“Sốt” nhà đất chỉ nhất thời
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế nói gì về “cơn sốt” nhà đất đang diễn ra tại Tp.HCM?
“Cơn sốt” nhà đất diễn ra trong thời gian quá ngắn tại một số khu vực thuộc quận 2, 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh (Tp.HCM) và một số nơi khác không chỉ khiến nhà đầu tư mà cả các chủ dự án cũng bất ngờ.
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế nói gì về tình hình này?
“Sốt” ảo do vốn từ thị trường chứng khoán
(TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM)
"Hầu hết những người quan tâm đến thị trường địa ốc do bị tác động bởi tâm lý. Gần đây liên tục có tin tức về các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội, Tp.HCM, Phú Quốc (Kiên Giang)..., vì vậy những người đầu tư nghĩ rằng thị trường nhà ở, nhà cho thuê... cũng khởi sắc theo, tạo ra xu hướng mua nhà đất để đón đầu. Thực tế các nhà đầu tư này chưa khởi động, dự án chưa triển khai nên đất vẫn bỏ hoang.
Tôi cho rằng nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản thời gian qua phần lớn từ thị trường chứng khoán. Sau một thời gian đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư đã có lãi và bắt đầu rút một phần vốn đầu tư vào địa ốc để phân tán rủi ro. Việc đầu tư ào ạt, cục bộ ở một vài khu vực tạo nên “cơn sốt” ảo về giá đất.
Thông tin từ Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM cho biết trước tình trạng “sốt” đất ở một số khu vực trong thời gian gần đây, sở đang thu thập thông tin để phân tích, đánh giá nhằm tìm các giải pháp bình ổn thị trường, đề xuất UBND Tp.HCM. Dự kiến trong tuần này, sở sẽ hoàn tất báo cáo, trình UBND thành phố.
Điều này nguy hiểm hơn so với “cơn sốt” những năm 2000-2003 do giá đất tăng quá nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Nếu chỉ điều tiết một phần vốn từ thị trường chứng khoán thì đó là tín hiệu tốt, giúp thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản liên thông nhau.
Nhưng khi trở thành phong trào, các nhà đầu tư rút vốn ào ạt từ thị trường chứng khoán để đầu tư vào địa ốc sẽ rất nguy hiểm, làm cho thị trường chứng khoán “tụt dốc” trong khi thị trường địa ốc sẽ quá nóng. “Tiêu cực kép” xảy ra từ đây.
Trong thời điểm này, Nhà nước cần có ngay các chính sách điều tiết. Nếu dồn nguồn vốn vào một thị trường thì các ngành còn lại sẽ thiếu vốn, sản xuất “lạnh” đi. Và tất nhiên những người đầu tư vào các ngành khác sẽ nản lòng".
Người mua cuối cùng chịu thiệt
(Ông Nguyễn Đăng Sơn, Viện phó Viện Nghiên cứu đô thị)
"Các cơ quan quản lý nhà nước nên có khuyến cáo đối với các nhà đầu tư. Xét về quan hệ cung - cầu, lượng cung có nhưng cầu thật sự không nhiều nên việc mua bán luôn biến động, không ổn định. Đây là nhu cầu nhất thời của một số người đầu tư.
Sở dĩ các nhà đầu tư chọn những khu vực thuộc quận 2, quận 7... vì cho rằng quận 2 sắp có cầu qua Thủ Thiêm, nối kết khu đô thị mới tương lai. Còn các khu vực quận 7 “ăn theo” hạ tầng của khu Phú Mỹ Hưng, tuyến đường bắc-nam, chọn quận 9 vì có khu công nghệ cao.
“Cơn sốt” đất này chỉ xảy ra cục bộ, mang tính nhất thời. Nguồn vốn này từ phần lãi của các nhà đầu tư chơi cổ phiếu. Đến một lúc nào đó nguồn vốn đầu tư vào bất động sản cũng sẽ ít đi. Theo tôi, thời điểm này kéo dài không lâu, lúc đó có khả năng giá đất sẽ giảm và người mua cuối cùng là người chịu thiệt".
Nhà đầu tư cần tỉnh táo
(Ông Hoàng Anh Dũng, Giám đốc Công ty Lĩnh Phong - Conic)
"Giá đất bị đẩy lên cao nhưng không phải sản phẩm nào cũng bán hết. Người mua nhà đất cần tỉnh táo, nghiên cứu kỹ trước khi chọn mua nhà đất.
Đầu tư vào địa ốc không dễ, cần có sự hiểu biết nhất định về thị trường. Nếu chỉ đầu tư theo phong trào, xét về lâu dài thường không có lợi.
Người dân không nên đổ xô mua với giá cao
(Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Tân Đoàn Việt)
"Đất nền dự án khu đô thị quận 7, 2, huyện Nhà Bè, Bình Chánh (giáp quận 7) đang “sốt” là do văn bản mới đây của UBND Tp.HCM định hướng sắp tới sẽ phát triển khu đô thị về hướng này.
Ngoài ra, nhiều người mang tâm lý không an toàn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán nữa cho nên có một làn sóng rút tiền từ thị trường chứng khoán (sau một thời gian kiếm lời) và đầu tư vào nhà đất, cộng với sự tác động của các công ty môi giới nên nhiều người đổ dồn vào quận 2, 7, huyện Nhà Bè... khiến giá nhà đất tăng một cách bất hợp lý.
Theo tôi, việc “sốt” nhà đất như vậy có thể đẩy giá đất lên cao và ảnh hưởng đến một số khu vực khác, nhưng sẽ nhanh chóng bị thị trường điều tiết. Người dân nên bình tĩnh theo dõi, nắm bắt thật kỹ các thông tin để tránh tình trạng đổ xô mua đất một cách vô tội vạ, mua giá quá cao có thể chịu thiệt hại sau này".
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế nói gì về tình hình này?
“Sốt” ảo do vốn từ thị trường chứng khoán
(TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM)
"Hầu hết những người quan tâm đến thị trường địa ốc do bị tác động bởi tâm lý. Gần đây liên tục có tin tức về các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội, Tp.HCM, Phú Quốc (Kiên Giang)..., vì vậy những người đầu tư nghĩ rằng thị trường nhà ở, nhà cho thuê... cũng khởi sắc theo, tạo ra xu hướng mua nhà đất để đón đầu. Thực tế các nhà đầu tư này chưa khởi động, dự án chưa triển khai nên đất vẫn bỏ hoang.
Tôi cho rằng nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản thời gian qua phần lớn từ thị trường chứng khoán. Sau một thời gian đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư đã có lãi và bắt đầu rút một phần vốn đầu tư vào địa ốc để phân tán rủi ro. Việc đầu tư ào ạt, cục bộ ở một vài khu vực tạo nên “cơn sốt” ảo về giá đất.
Thông tin từ Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM cho biết trước tình trạng “sốt” đất ở một số khu vực trong thời gian gần đây, sở đang thu thập thông tin để phân tích, đánh giá nhằm tìm các giải pháp bình ổn thị trường, đề xuất UBND Tp.HCM. Dự kiến trong tuần này, sở sẽ hoàn tất báo cáo, trình UBND thành phố.
Điều này nguy hiểm hơn so với “cơn sốt” những năm 2000-2003 do giá đất tăng quá nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Nếu chỉ điều tiết một phần vốn từ thị trường chứng khoán thì đó là tín hiệu tốt, giúp thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản liên thông nhau.
Nhưng khi trở thành phong trào, các nhà đầu tư rút vốn ào ạt từ thị trường chứng khoán để đầu tư vào địa ốc sẽ rất nguy hiểm, làm cho thị trường chứng khoán “tụt dốc” trong khi thị trường địa ốc sẽ quá nóng. “Tiêu cực kép” xảy ra từ đây.
Trong thời điểm này, Nhà nước cần có ngay các chính sách điều tiết. Nếu dồn nguồn vốn vào một thị trường thì các ngành còn lại sẽ thiếu vốn, sản xuất “lạnh” đi. Và tất nhiên những người đầu tư vào các ngành khác sẽ nản lòng".
Người mua cuối cùng chịu thiệt
(Ông Nguyễn Đăng Sơn, Viện phó Viện Nghiên cứu đô thị)
"Các cơ quan quản lý nhà nước nên có khuyến cáo đối với các nhà đầu tư. Xét về quan hệ cung - cầu, lượng cung có nhưng cầu thật sự không nhiều nên việc mua bán luôn biến động, không ổn định. Đây là nhu cầu nhất thời của một số người đầu tư.
Sở dĩ các nhà đầu tư chọn những khu vực thuộc quận 2, quận 7... vì cho rằng quận 2 sắp có cầu qua Thủ Thiêm, nối kết khu đô thị mới tương lai. Còn các khu vực quận 7 “ăn theo” hạ tầng của khu Phú Mỹ Hưng, tuyến đường bắc-nam, chọn quận 9 vì có khu công nghệ cao.
“Cơn sốt” đất này chỉ xảy ra cục bộ, mang tính nhất thời. Nguồn vốn này từ phần lãi của các nhà đầu tư chơi cổ phiếu. Đến một lúc nào đó nguồn vốn đầu tư vào bất động sản cũng sẽ ít đi. Theo tôi, thời điểm này kéo dài không lâu, lúc đó có khả năng giá đất sẽ giảm và người mua cuối cùng là người chịu thiệt".
Nhà đầu tư cần tỉnh táo
(Ông Hoàng Anh Dũng, Giám đốc Công ty Lĩnh Phong - Conic)
"Giá đất bị đẩy lên cao nhưng không phải sản phẩm nào cũng bán hết. Người mua nhà đất cần tỉnh táo, nghiên cứu kỹ trước khi chọn mua nhà đất.
Đầu tư vào địa ốc không dễ, cần có sự hiểu biết nhất định về thị trường. Nếu chỉ đầu tư theo phong trào, xét về lâu dài thường không có lợi.
Người dân không nên đổ xô mua với giá cao
(Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Tân Đoàn Việt)
"Đất nền dự án khu đô thị quận 7, 2, huyện Nhà Bè, Bình Chánh (giáp quận 7) đang “sốt” là do văn bản mới đây của UBND Tp.HCM định hướng sắp tới sẽ phát triển khu đô thị về hướng này.
Ngoài ra, nhiều người mang tâm lý không an toàn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán nữa cho nên có một làn sóng rút tiền từ thị trường chứng khoán (sau một thời gian kiếm lời) và đầu tư vào nhà đất, cộng với sự tác động của các công ty môi giới nên nhiều người đổ dồn vào quận 2, 7, huyện Nhà Bè... khiến giá nhà đất tăng một cách bất hợp lý.
Theo tôi, việc “sốt” nhà đất như vậy có thể đẩy giá đất lên cao và ảnh hưởng đến một số khu vực khác, nhưng sẽ nhanh chóng bị thị trường điều tiết. Người dân nên bình tĩnh theo dõi, nắm bắt thật kỹ các thông tin để tránh tình trạng đổ xô mua đất một cách vô tội vạ, mua giá quá cao có thể chịu thiệt hại sau này".