Sửa hai luật thuế, có nên tiếp tục?
Số phận "long đong" của dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trình Quốc hội tại cả hai kỳ họp thứ năm và thứ sáu, cả hai lần dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến một số luật về thuế đều không nhận được sự đồng thuận cao.
Sự “long đong" của dự án luật này một lần nữa lại trở thành vấn đề thời sự khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội rút kinh nghiệm kỳ họp Quốc hội thứ sáu, tại phiên họp thứ 26, bắt đầu từ sáng 15/12.
Ngày 12/5, một tuần trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ năm, Chính phủ đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội ban hành bổ sung các ưu đãi về thuế.
Một trong những mục đích của việc này là nhằm khuyến khích mạnh hơn các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà ở với mức giá hợp lý cho người lao động trong các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp, sinh viên các trường cao đẳng, đại học…
Với lý do trên, tại kỳ họp Quốc hội thứ năm, Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế cũng đã được chuẩn bị. Song, sau đó đã được rút ra khỏi chương trình của kỳ họp. Một trong các lý do là vì chưa nhận được sự đồng thuận cao của cơ quan thẩm tra.
Và, sát ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ sáu, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lại được Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình kỳ họp để Quốc hội thảo luận, quyết định.
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành thì mức thuế suất áp dụng đối với tất cả các loại nhà là 10%. Chính phủ đề nghị áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp.
Về sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ đề nghị mọi dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp, không phụ thuộc vào địa bàn đầu tư đều được hưởng ưu đãi với mức ưu đãi cao nhất. Tức thuế suất 10%, miễn thuế 4 năm và giảm thuế tối đa 9 năm tiếp theo.
Được trình Quốc hội, được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra, song ngay từ khi thảo luận ở tổ, đa số ý kiến đã không đồng ý với việc ban hành luật. Mặc dù rất ủng hộ việc quan tâm giải quyết về nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, song nhiều đại biểu cho rằng, trong điều kiện quản lý còn nhiều sơ hở, hạn chế như hiện nay, việc ban hành luật sẽ không khả thi.
Việc áp dụng luật sẽ gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, làm phát sinh rất nhiều tiêu cực trong tổ chức thực hiện; doanh nghiệp sẽ lợi dụng quy định của luật này để được hoàn thuế giá trị gia tăng, gây thất thoát nguồn thu. Mặt khác, việc giải quyết chính sách xã hội thông qua chính sách thuế là đi ngược lại với xu hướng tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.
Và, Chính phủ đã đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép rút dự án này khỏi chương trình kỳ họp.
Việc này được nhìn nhận như một hạn chế cần rút kinh nghiệm tại dự thảo báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ sáu, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận tại phiên họp thứ 26.
Tại đây, một số ý kiến đã đề cập đến trách nhiệm của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thấy vấn đề đúng, cần thiết song vẫn không bảo vệ được ý kiến và thuyết phục được Quốc hội.
Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng việc dự luật này không được thông qua “là bình thường”. Vị đại biểu này cho rằng, “như thế mới thể hiện được vai trò của Quốc hội, đó là văn hóa, cái gì đưa ra cũng nhất định phải thông qua cũng chưa phải là hay”.
Theo nhìn nhận của Chủ nhiệm Hiển, lý do dự án luật không nhận được sự đồng thuận cao của Quốc hội nằm ở quan điểm chứ không phải là ở nội dung của dự luật này.
Đồng quan điểm , Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, việc Quốc hội không thông qua dự án luật nào đó hoặc có ý kiến trái chiều về vấn đề nào đó cũng là bình thường.
Tuy nhiên, “dự án sửa hai luật thuế không được thông qua tôi cũng day dứt lắm”, Phó chủ tịch nói.
Theo ông, lý do chính khiến nhiều ý kiến không đồng thuận xuất phát từ những vấn đề gây phản cảm cho đại biểu Quốc hội trong thực tế . Đó là đã có một số dự án thí điểm xây nhà cho người có thu nhập thấp và cho sinh viên, nhưng chỉ được thời gian đầu sau đó lại chuyển hóa cho người có tiền. Chất lượng nhiều công trình còn gắn liền với lãng phí và tham nhũng. Chính sách ban hành nhằm ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhưng trên thực tế nhiều chủ công ty xây dựng thì rất giầu còn người lao động thì lương cũng thấp thôi…
Tất cả những hạn chế về quản lý này đã in sâu vào suy nghĩ của các đại biểu. Trong khi đó, là người điều hành phiên thảo luận tại hội trường, ông đã hai lần mời Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ hơn những vấn đề các vị đại biểu còn băn khoăn. Song, Bộ trưởng cũng chưa thuyết phục được Quốc hội.
Như vậy, “ Ủy ban Thường vụ không phải không có trách nhiệm, Chính phủ không phải lựa chọn không đúng mà cái chính là còn cần phải rút kinh nghiệm về sự thuyết phục”.
Tại tờ trình của Văn phòng Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp lại tiếp tục nằm trong danh sách các dự án luật trình Quốc hội thông qua. Theo Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên, đây vẫn là việc làm cần thiết để tạo điều kiện về nhà ở cho người có thu nhập thấp và sinh viên.
