Sửa luật phải hạn chế tác động tiêu cực của “duyệt án”
Thẩm phán xử án phải đi xin ý kiến ông chánh án là vi phạm nghiêm trọng đến quyền độc lập trong xét xử
Thẩm tra dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh quan điểm thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Sau khi đã trình tại phiên họp tháng 3/2014 và được yêu cầu chuẩn bị lại, dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp sáng 22/4.
Dự thảo luật lần này đã cụ thể hóa được nhiều quy định của Hiến pháp năm 2013, thể hiện được tinh thần cải cách tư pháp theo kết luận của Bộ Chính trị, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận xét.
Cơ quan thẩm tra tán thành quy định của dự thảo luật về tổ chức hệ thống tòa án nhân dân 4 cấp: Tòa án Nhân dân Tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.
Quan điểm tòa án nhân dân phát triển án lệ cũng nhận được sự đồng tình của Ủy ban Tư pháp.
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra còn thể hiện không ít băn khoăn. Nhấn mạnh là dư luận rất kêu về việc thẩm phán tuyên án theo án đã được Chánh án Tòa án tổ chức “duyệt”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng cần làm rõ quyền của chánh án đến đâu.
Thẩm phán xử án phải đi xin ý kiến ông chánh án là vi phạm nghiêm trọng đến quyền độc lập trong xét xử, ông Hiện nhấn mạnh.
Bởi vậy, tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tư pháp đề nghị Tòa án Nhân dân tối cao cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ lãnh đạo, quản lý của chánh án tòa án nhân dân đối với thẩm phán, hội đồng xét xử để thực hiện đúng nguyên tắc “thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của việc chánh án tòa án tổ chức duyệt án, chỉ đạo xét xử các vụ án cụ thể xâm phạm quyền độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật của của thẩm phán và Hội đồng xét xử trong thực tế hoạt động xét xử hiện nay.
Đồng ý trình dự án luật để Quốc hội xem xét, song Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý thẩm quyền về xét xử cần phải làm rõ hơn.
"Quyền xét xử đâu phải của anh Chánh án mà là của hội đồng thẩm phán, nên luật phải nói đến quyền của hội đồng thẩm phán và tổ chức của hội đồng thẩm phán. Tòa nào cũng nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên án, nên không có tòa nào hơn tòa nào cả, xét xử hai cấp nhưng hai cấp độc lập không phải là cấp trên cấp dưới", Chủ tịch nói.
Ông cũng yêu cầu cần quy định về mặt tổ chức thế nào để đảm bảo xét xử độc lập và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, nếu không tổ chức tranh tụng thì không được xử.
Với hoạt động của hội thẩm nhân dân, cơ quan thẩm tra đề nghị sửa luật theo hướng tăng cường lựa chọn và bầu hội thẩm nhân dân trong số những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, hạn chế lựa chọn trong cán bộ, công chức.
Góp ý cho dự thảo luật, Chính phủ cũng nêu rõ, Hiến pháp không còn quy định “khi xét xử, hội thẩm ngang quyền thẩm phán”. Vì vậy, theo Chính phủ không hành chính hóa, chuyên nghiệp hóa hội thẩm mà nên có giải pháp căn cơ để đảm bảo hội thẩm đích thực là người đại diện cho nhân dân.
Kéo dài tuổi làm việc của thẩm phán cũng còn có quan điểm khác nhau.
Tòa án Nhân dân Tối cao đồng ý với loại ý kiến quy định thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được làm việc đến 65 tuổi; thẩm phán khác được làm việc đến 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ.
Đa số ý kiến thành viên Uỷ ban Tư pháp tán thành kéo dài tuổi làm việc của thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, nam làm việc không quá 65 tuổi, nữ không quá 60 tuổi. Đối với các thẩm phán khác, đề nghị vẫn áp dụng nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Cần quy định rõ thẩm phán được kéo dài tuổi nghỉ hưu không đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Cũng đồng ý tăng tuổi song Chính phủ cho rằng chỉ nên áp dụng đối với một số thẩm phán giỏi, liêm chính, còn đủ sức khỏe, nhất là sự minh mẫn.
