Sức mua đang “kìm” giá thép
Hiện một số doanh nghiệp sản xuất thép đang phải bán thấp hơn giá thành, vì nếu tăng giá sẽ khó tiêu thụ
Hiện một số doanh nghiệp sản xuất thép đang phải bán thấp hơn giá thành, vì nếu tăng giá sẽ khó tiêu thụ.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sự tăng giá mạnh của USD so với VND đã khiến giá phôi thép - nguyên liệu chính của ngành sản xuất thép từ mức 12 triệu đồng/tấn tăng lên 13 triệu đồng/tấn. Cộng thêm 1,5-1,7 triệu đồng chi phí gia công, hiện giá thành của mỗi tấn thép là khoảng 14,5 triệu đồng.
Nhưng tính đến thời điểm này, sau hai lần tăng giá từ 100.000-150.000 đồng/tấn vào cuối tháng 10 và từ 150.000-300.000 đồng/tấn vào đầu tháng 11, thép xây dựng đang được các nhà máy bán ra phổ biến ở mức 13,3-13,9 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
“Trên thực tế, đã có doanh nghiệp nâng giá bán lên trên 14 triệu đồng/tấn, nhưng lại tăng chiết khấu cho đại lý nên xét về cơ bản giá thép vẫn ở mức dưới 14 triệu đồng/tấn”, ông Nghi nói.
Cũng theo nhìn nhận của vị Phó chủ tịch này, với các doanh nghiệp đã mua được phôi ở mức giá 12 triệu đồng/tấn, giá bán trên còn có thể chấp nhận. Nhưng các đơn vị phải mua vào ở mức 13 triệu đồng/tấn phôi thì đang bị lỗ khá nhiều.
Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp tục tăng giá bán của mặt hàng thép xây dựng là không khả thi, vì thị trường chỉ chấp nhận ở mức giá đó. Theo ước tính của VSA, lượng thép tiêu thụ trong tháng 11 cũng chỉ ở mức tương đương với tháng trước, tức là khoảng trên 400.000 tấn/tháng.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sự tăng giá mạnh của USD so với VND đã khiến giá phôi thép - nguyên liệu chính của ngành sản xuất thép từ mức 12 triệu đồng/tấn tăng lên 13 triệu đồng/tấn. Cộng thêm 1,5-1,7 triệu đồng chi phí gia công, hiện giá thành của mỗi tấn thép là khoảng 14,5 triệu đồng.
Nhưng tính đến thời điểm này, sau hai lần tăng giá từ 100.000-150.000 đồng/tấn vào cuối tháng 10 và từ 150.000-300.000 đồng/tấn vào đầu tháng 11, thép xây dựng đang được các nhà máy bán ra phổ biến ở mức 13,3-13,9 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
“Trên thực tế, đã có doanh nghiệp nâng giá bán lên trên 14 triệu đồng/tấn, nhưng lại tăng chiết khấu cho đại lý nên xét về cơ bản giá thép vẫn ở mức dưới 14 triệu đồng/tấn”, ông Nghi nói.
Cũng theo nhìn nhận của vị Phó chủ tịch này, với các doanh nghiệp đã mua được phôi ở mức giá 12 triệu đồng/tấn, giá bán trên còn có thể chấp nhận. Nhưng các đơn vị phải mua vào ở mức 13 triệu đồng/tấn phôi thì đang bị lỗ khá nhiều.
Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp tục tăng giá bán của mặt hàng thép xây dựng là không khả thi, vì thị trường chỉ chấp nhận ở mức giá đó. Theo ước tính của VSA, lượng thép tiêu thụ trong tháng 11 cũng chỉ ở mức tương đương với tháng trước, tức là khoảng trên 400.000 tấn/tháng.