Song, việc quan trọng để thuyết phục Quốc hội chính là phải chấn chỉnh bằng được những hạn chế đã nói ở trên, Phó chủ tịch nói.
Sự “long đong" của dự án luật này một lần nữa lại trở thành vấn đề thời sự khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội rút kinh nghiệm kỳ họp Quốc hội thứ sáu, tại phiên họp thứ 26, bắt đầu từ sáng 15/12.
Ngày 12/5, một tuần trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ năm, Chính phủ đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội ban hành bổ sung các ưu đãi về thuế.
Một trong những mục đích của việc này là nhằm khuyến khích mạnh hơn các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà ở với mức giá hợp lý cho người lao động trong các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp, sinh viên các trường cao đẳng, đại học…
Với lý do trên, tại kỳ họp Quốc hội thứ năm, Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế cũng đã được chuẩn bị. Song, sau đó đã được rút ra khỏi chương trình của kỳ họp. Một trong các lý do là vì chưa nhận được sự đồng thuận cao của cơ quan thẩm tra.
Và, sát ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ sáu, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lại được Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình kỳ họp để Quốc hội thảo luận, quyết định.
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành thì mức thuế suất áp dụng đối với tất cả các loại nhà là 10%. Chính phủ đề nghị áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp.
Về sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ đề nghị mọi dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp, không phụ thuộc vào địa bàn đầu tư đều được hưởng ưu đãi với mức ưu đãi cao nhất. Tức thuế suất 10%, miễn thuế 4 năm và giảm thuế tối đa 9 năm tiếp theo.
Được trình Quốc hội, được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra, song ngay từ khi thảo luận ở tổ, đa số ý kiến đã không đồng ý với việc ban hành luật. Mặc dù rất ủng hộ việc quan tâm giải quyết về nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, song nhiều đại biểu cho rằng, trong điều kiện quản lý còn nhiều sơ hở, hạn chế như hiện nay, việc ban hành luật sẽ không khả thi.
Việc áp dụng luật sẽ gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, làm phát sinh rất nhiều tiêu cực trong tổ chức thực hiện; doanh nghiệp sẽ lợi dụng quy định của luật này để được hoàn thuế giá trị gia tăng, gây thất thoát nguồn thu. Mặt khác, việc giải quyết chính sách xã hội thông qua chính sách thuế là đi ngược lại với xu hướng tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.
Và, Chính phủ đã đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép rút dự án này khỏi chương trình kỳ họp.
Việc này được nhìn nhận như một hạn chế cần rút kinh nghiệm tại dự thảo báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ sáu, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận tại phiên họp thứ 26.
Tại đây, một số ý kiến đã đề cập đến trách nhiệm của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thấy vấn đề đúng, cần thiết song vẫn không bảo vệ được ý kiến và thuyết phục được Quốc hội.
Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng việc dự luật này không được thông qua “là bình thường”. Vị đại biểu này cho rằng, “như thế mới thể hiện được vai trò của Quốc hội, đó là văn hóa, cái gì đưa ra cũng nhất định phải thông qua cũng chưa phải là hay”.
Theo nhìn nhận của Chủ nhiệm Hiển, lý do dự án luật không nhận được sự đồng thuận cao của Quốc hội nằm ở quan điểm chứ không phải là ở nội dung của dự luật này.
Đồng quan điểm , Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, việc Quốc hội không thông qua dự án luật nào đó hoặc có ý kiến trái chiều về vấn đề nào đó cũng là bình thường.
Tuy nhiên, “dự án sửa hai luật thuế không được thông qua tôi cũng day dứt lắm”, Phó chủ tịch nói.
Theo ông, lý do chính khiến nhiều ý kiến không đồng thuận xuất phát từ những vấn đề gây phản cảm cho đại biểu Quốc hội trong thực tế . Đó là đã có một số dự án thí điểm xây nhà cho người có thu nhập thấp và cho sinh viên, nhưng chỉ được thời gian đầu sau đó lại chuyển hóa cho người có tiền. Chất lượng nhiều công trình còn gắn liền với lãng phí và tham nhũng. Chính sách ban hành nhằm ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhưng trên thực tế nhiều chủ công ty xây dựng thì rất giầu còn người lao động thì lương cũng thấp thôi…
Tất cả những hạn chế về quản lý này đã in sâu vào suy nghĩ của các đại biểu. Trong khi đó, là người điều hành phiên thảo luận tại hội trường, ông đã hai lần mời Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ hơn những vấn đề các vị đại biểu còn băn khoăn. Song, Bộ trưởng cũng chưa thuyết phục được Quốc hội.
Như vậy, “ Ủy ban Thường vụ không phải không có trách nhiệm, Chính phủ không phải lựa chọn không đúng mà cái chính là còn cần phải rút kinh nghiệm về sự thuyết phục”.
Tại tờ trình của Văn phòng Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp lại tiếp tục nằm trong danh sách các dự án luật trình Quốc hội thông qua. Theo Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên, đây vẫn là việc làm cần thiết để tạo điều kiện về nhà ở cho người có thu nhập thấp và sinh viên.
Song, việc quan trọng để thuyết phục Quốc hội chính là phải chấn chỉnh bằng được những hạn chế đã nói ở trên, Phó chủ tịch nói.