, theo Cnet, Sony không phải là hãng điện tử duy nhất nghiên cứu chế tạo các loại màn hình dẻo và siêu mỏng.
Tháng 4/2009, hãng Dai Nippon cũng từng gây được sự chú ý của giới chuyên môn khi ra mắt một bảng quảng cáo động có thể cuộn gập dành cho đội bóng chày Rakuten Eagles của Nhật Bản.
Màn hình này tích hợp cả các chức năng của màn hình LED và màn hình OLED tiết kiệm năng lượng.