S&P 500 lao dốc 3 ngày liên tục
Đà giảm của chỉ số S&P 500 đã được ngăn chặn phần nào, nhờ sự đi lên mạnh mẽ của cổ phiếu Caterpillar
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm mạnh sau phiên 27/1, trong đó chỉ số S&P 500 đã lao dốc ngày thứ 3 liên tiếp, do nhà đầu tư lo lắng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ cắt giảm thêm quy mô QE.
Tuần trước, S&P 500 đã giảm điểm mạnh trong hai phiên cuối tuần, khiến chỉ số này xác lập tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 6 năm 2012 cho tới nay. Đặc biệt là trong ngày giao dịch cuối tuần, trước những lo lắng về sự ổn định của khu vực thị trường mới nổi, S&P 500 đã giảm hơn 2%, mạnh nhất từ tháng 6/2013 cho tới nay. Chỉ số VIX chuyên đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư tại Phố Wall vọt tới 32%.
Tuy nhiên, trong phiên đầu tuần, đà giảm của chỉ số S&P 500 đã được ngăn chặn phần nào, nhờ sự đi lên mạnh mẽ của cổ phiếu Caterpillar. Cổ phiếu Caterpillar đã tăng được 5,9% lên 91,29 USD sau khi hãng sản xuất thiết bị khai khoáng và xây dựng này công bố lợi nhuận quý vượt dự báo của giới phân tích. Sự đi lên của cổ phiếu Caterpillar cũng góp phần giúp ngăn đà đi xuống của chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Lĩnh vực giảm mạnh nhất trong ngày là công nghệ, với chỉ số S&P 500 lĩnh vực công nghệ giảm tới 1% và chỉ số Nasdaq lao dốc hơn 1%. Trong đó, đáng chú ý là cổ phiếu của "người khổng lồ" Google giảm tới 2% xuống còn 1.101,23 USD; cổ phiếu của Microsoft giảm mạnh 2,1% xuống còn 36,03 USD. Sau khi thị trường đóng cửa, cổ phiếu của hãng công nghệ Apple đã giảm mạnh tới 5,7%, xuống 519,38 USD.
Theo giới phân tích, tâm điểm chính của thị trường trong tuần này là cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, dự kiến bắt đầu từ 28/1 (giờ địa phương). Nhiều nhà đầu tư đã chọn cách đứng ngoài thị trường hay chuẩn bị sẵn tư thế bán tháo một khi FED quyết định giảm thêm quy mô của những biện pháp nới lỏng định lượng (QE), sau khi đã cắt giảm 10 tỷ USD từ chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (ngày 27/1), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 41,23 điểm, tương ứng với mức giảm 0,26%, xuống còn 15.837,88 điểm, xác lập ngày giảm điểm thứ 5. Chỉ số S&P 500 hạ nhẹ 8,73 điểm, tương ứng với mức giảm 0,49%, xuống còn 1.781,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite trượt mạnh tới 44,56 điểm, tương ứng với mức giảm 1,08%, chốt ngày giao dịch ở mức 4.083,61 điểm.
Phiên cuối tuần trước, chỉ số S&P 500 đã rớt xuống dưới đường trung bình động 50 ngày, lần đầu tiên kể từ phiên 9/10 năm ngoái cho tới nay. Phiên đầu tuần, chỉ số này xuống sâu hơn nữa, đồng thời chỉ số Nasdaq cũng chính thức rơi xuống dưới đường trung bình động trong vòng 50 ngày. Theo một số nhà phân tích thị trường, tình hình hiện tại khiến cho việc đánh giá xu hướng sắp tới và cả năm trở nên rất khó khăn.
Tuy nhiên, hiện mức dự báo về tình hình kinh doanh của khối doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 đã được nâng lên, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và 66,7% số đơn vị có lợi nhuận vượt kỳ vọng của thị trường.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên đầu tuần tiếp tục ở mức cao, với khoảng 8 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, cao hơn nhiều so với mức bình quân 6,8 tỷ cổ phiếu từ đầu tháng 1 cho tới nay. Số cổ phiếu giảm điểm cao vượt trội số mã tăng điểm trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ 3/1, còn ở sàn Nasdaq, cứ hơn 3 cổ phiếu giảm điểm thì lại có một mã tăng điểm.
