Sữa không ngại khủng hoảng?
Mới đây, Vinamilk đã đưa ra mức tăng trưởng dự kiến 10% doanh thu và trên 20% lợi nhuận trong năm 2009
Mới đây, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM-HOSE) đã đưa ra mức tăng trưởng dự kiến 10% doanh thu và trên 20% lợi nhuận trong năm 2009.
Trước thềm đại hội cổ đông của Vinamilk, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc xung quanh tình hình hoạt động của công ty này.
Bà có thể cho các cổ đông biết đôi nét về kế hoạch kinh doanh năm 2009?
Hội đồng Quản trị Vinamilk đã xây dựng cho mình kế hoạch kinh doanh năm 2009 dựa trên tình hình thị trường hiện tại.
Năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực vào việc giành thêm thị phần trong các ngành hàng mà Vinamilk đang có lợi thế cạnh tranh cao như sữa nước, sữa chua ăn, và sữa đặc.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã có chiến lược và kế hoạch cụ thể để cạnh tranh giành thêm thị phần trong ngành hàng sữa bột vốn đang bị khống chế bởi các nhãn sữa ngoại.
Mục tiêu năm 2009 là giữ vững tốc độ tăng trưởng khoảng trên 30% của các nhóm hàng chủ lực.
Các con số cụ thể là doanh thu ước đạt 9.220 tỷ đồng, tăng 10%; lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.670 tỷ đồng, tăng 21,8% so với 2008; cổ tức dự kiến chia 30%/vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Nhưng năm 2009 được dự báo còn nhiều khó khăn, Vinamilk dựa vào đâu để đưa ra mức tăng trưởng 10% doanh thu và trên 20% lợi nhuận?
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử dụng các sản phẩm sữa nhiều hơn, đặc biệt là sữa bột, sữa nước và sữa chua.
Theo báo cáo của TNS Worldpanel Vietnam, thị trường sữa Việt Nam năm 2007, sữa bột chiếm 51% giá trị thị trường sữa, sữa tươi chiếm 25%, sữa chua ăn và sữa nước cùng chiếm 7% giá trị thị trường, còn lại là tất cả các sản phẩm sữa khác. Sữa bột cũng là phân khúc phát triển nhanh nhất, theo sát sau đó là sữa tươi.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2009 mặc dù sụt giảm nhưng vẫn được IMF và World Bank dự báo ở mức 5% hoặc hơn. Quy mô dân số năm 2008 đạt 86 triệu người, tỷ lệ tăng dân số khoảng 1,2%, tốc độ đô thị hóa tăng dần với tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 25% năm 2003 lên 28% năm 2008.
Đây là các yếu tố giúp kích thích nhu cầu tiêu thụ sữa trong tương lai.
Dựa vào các dự báo trên, chúng tôi tự tin xây dựng cho mình kế hoạch 2009. Theo đó, Vinamilk tiếp tục tập trung phát triển ngành hàng sữa bột; chủ động cũng cố thế mạnh trong ngành hàng sữa đặc; mở rộng thêm hệ thống kem và sữa chua ăn, đầu tư xe tải lạnh và tủ đông để hỗ trợ việc mở rộng hệ thống phân phối; đầu tư thêm xe tải để củng cố hệ thống bán hàng trực tiếp bằng xe tải nhỏ.
Đồng thời tập trung nguồn lực vào việc thực hiện thành công tối đa 3 đến 4 sản phẩm mới với quy mô lớn về doanh số và lợi nhuận...
Bà có thể cho biết đôi chút về kết quả kinh doanh của quý 1/2009?
Doanh thu đạt ước đạt 2.107 tỷ đồng, tăng 15% so vói cùng kỳ năm 2008, trong đó nội địa tăng 18% và xuất khẩu tăng 6%.
Được biết Vinamilk đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên sàn này? Bà có thể cho biết kế hoạch triển khai việc này như thế nào?
Vinamilk là công ty Việt Nam đầu tiên được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chính thức của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và được phát hành mới và niêm yết 5% vốn điều lệ của Vinamilk trên sàn này.
Sự kiện này đánh dấu việc quản trị doanh nghiệp của công ty ngày càng minh bạch, phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Mọi công tác chuẩn bị đã xong, tuy nhiên, khó khăn chung từ tình hình kinh tế thế giới và trong khu vực đã ảnh hưởng đến kế hoạch niêm yết. Chúng tôi tạm hoãn kế hoạch này và chờ đợi thời điểm thích hợp hơn.
* Kết thúc năm tài chính 2008, Vinamilk vẫn giữ vị trí là công ty sữa hàng đầu Việt Nam với 37% thị phần. 2008 cũng là năm đầu tiên lợi nhuận công ty này vượt qua mốc 1.000 tỷ đồng.
