Sự sụp đổ của gia đình tỷ phú đằng sau vụ công ty túi khí phá sản
Đang nắm giữ khoảng 60% cổ phần công ty, tài sản của gia đình sáng lập “bay hơi” 2,7 tỷ USD do cuộc khủng hoảng
Mới đây, Công ty sản xuất túi khí ôtô Takata của Nhật Bản nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đằng sau vụ phá sản của hãng túi khí lớn nhất thế giới này là sự sụp đổ của một đế chế kinh doanh nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản.
Theo hãng tin Bloomberg, Takata đệ đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ và Nhật hôm 26/6. Theo Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ, Takata có số nghĩa vụ nợ hơn 10 tỷ USD, bao gồm tiền bồi thường cho các hãng sản xuất ôtô Honda, Toyota, và người tiêu dùng thực hiện các vụ kiện tập thể đối với công ty.
Trong suốt thập kỷ qua, những sai sót trên túi khí của Tanaka có liên quan tới ít nhất 17 cái chết, hàng trăm người bị thương và là tâm điểm của vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử ngành xe hơi. Tới giờ, hãng này vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra lỗi trên sản phẩm của mình.
“Mũi rìu” về phía gia đình nhà sáng lập
Những sự vụ trên khiến các cổ đông nổi giận và “chĩa mũi dìu” về phía Chủ tịch kiêm Giám đốc điều Shigehisa Takada của công ty, thế hệ thứ ba tiếp quản đế chế kinh doanh của gia đình.
Đang nắm giữ khoảng 60% cổ phần công ty, tài sản của gia đình nhà sáng lập “bay hơi” 2,7 tỷ USD do cuộc khủng hoảng. Vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử cũng khiến giá trị số cổ phần gia đình đang nắm giữ cũng giảm từ hơn 300 tỷ Yên xuống chỉ còn 2 tỷ Yên.
Vào thời hoàng kim năm 2007, giá trị vốn hóa của công ty này cũng sụt mạnh từ mức đỉnh 400 tỷ Yên (3,6 tỷ USD). Trước khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra, mỗi năm, gia đình nhà sáng lập cũng thu về hơn 1 tỷ Yên tiền lợi tức.
“Takata đang phải đối mặt với nợ nần chồng chất do chi phí thu hồi sản phẩm lớn. Cổ phiếu của công ty này giờ đây gần như đã vô giá trị”, Tatsuya Ikeda, luật sư của công ty Adire Legal Professional Corporation tại Tokyo cho biết.
Tại cuộc họp cổ đông cuối cùng của Takada hôm thứ 3 trước khi cổ phiếu của công ty bị hủy niêm yết, các nhà đầu tư của công ty tỏ ra bức xúc trước những phản ứng chậm chạp của gia đình nhà sáng lập trước cuộc khủng hoảng dẫn tới nhiều vụ thu hồi sản phẩm sau đó.
“Nếu gia đình nhà sáng lập hành động nhanh nhạy hơn, cục diện cuộc khủng hoảng có thể đã khác hoàn toàn”, Seiji Kitada, một cổ đông tới từ Osaka, nhận định. “Thật khó hiểu được gia đình họ quản lý vận hành tập đoàn”.
Ngay sau khi tốt nghiệp đại học Keio năm 1988, Shigehisa Takada gia nhập Takata và chính thức tiếp quản sự nghiệp của cha vào năm 2007 với vị trí giám đốc điều hành (CEO), khi đó ông 41 tuổi.
Khi khủng hoảng thu hồi túi khí nổ ra, ông đã xin lỗi khách hàng nhưng chỉ qua thông cáo và báo chí chứ không công khai xuất hiện. Khi công ty bị yêu cầu phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về vụ việc, ông đã không đích thân đi mà sai cấp dưới đi thay.
Mãi tới này 25/6/2015, sau cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên, ông mới xuất hiện và xin lỗi trước công chúng.
Cách thức xử lý khủng hoảng nợ của Takada cũng thách thức sự kiên nhẫn của các cổ đông. Ban đầu, họ kiên nhẫn tin vào việc tái cơ cấu nợ và giải pháp âm thầm thỏa thuận với các nhà cung cấp và ngân hàng.
Tuy nhiên, mọi thứ như vỡ òa khi truyền thông đưa tin công ty chuẩn bị phá sản. Các cổ đông gây áp lực đòi việc đàm phán các khoản nợ phải được tiến hành công khai và minh bạch trước.
Những phát biểu của Takada tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông như “giọt nước tràn ly” khiến các cổ đông bùng phẫn nộ: “Thật không may, khi báo chí loan tin (việc công ty sắp phá sản), các chủ nợ của chúng ta đã không thể đợi thêm được nữa”.
Thời hoàng kim của Takata
Takata được thành lập vào năm 1933 tại tỉnh Shiga, Nhật Bản bởi Takezo Takada, chuyên sản xuất dù và các sản phẩm dệt.
Vào năm 1960, công ty bắt đầu mở rộng sang sản xuất dây đai an toàn cho các hãng xe Nhật, ngành công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản khi đó. Takata cũng là công ty đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà máy thử nghiệm dây đeo an toàn trong điều kiện thực tế.
Vào những năm 1970, Takata mở rộng sản xuất sản phẩm an toàn trên xe dành cho trẻ em và bắt đầu mở rộng thị trường sang Hàn Quốc, Mỹ và Ireland trong thập kỷ sau đó.
Năm 1973, Takata là công ty sản xuất dây đai duy nhất đạt chuẩn của Cơ quan an toàn giao thông Mỹ (NHTSA).
Vài năm sau đó, Honda bắt đầu triển khai hợp tác với Takata để sản xuất túi khí và nắm giữ một lượng nhỏ cổ phần trong công ty.
Takata sau đó nhanh chóng “phất lên” và trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong ngành công nghiệp sản phẩm an toàn xe hơi với nhiều khách hàng lớn như Ford Motor, BMW và Fiat Chrysler.
Năm 2000, Takata mua lại công ty đối thủ Petri AG của Đức và thành lập công ty con tại châu Âu có tên Takata-Petri, sau này đổi tên thành Takata AG. Takata AG chuyên sản xuất các bộ phận bằng nhựa cho nhiều lĩnh vực, không chỉ cho ngành công nghiệp xe hơi.
Trong những năm hoàng kim, nhân viên của Takata thường gọi người điều hành tập đoàn Juichiro Takada là “vua”. Ông qua đời năm 2011. Vợ ông, Akiko, hiện vẫn là một trong những cổ đông lớn nhất của công ty. Bà rút khỏi công việc quản lý tập đoàn từ năm 2005.
Bằng cách phá sản, Takata - công ty 84 năm tuổi - sẽ được bán lại cho công ty sản xuất túi khí Key Safety Systems (KSS) của Mỹ. KSS nhất trí mua lại Takata với giá 1,6 tỷ USD. Sau vụ mua lại, KSS dự kiến sẽ giữ nguyên nhân viên của Takata trên toàn cầu và đưa công ty này hoàn tất quy trình phá sản vào cuối quý 1/2018.
Theo hãng tin Bloomberg, Takata đệ đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ và Nhật hôm 26/6. Theo Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ, Takata có số nghĩa vụ nợ hơn 10 tỷ USD, bao gồm tiền bồi thường cho các hãng sản xuất ôtô Honda, Toyota, và người tiêu dùng thực hiện các vụ kiện tập thể đối với công ty.
Trong suốt thập kỷ qua, những sai sót trên túi khí của Tanaka có liên quan tới ít nhất 17 cái chết, hàng trăm người bị thương và là tâm điểm của vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử ngành xe hơi. Tới giờ, hãng này vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra lỗi trên sản phẩm của mình.
“Mũi rìu” về phía gia đình nhà sáng lập
Những sự vụ trên khiến các cổ đông nổi giận và “chĩa mũi dìu” về phía Chủ tịch kiêm Giám đốc điều Shigehisa Takada của công ty, thế hệ thứ ba tiếp quản đế chế kinh doanh của gia đình.
Đang nắm giữ khoảng 60% cổ phần công ty, tài sản của gia đình nhà sáng lập “bay hơi” 2,7 tỷ USD do cuộc khủng hoảng. Vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử cũng khiến giá trị số cổ phần gia đình đang nắm giữ cũng giảm từ hơn 300 tỷ Yên xuống chỉ còn 2 tỷ Yên.
Vào thời hoàng kim năm 2007, giá trị vốn hóa của công ty này cũng sụt mạnh từ mức đỉnh 400 tỷ Yên (3,6 tỷ USD). Trước khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra, mỗi năm, gia đình nhà sáng lập cũng thu về hơn 1 tỷ Yên tiền lợi tức.
“Takata đang phải đối mặt với nợ nần chồng chất do chi phí thu hồi sản phẩm lớn. Cổ phiếu của công ty này giờ đây gần như đã vô giá trị”, Tatsuya Ikeda, luật sư của công ty Adire Legal Professional Corporation tại Tokyo cho biết.
Tại cuộc họp cổ đông cuối cùng của Takada hôm thứ 3 trước khi cổ phiếu của công ty bị hủy niêm yết, các nhà đầu tư của công ty tỏ ra bức xúc trước những phản ứng chậm chạp của gia đình nhà sáng lập trước cuộc khủng hoảng dẫn tới nhiều vụ thu hồi sản phẩm sau đó.
“Nếu gia đình nhà sáng lập hành động nhanh nhạy hơn, cục diện cuộc khủng hoảng có thể đã khác hoàn toàn”, Seiji Kitada, một cổ đông tới từ Osaka, nhận định. “Thật khó hiểu được gia đình họ quản lý vận hành tập đoàn”.
Ngay sau khi tốt nghiệp đại học Keio năm 1988, Shigehisa Takada gia nhập Takata và chính thức tiếp quản sự nghiệp của cha vào năm 2007 với vị trí giám đốc điều hành (CEO), khi đó ông 41 tuổi.
Khi khủng hoảng thu hồi túi khí nổ ra, ông đã xin lỗi khách hàng nhưng chỉ qua thông cáo và báo chí chứ không công khai xuất hiện. Khi công ty bị yêu cầu phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về vụ việc, ông đã không đích thân đi mà sai cấp dưới đi thay.
Mãi tới này 25/6/2015, sau cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên, ông mới xuất hiện và xin lỗi trước công chúng.
Cách thức xử lý khủng hoảng nợ của Takada cũng thách thức sự kiên nhẫn của các cổ đông. Ban đầu, họ kiên nhẫn tin vào việc tái cơ cấu nợ và giải pháp âm thầm thỏa thuận với các nhà cung cấp và ngân hàng.
Tuy nhiên, mọi thứ như vỡ òa khi truyền thông đưa tin công ty chuẩn bị phá sản. Các cổ đông gây áp lực đòi việc đàm phán các khoản nợ phải được tiến hành công khai và minh bạch trước.
Những phát biểu của Takada tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông như “giọt nước tràn ly” khiến các cổ đông bùng phẫn nộ: “Thật không may, khi báo chí loan tin (việc công ty sắp phá sản), các chủ nợ của chúng ta đã không thể đợi thêm được nữa”.
Thời hoàng kim của Takata
Takata được thành lập vào năm 1933 tại tỉnh Shiga, Nhật Bản bởi Takezo Takada, chuyên sản xuất dù và các sản phẩm dệt.
Vào năm 1960, công ty bắt đầu mở rộng sang sản xuất dây đai an toàn cho các hãng xe Nhật, ngành công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản khi đó. Takata cũng là công ty đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà máy thử nghiệm dây đeo an toàn trong điều kiện thực tế.
Vào những năm 1970, Takata mở rộng sản xuất sản phẩm an toàn trên xe dành cho trẻ em và bắt đầu mở rộng thị trường sang Hàn Quốc, Mỹ và Ireland trong thập kỷ sau đó.
Năm 1973, Takata là công ty sản xuất dây đai duy nhất đạt chuẩn của Cơ quan an toàn giao thông Mỹ (NHTSA).
Vài năm sau đó, Honda bắt đầu triển khai hợp tác với Takata để sản xuất túi khí và nắm giữ một lượng nhỏ cổ phần trong công ty.
Takata sau đó nhanh chóng “phất lên” và trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong ngành công nghiệp sản phẩm an toàn xe hơi với nhiều khách hàng lớn như Ford Motor, BMW và Fiat Chrysler.
Năm 2000, Takata mua lại công ty đối thủ Petri AG của Đức và thành lập công ty con tại châu Âu có tên Takata-Petri, sau này đổi tên thành Takata AG. Takata AG chuyên sản xuất các bộ phận bằng nhựa cho nhiều lĩnh vực, không chỉ cho ngành công nghiệp xe hơi.
Trong những năm hoàng kim, nhân viên của Takata thường gọi người điều hành tập đoàn Juichiro Takada là “vua”. Ông qua đời năm 2011. Vợ ông, Akiko, hiện vẫn là một trong những cổ đông lớn nhất của công ty. Bà rút khỏi công việc quản lý tập đoàn từ năm 2005.
Bằng cách phá sản, Takata - công ty 84 năm tuổi - sẽ được bán lại cho công ty sản xuất túi khí Key Safety Systems (KSS) của Mỹ. KSS nhất trí mua lại Takata với giá 1,6 tỷ USD. Sau vụ mua lại, KSS dự kiến sẽ giữ nguyên nhân viên của Takata trên toàn cầu và đưa công ty này hoàn tất quy trình phá sản vào cuối quý 1/2018.