Tại kỳ họp thứ 7 tới đây, dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến.
Sau khi đã trình tại phiên họp tháng 3/2014 và được yêu cầu chuẩn bị lại, dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp sáng 22/4.
Dự thảo luật lần này đã cụ thể hóa được nhiều quy định của Hiến pháp năm 2013, thể hiện được tinh thần cải cách tư pháp theo kết luận của Bộ Chính trị, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận xét.
Cơ quan thẩm tra tán thành quy định của dự thảo luật về tổ chức hệ thống tòa án nhân dân 4 cấp: Tòa án Nhân dân Tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.
Quan điểm tòa án nhân dân phát triển án lệ cũng nhận được sự đồng tình của Ủy ban Tư pháp.
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra còn thể hiện không ít băn khoăn. Nhấn mạnh là dư luận rất kêu về việc thẩm phán tuyên án theo án đã được Chánh án Tòa án tổ chức “duyệt”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng cần làm rõ quyền của chánh án đến đâu.
Thẩm phán xử án phải đi xin ý kiến ông chánh án là vi phạm nghiêm trọng đến quyền độc lập trong xét xử, ông Hiện nhấn mạnh.
Bởi vậy, tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tư pháp đề nghị Tòa án Nhân dân tối cao cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ lãnh đạo, quản lý của chánh án tòa án nhân dân đối với thẩm phán, hội đồng xét xử để thực hiện đúng nguyên tắc “thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của việc chánh án tòa án tổ chức duyệt án, chỉ đạo xét xử các vụ án cụ thể xâm phạm quyền độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật của của thẩm phán và Hội đồng xét xử trong thực tế hoạt động xét xử hiện nay.
Đồng ý trình dự án luật để Quốc hội xem xét, song Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý thẩm quyền về xét xử cần phải làm rõ hơn.
"Quyền xét xử đâu phải của anh Chánh án mà là của hội đồng thẩm phán, nên luật phải nói đến quyền của hội đồng thẩm phán và tổ chức của hội đồng thẩm phán. Tòa nào cũng nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên án, nên không có tòa nào hơn tòa nào cả, xét xử hai cấp nhưng hai cấp độc lập không phải là cấp trên cấp dưới", Chủ tịch nói.
Ông cũng yêu cầu cần quy định về mặt tổ chức thế nào để đảm bảo xét xử độc lập và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, nếu không tổ chức tranh tụng thì không được xử.
Với hoạt động của hội thẩm nhân dân, cơ quan thẩm tra đề nghị sửa luật theo hướng tăng cường lựa chọn và bầu hội thẩm nhân dân trong số những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, hạn chế lựa chọn trong cán bộ, công chức.
Góp ý cho dự thảo luật, Chính phủ cũng nêu rõ, Hiến pháp không còn quy định “khi xét xử, hội thẩm ngang quyền thẩm phán”. Vì vậy, theo Chính phủ không hành chính hóa, chuyên nghiệp hóa hội thẩm mà nên có giải pháp căn cơ để đảm bảo hội thẩm đích thực là người đại diện cho nhân dân.
Kéo dài tuổi làm việc của thẩm phán cũng còn có quan điểm khác nhau.
Tòa án Nhân dân Tối cao đồng ý với loại ý kiến quy định thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được làm việc đến 65 tuổi; thẩm phán khác được làm việc đến 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ.
Đa số ý kiến thành viên Uỷ ban Tư pháp tán thành kéo dài tuổi làm việc của thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, nam làm việc không quá 65 tuổi, nữ không quá 60 tuổi. Đối với các thẩm phán khác, đề nghị vẫn áp dụng nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Cần quy định rõ thẩm phán được kéo dài tuổi nghỉ hưu không đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Cũng đồng ý tăng tuổi song Chính phủ cho rằng chỉ nên áp dụng đối với một số thẩm phán giỏi, liêm chính, còn đủ sức khỏe, nhất là sự minh mẫn.
Tại kỳ họp thứ 7 tới đây, dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến.