09:59 16/02/2013

S&P 500 tăng liên tiếp 7 tuần

Thanh Hải

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1967 cho tới nay, chỉ số này khởi đầu năm với 7 tuần tăng điểm liên tục

Nguyên nhân chính giúp các chỉ số có mức tăng ấn tượng thời gian qua là 
nhờ lợi nhuận kinh doanh quý 4/2012 của khối doanh nghiệp <i>- Ảnh: AP.</i><br>
Nguyên nhân chính giúp các chỉ số có mức tăng ấn tượng thời gian qua là nhờ lợi nhuận kinh doanh quý 4/2012 của khối doanh nghiệp <i>- Ảnh: AP.</i><br>
Thị trường chứng khoán Mỹ đã chính thức khép lại một tuần giao dịch đầy biến động với sự lên xuống trái chiều của các chỉ số chính, do nhà đầu tư không tìm thấy xung lực chính để mua bán.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/2, chỉ số công nghiệp Dow Jones nhích nhẹ 8,37 điểm, tương ứng 0,06%, lên mức 13.981,76 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 1,59 điểm, tương ứng với 0,1%, xuống còn 1.519,79 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 6,63 điểm, tương ứng 0,21%, xuống còn 3.192,03 điểm.

Tính cả 5 ngày giao dịch trong tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,08%. Đây là tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp của chỉ số này trong năm 2013. Chỉ số Nasdaq cũng giảm 0,06% trong tuần, xác định tuần giảm điểm đầu tiên trong năm. Trong khi, chỉ số S&P 500 tăng 0,12%, đánh dấu tuần tăng điểm thứ 7.

Với kết quả này, trong 7 tuần qua, S&P 500 đã tăng được 8,4%. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1967 cho tới nay, chỉ số này khởi đầu năm với 7 tuần tăng điểm liên tục. Cũng tính chung từ đầu năm 2013 cho tới nay, Dow Jones tăng được 6,7%, S&P 500 tiến 6,56% và Nasdaq Composite đã cộng thêm được 5,71%.

Nguyên nhân chính giúp các chỉ số có mức tăng ấn tượng thời gian qua là nhờ lợi nhuận kinh doanh quý 4/2012 của khối doanh nghiệp. Ngoài ra, các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị thương vụ đạt tới 158 tỷ USD từ đầu năm cho tới nay cũng là một động lực giúp thị trường tăng điểm.

Tuy nhiên, những lý do này đang trở nên mờ nhạt trong tuần này, và cũng là nguyên nhân chủ lực khiến nhà đầu tư không tìm được động lực để tăng cường các hoạt động giao dịch cổ phiếu. Hiện thị trường đang chờ xem kết quả cuộc thương thảo của giới chức trách Mỹ về các biện pháp cắt giảm chi tiêu tự động.

Khối lượng giao dịch trong phiên cuối tuần (15/2) ở mức trung bình, với khoảng 6,69 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức hàng ngày 6,48 tỷ cổ phiếu hồi năm 2012. Chênh lệch tỷ lệ cổ phiếu giảm so với cổ phiếu tăng trên sàn New York, Nasdaq không lớn.

Thị trườngChỉ sốĐóng cửa+/- (điểm)+/- (%)
MỹDow Jones13.981,76+8,37+0,06
S&P 5001.519,79-1,59-0,10
Nasdaq3.192,03-6,63-0,21
AnhFTSE 1006.328,26+0,90+0,01
PhápCAC 403.660,37-9,23-0,25
ĐứcDAX7.593,51-37,68-0,49
Nhật BảnNikkei 22511.173,83-133,45-1,18
Hồng KôngHang Seng23.444,56+31,31+0,13
Trung QuốcShanghai Composite2.432,40+13,87+0,57
Đài LoanTaiwan Weighted7.906,65+19,71+0,25
Hàn QuốcKOSPI Composite1.981,18+1,57+0,08
SingaporeStraits Times3.283,07-7,40-0,22
Nguồn: CNBC, Market Watch.