Sự thật về các loại tinh dầu
Bạn mới bắt đầu tìm hiểu về tinh dầu? Có lẽ, có rất nhiều thắc mắc bạn cần được giải đáp chẳng hạn như tinh dầu là gì, tinh dầu thiên nhiên, tinh dầu nguyên chất, chúng có thật sự an toàn và những cách sử dụng hiệu quả…?
Theo tài liệu, tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh, từ lá cây; thân cây; hoa; vỏ cây; rễ cây; hoặc những bộ phận khác của thực vật. Phương pháp khác để tách chiết tinh dầu là tách chiết dung môi.
Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 -100 lần các loại dược thảo sấy khô (thảo mộc). Hầu hết các loại tinh dầu đều trong, ngoại trừ vài loại tinh dầu như dầu cây hoắc hương, dầu cam, sả chanh thì đều có màu vàng hoặc hổ phách.Tinh dầu được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm, hay thêm mùi vào hương/trầm và các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh gia dụng khác.Trong lịch sử, tinh dầu cũng từng được sử dụng trong lĩnh vực y học. Các ứng dụng y học bao gồm từ làm đẹp da cho tới điều trị ung thư. Các tuyên bố về hiệu quả của điều trị y học bằng tinh dầu, cụ thể là hiệu quả chữa trị ung thư, hiện tại phải tuân theo các quy định điều chỉnh tại nhiều quốc gia.Hiện nay tinh dầu được nhiều người sử dụng thay thế các loại mỹ phẩm thông thường, bởi tính an toàn trong sử dụng và gần như không có tác dụng phụ. Bên cạnh tác dụng chăm sóc sắc đẹp công dụng chăm sóc sức khỏe, làm sạch không khí cũng được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bạn có thể tham khảo những người tư vấn sử dụng có kinh nghiệm hoặc bác sĩ của bạn.
Tinh dầu nguyên chất là gì?Tinh dầu nguyên chất là tinh dầu chưa pha chế với các thành phần hoá học khác. Được chiết xuất 100% từ thực vật thiên nhiên. Với một hàm lượng nhất định chúng thường ăn uống được, rất tốt và an toàn cho sức khỏe, trừ một số loại tinh dầu được khai thác từ các loại dược thảo không ăn uống được (ở dạng thô - như lộc đề, bách...). Ngược lại tinh dầu không nguyên chất là tinh dầu được pha từ tinh dầu nguyên chất với các chất hóa học khác mà vẫn giữ được hương của tinh dầu hoặc tinh dầu được chiết xuất nguyên chất từ thực vật nhưng chưa đạt chất lượng hoàn toàn tinh khiết thành phần từ dược thảo thiên nhiên có lợi cho sức khỏe.Tinh dầu tổng hợpLà sản phẩm có mùi hương tương từ tinh dầu được tạo thành qua con đường tổng hợp hóa học còn gọi là dầu thơm.Cách sử dụng tinh dầuLiệu pháp tại chỗ ( mát xa):Tinh dầu tinh khiết sẽ thẩm thấu rất tốt qua da, hấp thu trực tiếp qua màng tế bào. Một số loại có thể gây kích ứng da, vì vậy khi sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì các loại tinh dầu có nhiều cấp độ khác nhau. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu chúng ta thích dùng tinh dầu, nên tìm kiếm các loại tinh dầu đạt cấp độ tinh dầu trị liệu. Đa số các loại tinh dầu đều có thể bôi lên da với các công dụng trị liệu của loại thực vật đó. Có thể kết hợp các loại tinh dầu để có tác dụng tốt nhất.Mát xa với tinh dầu là 1 liệu pháp hiệu quả để giảm trừ căng thằng và chăm sóc da. Thường tinh dầu không mát xa trực tiếp được lên da mà phải sử dụng kết hợp với dầu nền (dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu olive,...).Tùy theo mức độ mẫn cảm của da, độ tuổi của người sử dụng, tình trạng sức khỏe mà tỷ lệ pha trộn với dầu nền có tỷ lệ từ 0.5% - 5%. Lưu ý, trẻ em dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng tinh dầu.
Liệu pháp hương thơm ( xông, khuếch tán )Thường dùng cho mục đích hương thơm hoặc điều trị các bệnh về đường hô hấp Nếu chúng ta dùng những loại tinh dầu không đảm bảo tinh khiết, điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng lâu dài.Bạn có thể nhỏ 3 - 5 giọt tinh dầu vào khăn có chất liệu vải cotton để ở nơi mà bạn cần tạo mùi. Tinh dầu sẽ bay hương và lan tỏa những nơi gần đó. Với cách xông, bạn phải dùng thêm công cụ đó là đèn khuếch tán tinh dầu (những chiếc đèn còn đóng vai trò là một vật trang trí rất đẹp). Do tinh dầu không tan trong nước chỉ tan trong cồn và dầu nền. Nên muốn làm để xịt thì phải pha với cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trong bồn tắm để tận hưởng hương tinh dầu lan tỏa.Liệu pháp bên trong (ăn, uống, ngậm...)Các loại tinh dầu chất lượng cao hầu hết dùng được bên trong (theo hàm lượng nhất định). Thường tinh dầu nguyên chất không được chỉ định đường uống do tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc nên cần phải pha chế theo công thức, liệu lượng chuẩn thì mới đảm bảo an toàn.Các loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến và tác dụngThực tế hiện nay có tới gần 90 loại tinh dầu, trong đó được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới vào khoảng hơn 60 loại. Hoa oải hương: Thích hợp cho việc thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng. Giúp giảm vết bầm tím, vết rạn trên da Tràm: Tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh đường hô hấp Tràm trà: Nổi tiếng trong việc trị mụn Trầm hương: Giảm căng thẳng, tăng cường khả năng miễn dịch, tốt cho bệnh hen, viêm phế quản, ho Chanh: Được ứng dụng rất nhiều, nó chủ yếu giúp làm sạch, khử mùi, diệt khuẩn Sả: Khử mùi, xua đuổi côn trùng, rất thích hợp để đuổi muỗi Bưởi: Công dụng chăm sóc tóc Bạc hà: Giúp chữa đau bụng, buồn nôn đồng thời cũng rất hiệu quả với chứng đau đầu, chăm sóc sức khỏe răng miệng Hoa anh thảo: Tốt cho việc trị mụn đặc biệt là mụn do nội tiết, ngoài ra còn giúp cân bằng nội tiết tố của phụ nữ Quế: Có tính nóng ấm nên thường được dùng để trị cảm lạnh, hỗ trợ tiêu hóa.
Cách bảo quản Việc bảo quản tinh dầu đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng lâu dài của sản phẩmCác yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ cao đều có thể phá hủy các tính chất của tinh dầu. Bạn cần tránh không làm thay đổi nhiệt độ của tinh dầu một cách đột ngột, việc này rất dễ phá hủy cấu trúc của nó. Quá trình oxy hóa sẽ xảy ra khi bạn để tinh dầu tiếp xúc lâu trong không khí. Chính vì vậy bạn cần tránh để mở nắp lọ đựng quá lâu. Ngoài ra bạn nên tránh để nước lẫn vào vì lúc này các tính chất của tinh dầu sẽ bị pha loãng Để cất trữ, bạn sử dụng lọ thủy tinh có màu coban hoặc hổ phách, không sử dụng lọ thủy tinh trong suốt. Cất các lọ tinh dầu vào hộp gỗ hoặc túi vải.Lưu ý khi chọn mua tinh dầuThị trường bán các sản phẩm tinh dầu rất phong phú. Nhưng chất lượng tinh dầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tùy mức độ. Tại nhiều cửa hàng, các mẫu tinh dầu từ 10ml, 15ml và 100ml, có giá bán từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng với các loại mùi hương khác nhau. Người bán luôn giới thiệu: tinh dầu nguyên chất, tự nhiên, tuy nhiên người mua khó kiểm chứng điều này. Các bác sĩ khuyến cáo, người dùng tinh dầu phải quan tâm đến nguồn gốc, nơi sản xuất, nhập khẩu phải có chứng nhận nguồn gốc nước sở tại hoặc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, với những sản phẩm do người bán tự sản xuất thì khó kiểm soát.
Khi sử dụng tinh dầu, tùy theo cơ địa của mỗi người có thể xảy ra phản ứng nhạy cảm khác nhau. Sử dụng tinh dầu nồng độ cao có thể gây ra phỏng. Đặc biệt, với người có bệnh hen suyễn mãn tính, da dễ phản ứng nhạy cảm, gia đình có trẻ sơ sinh không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với tinh dầu.Theo các nhà sản xuất, tinh dầu khác hoàn toàn với hương hóa học tổng hợp. Nếu như tinh dầu nguyên chất thiên nhiên được quảng cáo có nhiều công dụng như trị cảm, giảm cân, thư giãn... thì các loại hương tổng hợp không có tác dụng trị liệu và đôi khi có thể tạo ra các ức chế thần kinh gây đau đầu, mùi cũng không thơm lâu.Các nhà khoa học cho rằng, một số chất tạo mùi thơm có độc tính đối với cơ thể, như toluen, aceton, focmaldehit… vì có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, gây tổn thương hệ thần kinh. Những sản phẩm có mùi càng thơm, hương lưu lâu lại càng có nhiều hóa chất.
Dùng tinh dầu hợp lý rất tốt, nhưng lạm dụng sẽ gây khó chịu cho cơ thể. Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không nên dùng quá 6 tháng.
Những người có vết thương hở không nên bôi tinh dầu. Người có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, dị ứng… tránh dùng tinh dầu đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, tiêu đen, bạc hà.
Những người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.
Nếu người từng và đang bị động kinh, thần kinh, thận cần tránh xa tinh dầu khuynh diệp, tiểu hồi, hương thảo, lá xô thơm, cây bách, hạt tiêu đen, cây thông, cây thìa là.
Người có vấn đề về tuyến tiền liệt tránh dùng tinh dầu melissa, thông… Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng tinh dầu melissa…
Phụ nữ có thai giai đoạn đầu không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào. Giai đoạn sau muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ và pha chế thật loãng.
Khi sử dụng tinh dầu, tùy theo cơ địa của mỗi người có thể xảy ra phản ứng nhạy cảm khác nhau. Sử dụng tinh dầu nồng độ cao có thể gây ra phỏng. Đặc biệt, với người có bệnh hen suyễn mãn tính, da dễ phản ứng nhạy cảm, gia đình có trẻ sơ sinh không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với tinh dầu.Theo các nhà sản xuất, tinh dầu khác hoàn toàn với hương hóa học tổng hợp. Nếu như tinh dầu nguyên chất thiên nhiên được quảng cáo có nhiều công dụng như trị cảm, giảm cân, thư giãn... thì các loại hương tổng hợp không có tác dụng trị liệu và đôi khi có thể tạo ra các ức chế thần kinh gây đau đầu, mùi cũng không thơm lâu.Các nhà khoa học cho rằng, một số chất tạo mùi thơm có độc tính đối với cơ thể, như toluen, aceton, focmaldehit… vì có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, gây tổn thương hệ thần kinh. Những sản phẩm có mùi càng thơm, hương lưu lâu lại càng có nhiều hóa chất.
Những người nào không nên dùng tinh dầu? Theo các bác sĩ, những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát..., thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm trong thời gian ngắn, mà chỉ phản ứng khi bị tác động lâu dài, "tích" đủ lượng… thì sẽ gây tổn hại sức khỏe.
Dùng tinh dầu hợp lý rất tốt, nhưng lạm dụng sẽ gây khó chịu cho cơ thể. Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không nên dùng quá 6 tháng.
Những người có vết thương hở không nên bôi tinh dầu. Người có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, dị ứng… tránh dùng tinh dầu đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, tiêu đen, bạc hà.
Những người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.
Nếu người từng và đang bị động kinh, thần kinh, thận cần tránh xa tinh dầu khuynh diệp, tiểu hồi, hương thảo, lá xô thơm, cây bách, hạt tiêu đen, cây thông, cây thìa là.
Người có vấn đề về tuyến tiền liệt tránh dùng tinh dầu melissa, thông… Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng tinh dầu melissa…
Phụ nữ có thai giai đoạn đầu không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào. Giai đoạn sau muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ và pha chế thật loãng.