Tuần trước, S&P 500 đã giảm điểm mạnh trong hai phiên cuối tuần, khiến chỉ số này xác lập tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 6 năm 2012 cho tới nay. Đặc biệt là trong ngày giao dịch cuối tuần, trước những lo lắng về sự ổn định của khu vực thị trường mới nổi, S&P 500 đã giảm hơn 2%, mạnh nhất từ tháng 6/2013 cho tới nay. Chỉ số VIX chuyên đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư tại Phố Wall vọt tới 32%.
Tuy nhiên, trong phiên đầu tuần, đà giảm của chỉ số S&P 500 đã được ngăn chặn phần nào, nhờ sự đi lên mạnh mẽ của cổ phiếu Caterpillar. Cổ phiếu Caterpillar đã tăng được 5,9% lên 91,29 USD sau khi hãng sản xuất thiết bị khai khoáng và xây dựng này công bố lợi nhuận quý vượt dự báo của giới phân tích. Sự đi lên của cổ phiếu Caterpillar cũng góp phần giúp ngăn đà đi xuống của chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Lĩnh vực giảm mạnh nhất trong ngày là công nghệ, với chỉ số S&P 500 lĩnh vực công nghệ giảm tới 1% và chỉ số Nasdaq lao dốc hơn 1%. Trong đó, đáng chú ý là cổ phiếu của "người khổng lồ" Google giảm tới 2% xuống còn 1.101,23 USD; cổ phiếu của Microsoft giảm mạnh 2,1% xuống còn 36,03 USD. Sau khi thị trường đóng cửa, cổ phiếu của hãng công nghệ Apple đã giảm mạnh tới 5,7%, xuống 519,38 USD.
Theo giới phân tích, tâm điểm chính của thị trường trong tuần này là cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, dự kiến bắt đầu từ 28/1 (giờ địa phương). Nhiều nhà đầu tư đã chọn cách đứng ngoài thị trường hay chuẩn bị sẵn tư thế bán tháo một khi FED quyết định giảm thêm quy mô của những biện pháp nới lỏng định lượng (QE), sau khi đã cắt giảm 10 tỷ USD từ chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (ngày 27/1), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 41,23 điểm, tương ứng với mức giảm 0,26%, xuống còn 15.837,88 điểm, xác lập ngày giảm điểm thứ 5. Chỉ số S&P 500 hạ nhẹ 8,73 điểm, tương ứng với mức giảm 0,49%, xuống còn 1.781,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite trượt mạnh tới 44,56 điểm, tương ứng với mức giảm 1,08%, chốt ngày giao dịch ở mức 4.083,61 điểm.
Phiên cuối tuần trước, chỉ số S&P 500 đã rớt xuống dưới đường trung bình động 50 ngày, lần đầu tiên kể từ phiên 9/10 năm ngoái cho tới nay. Phiên đầu tuần, chỉ số này xuống sâu hơn nữa, đồng thời chỉ số Nasdaq cũng chính thức rơi xuống dưới đường trung bình động trong vòng 50 ngày. Theo một số nhà phân tích thị trường, tình hình hiện tại khiến cho việc đánh giá xu hướng sắp tới và cả năm trở nên rất khó khăn.
Tuy nhiên, hiện mức dự báo về tình hình kinh doanh của khối doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 đã được nâng lên, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và 66,7% số đơn vị có lợi nhuận vượt kỳ vọng của thị trường.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên đầu tuần tiếp tục ở mức cao, với khoảng 8 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, cao hơn nhiều so với mức bình quân 6,8 tỷ cổ phiếu từ đầu tháng 1 cho tới nay. Số cổ phiếu giảm điểm cao vượt trội số mã tăng điểm trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ 3/1, còn ở sàn Nasdaq, cứ hơn 3 cổ phiếu giảm điểm thì lại có một mã tăng điểm.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.837,88 | -41,23 | -0,26 |
S&P 500 | 1.781,56 | -8,73 | 0,49 | |
Nasdaq | 4.083,61 | -44,56 | -1,08 | |
Anh | FTSE 100 | 6.550,66 | -113,08 | -1,70 |
Pháp | CAC 40 | 4.144,56 | -16,91 | 0,41 |
Đức | DAX | 9.349,22 | -42,80 | 0,46 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 15.005,73 | -385,83 | -2,51 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.976,10 | -473,96 | -2,11 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.033,30 | -21,09 | -1,03 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.462,57 | -135,74 | -1,58 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.910,34 | -30,22 | -1,56 |
Singapore | Straits Times | 3.042,43 | -33,56 | -1,09 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |