Suy nhược cơ thể ( SNCT) là tình trạng mệt mỏi căng thẳng triền miên, kéo dài đến mức độ cơ thể không thể tự điều chỉnh được, gồm rối loạn về thần kinh và thể chất. Ban đầu có thể chỉ là mệt mỏi, mất ngủ, sau đó dẫn tới rối loạn về tiêu hóa, loạn nhịp tim, đau đầu, sụt cân... Trong đó, mất ngủ là triệu chứng điển hình, khiến bệnh nhân suy sụp nhanh.Tránh căng thẳng thường xuyênTheo PGS. TS Chu Hoàng Vân, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, đối với người trẻ nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh có thể là do người bệnh tạo áp lực cho bản thân như những đòi hỏi quá cao, hay do tích chất công việc thường xuyên căng thẳng…
Căng thẳng thần kinh có thể dấn đến chứng suy nhược cơ thể
Khi gặp những triệu chứng SNCT, bệnh nhân thường rơi vào hoang tưởng, nghĩ mình nhiều bệnh. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cụ thể. Với chứng suy nhược cơ thể để khắc phục thì 50% thành công là do bạn, 50% do bác sĩ. Điều chính yếu, bạn cần phải thư giãn, xác định bản chất công việc, cũng có thể dùng thuốc an thần nhưng có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu không ổn thì dùng biệt dược.
Đảm bảo chế độ ăn tốtTheo một cuộc khảo sát, đa số người trẻ tuổi không nghĩ mình mắc chứng SNCT, từ đó không có giải pháp đúng trị bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong khi đó, nhiều người trẻ thường có chế độ ăn uống bất cập như bỏ qua bữa sáng, ăn trưa ít, đến bữa tối ăn no, ăn nhiều gây khó ngủ; Chị em sau sinh nở không muốn tăng cân nên ăn uống kém, lại thường xuyên thức đêm, khó ngủ, chán ăn mệt mỏi, dẫn đến chứng suy nhược cơ thể.Thực đơn ăn uống cho người mắc chứng SNCT cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu. Một số món ăn tốt cho người SNCT: Súp hải sâm bào ngư; Canh sò ngao cà rốt đậu đỏ; Thịt heo hầm; Thịt gà chưng cách thủy; Linh chi hãm uống như nước trà; Cháo đậu đỏ; Cháo lươn; Chè long nhãn, hạt sen…
Người bị suy nhược cơ thể cần tăng cưỡng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
Cải thiện giấc ngủ
Để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người trẻ, ThS. BS Đinh Bích Thủy, Viện Dinh dưỡng lâm sàng khuyên bạn có thể uống thêm sữa vào các bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng và uống một ly sữa ấm cùng ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ. Nếu cần có thể dùng thuốc ngủ Đông y, Còn nếu là thuốc cần dùng theo đơn của bác sĩ, không lạm dụng tránh sinh những bệnh khác.
Ngoài ra theo lời khuyên của bác sĩ, người trẻ bị SNCT cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh tập thể dục nặng sẽ tiêu thụ quá nhiều năng lượng, làm nhịp tim tăng. Theo đó, cần ăn uống hợp lý và tâp luyện phù hợp với tình trạng bệnh: tập các bài tập đều đặn nhẹ nhàng như đi bộ có thể đi với nhịp độ lúc nhanh lúc chậm, kéo dài khoảng 45 phút, tập dưỡng sinh, yoga, vận động tại chỗ…