“Sốt ruột” với quản lý vàng, ngoại tệ
Ghi nhận từ ý kiến các đại biểu tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/2
“Chúng tôi mua giày ở Ấn Độ, người ta không nhận USD, mà yêu cầu chúng tôi đi đổi sang tiền Ấn Độ để trả tiền giày”.
Câu chuyện nhỏ này đã được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước kể lại, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 tại phiên họp sáng 18/12.
Ngăn chặn “Đô la hóa”
Ông Ksor Phước đề nghị các chuyên gia nghiên cứu thật kỹ nguyên nhân gia tăng sử dụng đồng USD trong thị trường nội địa, trong đó có yếu tố về quản lý Nhà nước.
Sau câu chuyện mua giày ở Ấn Độ, vị Chủ tịch Hội đồng Dân tộc “trầm trồ” rằng, “họ rất quyết liệt, họ không cho thanh toán phi chính thức bằng ngoại tệ trong thị trường của họ”.
Và ông đề nghị, phải xử phạt rất nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy định. Ở ta, nhiều nhà hàng ghi giá USD đàng hoàng, công khai, không ai làm gì cả. “Luật cấm hết rồi, nhưng cả bộ máy chúng ta không làm gì cả”, ông Ksor Phước nói.
Theo ông, Bộ Tài chính phải tham mưu cho Chính phủ để thực hiện cương quyết chứ không thể để tiếp diễn tình trạng thanh toán USD chỗ nào cũng được. “Giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ phi chính thức trong thị trường nội địa Việt Nam rất trắng trợn, đó là điểm yếu trong khâu quản lý vĩ mô”, ông sốt ruột.
Đáng chú ý, bên cạnh ông Ksor Phước, một số vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khác, tuy không phải chuyên gia về kinh tế - tài chính, song cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến thực trạng quản lý thị trường vàng và USD hiện nay. Cho dù, họ không có nhiều đánh giá về nội dung này trong báo cáo bổ sung của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nói, trong giờ giải lao, ông đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh. Rằng, thực chất ở thị trường hiện có tới ba loại phương tiện thanh toán chi phối. Bên cạnh VND, là ngoại tệ (không nhất thiết phải là USD), thứ ba là vàng.
Chính phủ có cách nào không, chứ hiện nay hầu như rất khó quản lý, ông Thuận than phiền.
Chủ nhiệm Thuận cũng lo ngại, nếu không có biện pháp mạnh, không quản lý được thu đổi ngoại tệ thì giá ngoại tệ sẽ tiếp tục tăng, dẫn đến mất cân đối lớn. “Anh nào có tiền thì đi mua vàng hay đổi USD đưa vào ngân hàng”, ông Thuận quan ngại.
Tại báo cáo thẩm tra sơ bộ về báo cáo bổ sung của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh, thị trường tiền tệ, thị trường vàng và ngoại tệ diễn biến phức tạp. Cung - cầu trên thị trường ngoại hối tiếp tục mất cân đối, gây nhiều sức ép lên tỷ giá.
“Những diễn biến phức tạp của chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và tỷ giá đã gây thêm khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn đã bị tác động mạnh từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, gây tâm lý lo lắng trong xã hội”, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nêu rõ.
Bởi vậy, trong một số nhiệm vụ, giải pháp chính cần tập trung thực hiện trong năm 2011, Thường trực Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, cần triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng và thị trường ngoại tệ nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng Đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; từng bước đưa hoạt động kinh doanh này vào khuôn khổ pháp lý.
Điều hành lãi suất không thể máy móc
Bên cạnh vàng và ngoại tệ, câu chuyện lãi suất cũng chất chứa ưu tư của nhiều vị đại biểu tham dự phiên họp sáng nay.
Thừa nhận đến nay lãi suất vẫn ở mức cao trong điều kiện lạm phát cao, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu không khỏi lo ngại lạm phát tháng 2/2011 có thể cao hơn dự kiến.
Nêu ý kiến của dư luận về ngân hàng lãi lớn nhưng tại sao lãi suất cho vay cao, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ cho rằng cũng phải thông cảm cho ngân hàng thương mại. Vì, đây là ngành kinh doanh có rủi ro lớn, lãi lớn cũng phải đề phòng cho lúc rủi ro xảy đến.
Tuy nhiên, ông Huệ cũng cho rằng không thể áp dụng máy móc lý thuyết lãi suất thực dương được. Vì không ít người hễ có chút tiền thì gửi ngân hàng, chứ không phải do lãi suất thực dương.
“Cá nhân tôi không tán thành lãi suất thực dương, chỉ ở mức độ nào đó thôi, chứ nếu không thì doanh nghiệp “chết”, ông Huệ phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng tỏ ra lo ngại, khi nghe Thống đốc Nguyễn Văn Giàu giải thích về nguyên nhân tăng lãi suất và giảm tăng trưởng tín dụng.
Thống đốc nói giảm tăng trưởng tín dụng thì doanh nghiệp phải tính toán việc vay vốn, nhưng nếu không tính được thì họ vẫn phải vay. Song khả năng có lãi rất khó khăn, lãi suất từ18 đến 20% thì làm sao làm ăn đủ trả lãi.
Phải tính toán thật kỹ nếu không ban đầu vài doanh nghiệp đổ vỡ sau đó sẽ đổ vỡ dây chuyền thì rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội”, bà Thu Ba lo ngại.
Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tiếp tục thảo luận về nội dung nói trên.
Câu chuyện nhỏ này đã được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước kể lại, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 tại phiên họp sáng 18/12.
Ngăn chặn “Đô la hóa”
Ông Ksor Phước đề nghị các chuyên gia nghiên cứu thật kỹ nguyên nhân gia tăng sử dụng đồng USD trong thị trường nội địa, trong đó có yếu tố về quản lý Nhà nước.
Sau câu chuyện mua giày ở Ấn Độ, vị Chủ tịch Hội đồng Dân tộc “trầm trồ” rằng, “họ rất quyết liệt, họ không cho thanh toán phi chính thức bằng ngoại tệ trong thị trường của họ”.
Và ông đề nghị, phải xử phạt rất nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy định. Ở ta, nhiều nhà hàng ghi giá USD đàng hoàng, công khai, không ai làm gì cả. “Luật cấm hết rồi, nhưng cả bộ máy chúng ta không làm gì cả”, ông Ksor Phước nói.
Theo ông, Bộ Tài chính phải tham mưu cho Chính phủ để thực hiện cương quyết chứ không thể để tiếp diễn tình trạng thanh toán USD chỗ nào cũng được. “Giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ phi chính thức trong thị trường nội địa Việt Nam rất trắng trợn, đó là điểm yếu trong khâu quản lý vĩ mô”, ông sốt ruột.
Đáng chú ý, bên cạnh ông Ksor Phước, một số vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khác, tuy không phải chuyên gia về kinh tế - tài chính, song cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến thực trạng quản lý thị trường vàng và USD hiện nay. Cho dù, họ không có nhiều đánh giá về nội dung này trong báo cáo bổ sung của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nói, trong giờ giải lao, ông đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh. Rằng, thực chất ở thị trường hiện có tới ba loại phương tiện thanh toán chi phối. Bên cạnh VND, là ngoại tệ (không nhất thiết phải là USD), thứ ba là vàng.
Chính phủ có cách nào không, chứ hiện nay hầu như rất khó quản lý, ông Thuận than phiền.
Chủ nhiệm Thuận cũng lo ngại, nếu không có biện pháp mạnh, không quản lý được thu đổi ngoại tệ thì giá ngoại tệ sẽ tiếp tục tăng, dẫn đến mất cân đối lớn. “Anh nào có tiền thì đi mua vàng hay đổi USD đưa vào ngân hàng”, ông Thuận quan ngại.
Tại báo cáo thẩm tra sơ bộ về báo cáo bổ sung của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh, thị trường tiền tệ, thị trường vàng và ngoại tệ diễn biến phức tạp. Cung - cầu trên thị trường ngoại hối tiếp tục mất cân đối, gây nhiều sức ép lên tỷ giá.
“Những diễn biến phức tạp của chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và tỷ giá đã gây thêm khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn đã bị tác động mạnh từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, gây tâm lý lo lắng trong xã hội”, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nêu rõ.
Bởi vậy, trong một số nhiệm vụ, giải pháp chính cần tập trung thực hiện trong năm 2011, Thường trực Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, cần triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng và thị trường ngoại tệ nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng Đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; từng bước đưa hoạt động kinh doanh này vào khuôn khổ pháp lý.
Điều hành lãi suất không thể máy móc
Bên cạnh vàng và ngoại tệ, câu chuyện lãi suất cũng chất chứa ưu tư của nhiều vị đại biểu tham dự phiên họp sáng nay.
Thừa nhận đến nay lãi suất vẫn ở mức cao trong điều kiện lạm phát cao, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu không khỏi lo ngại lạm phát tháng 2/2011 có thể cao hơn dự kiến.
Nêu ý kiến của dư luận về ngân hàng lãi lớn nhưng tại sao lãi suất cho vay cao, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ cho rằng cũng phải thông cảm cho ngân hàng thương mại. Vì, đây là ngành kinh doanh có rủi ro lớn, lãi lớn cũng phải đề phòng cho lúc rủi ro xảy đến.
Tuy nhiên, ông Huệ cũng cho rằng không thể áp dụng máy móc lý thuyết lãi suất thực dương được. Vì không ít người hễ có chút tiền thì gửi ngân hàng, chứ không phải do lãi suất thực dương.
“Cá nhân tôi không tán thành lãi suất thực dương, chỉ ở mức độ nào đó thôi, chứ nếu không thì doanh nghiệp “chết”, ông Huệ phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng tỏ ra lo ngại, khi nghe Thống đốc Nguyễn Văn Giàu giải thích về nguyên nhân tăng lãi suất và giảm tăng trưởng tín dụng.
Thống đốc nói giảm tăng trưởng tín dụng thì doanh nghiệp phải tính toán việc vay vốn, nhưng nếu không tính được thì họ vẫn phải vay. Song khả năng có lãi rất khó khăn, lãi suất từ18 đến 20% thì làm sao làm ăn đủ trả lãi.
Phải tính toán thật kỹ nếu không ban đầu vài doanh nghiệp đổ vỡ sau đó sẽ đổ vỡ dây chuyền thì rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội”, bà Thu Ba lo ngại.
Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tiếp tục thảo luận về nội dung nói trên.