Doanh thu thuần tăng 25,5%, đạt 8.209 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 43,5% đạt 1.371 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.250 tỷ đồng, tăng 29,8% so với năm 2007. Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) cũng tăng mạnh, đạt 7.132 đồng/cổ phiếu, tăng 27,2% so với mức 5.607 đồng/cổ phiếu của năm 2007.
Trước thềm đại hội cổ đông của Vinamilk, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc xung quanh tình hình hoạt động của công ty này.
Bà có thể cho các cổ đông biết đôi nét về kế hoạch kinh doanh năm 2009?
Hội đồng Quản trị Vinamilk đã xây dựng cho mình kế hoạch kinh doanh năm 2009 dựa trên tình hình thị trường hiện tại.
Năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực vào việc giành thêm thị phần trong các ngành hàng mà Vinamilk đang có lợi thế cạnh tranh cao như sữa nước, sữa chua ăn, và sữa đặc.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã có chiến lược và kế hoạch cụ thể để cạnh tranh giành thêm thị phần trong ngành hàng sữa bột vốn đang bị khống chế bởi các nhãn sữa ngoại.
Mục tiêu năm 2009 là giữ vững tốc độ tăng trưởng khoảng trên 30% của các nhóm hàng chủ lực.
Các con số cụ thể là doanh thu ước đạt 9.220 tỷ đồng, tăng 10%; lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.670 tỷ đồng, tăng 21,8% so với 2008; cổ tức dự kiến chia 30%/vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Nhưng năm 2009 được dự báo còn nhiều khó khăn, Vinamilk dựa vào đâu để đưa ra mức tăng trưởng 10% doanh thu và trên 20% lợi nhuận?
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử dụng các sản phẩm sữa nhiều hơn, đặc biệt là sữa bột, sữa nước và sữa chua.
Theo báo cáo của TNS Worldpanel Vietnam, thị trường sữa Việt Nam năm 2007, sữa bột chiếm 51% giá trị thị trường sữa, sữa tươi chiếm 25%, sữa chua ăn và sữa nước cùng chiếm 7% giá trị thị trường, còn lại là tất cả các sản phẩm sữa khác. Sữa bột cũng là phân khúc phát triển nhanh nhất, theo sát sau đó là sữa tươi.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2009 mặc dù sụt giảm nhưng vẫn được IMF và World Bank dự báo ở mức 5% hoặc hơn. Quy mô dân số năm 2008 đạt 86 triệu người, tỷ lệ tăng dân số khoảng 1,2%, tốc độ đô thị hóa tăng dần với tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 25% năm 2003 lên 28% năm 2008.
Đây là các yếu tố giúp kích thích nhu cầu tiêu thụ sữa trong tương lai.
Dựa vào các dự báo trên, chúng tôi tự tin xây dựng cho mình kế hoạch 2009. Theo đó, Vinamilk tiếp tục tập trung phát triển ngành hàng sữa bột; chủ động cũng cố thế mạnh trong ngành hàng sữa đặc; mở rộng thêm hệ thống kem và sữa chua ăn, đầu tư xe tải lạnh và tủ đông để hỗ trợ việc mở rộng hệ thống phân phối; đầu tư thêm xe tải để củng cố hệ thống bán hàng trực tiếp bằng xe tải nhỏ.
Đồng thời tập trung nguồn lực vào việc thực hiện thành công tối đa 3 đến 4 sản phẩm mới với quy mô lớn về doanh số và lợi nhuận...
Bà có thể cho biết đôi chút về kết quả kinh doanh của quý 1/2009?
Doanh thu đạt ước đạt 2.107 tỷ đồng, tăng 15% so vói cùng kỳ năm 2008, trong đó nội địa tăng 18% và xuất khẩu tăng 6%.
Được biết Vinamilk đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên sàn này? Bà có thể cho biết kế hoạch triển khai việc này như thế nào?
Vinamilk là công ty Việt Nam đầu tiên được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chính thức của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và được phát hành mới và niêm yết 5% vốn điều lệ của Vinamilk trên sàn này.
Sự kiện này đánh dấu việc quản trị doanh nghiệp của công ty ngày càng minh bạch, phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Mọi công tác chuẩn bị đã xong, tuy nhiên, khó khăn chung từ tình hình kinh tế thế giới và trong khu vực đã ảnh hưởng đến kế hoạch niêm yết. Chúng tôi tạm hoãn kế hoạch này và chờ đợi thời điểm thích hợp hơn.
* Kết thúc năm tài chính 2008, Vinamilk vẫn giữ vị trí là công ty sữa hàng đầu Việt Nam với 37% thị phần. 2008 cũng là năm đầu tiên lợi nhuận công ty này vượt qua mốc 1.000 tỷ đồng.
Doanh thu thuần tăng 25,5%, đạt 8.209 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 43,5% đạt 1.371 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.250 tỷ đồng, tăng 29,8% so với năm 2007. Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) cũng tăng mạnh, đạt 7.132 đồng/cổ phiếu, tăng 27,2% so với mức 5.607 đồng/cổ phiếu của năm 2007.