S&P 500 suýt lập kỷ lục về chuỗi ngày tăng điểm
Ngày 8/3, chứng khoán Mỹ đã thoái lui vào cuối ngày giao dịch cùng với thanh khoản suy giảm mạnh
Ngày 8/3, chứng khoán Mỹ đã thoái lui vào cuối ngày giao dịch cùng với thanh khoản suy giảm mạnh.
Hôm thứ Hai, Quỹ BarclayHedge cho biết, các quỹ đầu cơ trong tháng 1/2010 đã tăng tỷ trọng danh mục đầu tư thêm 7,1 tỷ USD, trong khi đó các quỹ hưu trí cũng nâng giá trị danh mục đầu tư thêm 4,07 tỷ USD. BarclayHedge cũng cho biết hiện các quỹ đầu cơ đang nắm giữ tổng tài sản trị giá 1,5 nghìn tỷ USD, thấp hơn 500 tỷ USD so với cuối năm 2007.
Nasdaq tiếp tục đi lên
Mở cửa ngày giao dịch với mức tăng nhẹ, cả ba chỉ số chứng khoán đã không còn duy trì chung một xu hướng mà phân hóa với việc S&P 500 và Dow Jones thì giằng co xu hướng tăng/giảm điểm, còn Nasdaq tiếp tục đi lên sau khi đã ở mức cao nhất trong vòng 18 tháng qua.
Phiên này không có thông tin nào quan trọng được công bố nên diễn biến của thị trường không mấy sôi động. Biên độ dao động của thị trường trong khoảng -0,1% đến 0,4%. Nhìn chung, sau khi thị trường tăng 2,3% vào tuần trước thì bước vào phiên đầu tuần, hoạt động chốt lời diễn ra mạnh mẽ, nhất là đối với các cổ phiếu trong Dow Jones vốn đã tăng mạnh trong tuần qua.
Điểm đáng chú ý là chỉ số S&P 500 đã giảm điểm vào cuối phiên, chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng điểm liên tiếp. Nếu tiếp tục tăng điểm trong phiên đầu tuần, thì S&P 500 sẽ có chuỗi ngày tăng điểm lâu nhất kể từ năm 2006.
Trong phiên này, chỉ số Nasdaq duy trì được đà tăng nhờ vào sự nâng đỡ của cổ phiếu Cisco Systems và nhà sản xuất điện thoại BlackBerry - Research in Motion. Cổ phiếu Cisco Systems tăng 3,72% lên mức cao nhất trong vòng 21 tháng, cổ phiếu Research in Motion tiến thêm 5,6%.
Trong khi đó, sau khi công bố thương vụ bán đơn vị bảo hiểm Alico cho MetLife với giá 15,5 tỷ USD, cổ phiếu của AIG đã tăng 3,6%, còn cổ phiếu của MetLife thì tăng tới 5,1%.
Với việc chốt lời trên diện rộng, 19/30 cổ phiếu trong Dow Jones đã mất điểm, trong đó cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là 3M với biên độ 1,37%, còn cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất là Cisco Systems.
Thanh khoản của thị trường đã giảm mạnh khi khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq chỉ đạt 7,06 tỷ cổ phiếu, mức thấp thứ hai trong năm 2010 và thấp hơn mức trung bình 9,65 tỷ cổ phiếu/phiên của năm ngoái. Trên sàn New York, tỷ lệ cổ phiến tăng/giảm là 3:2.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 8/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 8/3: chỉ số Dow Jones giảm 13,68 điểm, tương đương -0,13%, chốt ở mức 10.552,52.
Chỉ số Nasdaq tiến thêm 5,86 điểm, tương ứng 0,25%, chốt ở mức 2.332,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 0,2 điểm, tương ứng -0,02%, đóng cửa ở mức 1.138,5.
Chứng khoán châu Á bùng nổ
Ngày 8/3, thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương lên mức cao nhất trong vòng 6 tuần qua.
Trước tác động tích cực của phiên giao dịch cuối tuần và cả tuần trước của chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Á đã tăng điểm mạnh ngay từ khi thị trường mở cửa ngày giao dịch đầu tuần.
Bên cạnh đó, thị trường cũng được hỗ trợ bởi tuyên bố của Tổng thống Pháp Sarkozy về việc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã sẵn sàng giải cứu Hy Lạp. Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp George Provopoulos tuyên bố trước báo chí Đức về việc nước này không cần hỗ trợ của nước ngoài trong vấn đề nợ công.
Đà tăng được duy trì trong cả ngày giao dịch cho thấy sức cầu rất lớn của thị trường, trong khi bên bán thì dè chừng. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp của thị trường khu vực.
Ngày giao dịch kết thúc với mức tăng hơn 1,2% ở 5 thị trường lớn, trong đó thị trường Nhật nổi trội với mức tăng hơn 2% giá trị và thị trường Hồng Kông lên gần 2%. Các cổ phiếu đồng loạt lên điểm áp đảo số cổ phiếu giảm điểm với tỷ lệ 8:1, đã giúp chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng tới 1,9%, lên 122,56 điểm.
Riêng thị trường Việt Nam, nhà đầu tư đã chứng kiến phiên giao dịch bùng nổ khi ngưỡng 520 chính thức bị phá vỡ, đi kèm với khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,25%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 1,56%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 1,51%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,73%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 1,56%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,71%.
HTML clipboard
Hôm thứ Hai, Quỹ BarclayHedge cho biết, các quỹ đầu cơ trong tháng 1/2010 đã tăng tỷ trọng danh mục đầu tư thêm 7,1 tỷ USD, trong khi đó các quỹ hưu trí cũng nâng giá trị danh mục đầu tư thêm 4,07 tỷ USD. BarclayHedge cũng cho biết hiện các quỹ đầu cơ đang nắm giữ tổng tài sản trị giá 1,5 nghìn tỷ USD, thấp hơn 500 tỷ USD so với cuối năm 2007.
Nasdaq tiếp tục đi lên
Mở cửa ngày giao dịch với mức tăng nhẹ, cả ba chỉ số chứng khoán đã không còn duy trì chung một xu hướng mà phân hóa với việc S&P 500 và Dow Jones thì giằng co xu hướng tăng/giảm điểm, còn Nasdaq tiếp tục đi lên sau khi đã ở mức cao nhất trong vòng 18 tháng qua.
Phiên này không có thông tin nào quan trọng được công bố nên diễn biến của thị trường không mấy sôi động. Biên độ dao động của thị trường trong khoảng -0,1% đến 0,4%. Nhìn chung, sau khi thị trường tăng 2,3% vào tuần trước thì bước vào phiên đầu tuần, hoạt động chốt lời diễn ra mạnh mẽ, nhất là đối với các cổ phiếu trong Dow Jones vốn đã tăng mạnh trong tuần qua.
Điểm đáng chú ý là chỉ số S&P 500 đã giảm điểm vào cuối phiên, chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng điểm liên tiếp. Nếu tiếp tục tăng điểm trong phiên đầu tuần, thì S&P 500 sẽ có chuỗi ngày tăng điểm lâu nhất kể từ năm 2006.
Trong phiên này, chỉ số Nasdaq duy trì được đà tăng nhờ vào sự nâng đỡ của cổ phiếu Cisco Systems và nhà sản xuất điện thoại BlackBerry - Research in Motion. Cổ phiếu Cisco Systems tăng 3,72% lên mức cao nhất trong vòng 21 tháng, cổ phiếu Research in Motion tiến thêm 5,6%.
Trong khi đó, sau khi công bố thương vụ bán đơn vị bảo hiểm Alico cho MetLife với giá 15,5 tỷ USD, cổ phiếu của AIG đã tăng 3,6%, còn cổ phiếu của MetLife thì tăng tới 5,1%.
Với việc chốt lời trên diện rộng, 19/30 cổ phiếu trong Dow Jones đã mất điểm, trong đó cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là 3M với biên độ 1,37%, còn cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất là Cisco Systems.
Thanh khoản của thị trường đã giảm mạnh khi khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq chỉ đạt 7,06 tỷ cổ phiếu, mức thấp thứ hai trong năm 2010 và thấp hơn mức trung bình 9,65 tỷ cổ phiếu/phiên của năm ngoái. Trên sàn New York, tỷ lệ cổ phiến tăng/giảm là 3:2.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 8/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 8/3: chỉ số Dow Jones giảm 13,68 điểm, tương đương -0,13%, chốt ở mức 10.552,52.
Chỉ số Nasdaq tiến thêm 5,86 điểm, tương ứng 0,25%, chốt ở mức 2.332,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 0,2 điểm, tương ứng -0,02%, đóng cửa ở mức 1.138,5.
Chứng khoán châu Á bùng nổ
Ngày 8/3, thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương lên mức cao nhất trong vòng 6 tuần qua.
Trước tác động tích cực của phiên giao dịch cuối tuần và cả tuần trước của chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Á đã tăng điểm mạnh ngay từ khi thị trường mở cửa ngày giao dịch đầu tuần.
Bên cạnh đó, thị trường cũng được hỗ trợ bởi tuyên bố của Tổng thống Pháp Sarkozy về việc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã sẵn sàng giải cứu Hy Lạp. Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp George Provopoulos tuyên bố trước báo chí Đức về việc nước này không cần hỗ trợ của nước ngoài trong vấn đề nợ công.
Đà tăng được duy trì trong cả ngày giao dịch cho thấy sức cầu rất lớn của thị trường, trong khi bên bán thì dè chừng. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp của thị trường khu vực.
Ngày giao dịch kết thúc với mức tăng hơn 1,2% ở 5 thị trường lớn, trong đó thị trường Nhật nổi trội với mức tăng hơn 2% giá trị và thị trường Hồng Kông lên gần 2%. Các cổ phiếu đồng loạt lên điểm áp đảo số cổ phiếu giảm điểm với tỷ lệ 8:1, đã giúp chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng tới 1,9%, lên 122,56 điểm.
Riêng thị trường Việt Nam, nhà đầu tư đã chứng kiến phiên giao dịch bùng nổ khi ngưỡng 520 chính thức bị phá vỡ, đi kèm với khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,25%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 1,56%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 1,51%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,73%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 1,56%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,71%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.566,20 | 10.552,52 | 13,68 | 0,13 |
Nasdaq | 2.326,35 | 2.332,21 | 5,86 | 0,25 | |
S&P 500 | 1.138,69 | 1.138,50 | 0,19 | 0,02 | |
Anh | FTSE 100 | 5.599,76 | 5.606,72 | 6,96 | 0,12 |
Đức | DAX | 5.877,36 | 5.875,91 | 1,45 | 0,02 |
Pháp | CAC 40 | 3.910,42 | 3.903,54 | 6,88 | 0,18 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.666,26 | 7.762,27 | 96,01 | 1,25 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.368,96 | 10.585,92 | 216,96 | 2,09 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.787,97 | 21.196,87 | 408,90 | 1,97 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.634,57 | 1.660,04 | 25,47 | 1,56 |
Singapore | Straits Times | 2.765,59 | 2.833,71 | 43,42 | 1,56 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.031,06 | 3.053,23 | 22,17 | 0,73 |
Ấn Độ | BSE | 16.994,49 | 17,115.51 | 121,02 | 0,71 |
Australia | ASX | 3.031,06 | N/A | N/A | N/A |
Việt Nam | VN-Index | 513,39 | 521,12 | 7,73 | 1,51 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |