Suy thoái “gọt” lợi nhuận các hãng dầu lửa
Các hãng dầu lửa lớn nhất thế giới đã chứng kiến sự giảm sút nghiêm trọng của lợi nhuận quý 3 năm nay do suy thoái kinh tế
Các hãng dầu lửa lớn nhất thế giới đã chứng kiến sự giảm sút nghiêm trọng của lợi nhuận quý 3 năm nay do suy thoái kinh tế đè nặng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, đẩy giá xăng dầu xuống thấp.
Mới đây nhất, vào ngày 29/10, tập đoàn dầu lửa lớn nhất thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường Exxon Mobil cho biết, lợi nhuận quý 3/2009 của hãng giảm tới 68% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 4,73 tỷ USD.
Quý 3/2008, “đại gia” dầu lửa Mỹ này gây ấn tượng mạnh khi đạt mức lợi nhuận 14,8 tỷ USD, một khoản lợi nhuận hàng quý lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công nghiệp dầu lửa, nhờ giá dầu thô thế giới đã đạt mức gần 150 USD/thùng.
Cũng trong ngày 29/10, hãng Royal Dutch Shell của Hà Lan báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 cho biết, lợi nhuận của tập đoàn giảm 62% so với cùng kỳ năm trước, còn 3,25 tỷ USD, trong khi doanh thu sụt giảm 43%. Hãng dầu lửa lớn nhất của châu Âu này cũng tuyên bố sẽ cắt giảm 5.000 việc làm và 15.000 nhân viên hiện đang làm việc tại hãng sẽ phải nộp đơn xin việc lại.
Trong số các mảng kinh doanh của Exxon, lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất từ suy thoái kinh tế toàn cầu trong quý 3 là bộ phận lọc hóa, với lợi nhuận giảm 89%. Tại Shell, lợi nhuận của mảng lọc hóa cũng giảm tới 47%.
Shell cho rằng, nhu cầu tiêu thụ xăng và dầu diesel suy giảm sẽ còn tiếp tục ghìm giữ tỷ suất lợi nhuận của ngành lọc hóa ở mức thấp trong ngắn hạn và trung hạn. Đồng thời, hãng này cũng cho rằng, sự phục hồi nhanh chóng trong nhu cầu sử dụng và giá nhiên liệu là điều khó xảy ra.
Trong quý 3 vừa qua, giá dầu thô kỳ hạn thế giới đã giảm khoảng 50 USD/thùng so với mức bình quân của thời điểm trước đó một năm. Giá khí đốt tự nhiên trong quý đã giảm xuống mức đáy của 7 năm qua. Theo dữ liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, giá dầu thô tại New York từ đầu năm tới nay bình quân ở mức 59 USD/thùng, so với mức 99,75 USD/thùng trong năm 2008.
Từ mức đáy của năm là 33,98 USD/thùng vào tháng 2, giá dầu hiện đã tăng gấp hơn hai lần, lên mức 80 USD/thùng, chủ yếu là nhờ sự suy yếu của tỷ giá đồng USD, thay vì nhờ sự phục hồi nhanh của nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
“Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, có thể thấy, đối với các hãng dầu lửa lớn, yếu tố hỗ trợ duy nhất đối với họ lúc này chỉ là sự cải thiện của giá dầu. Còn một chặng đường rất dài phải đi để ngành dầu lửa trở lại với thời kỳ như các năm 2007 và 2008”, ông John Parry, một nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu IHS Herold của Mỹ, nhận định.
Mặc dù có thể làm gia tăng lợi nhuận của các hãng dầu lửa, nhưng sự đi lên của giá dầu lại gây ra một vấn đề khác. Đó là các nhà máy lọc hóa dầu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn khi phải mua dầu thô với giá cao trên thị trường để chế biến, giữa lúc nhu cầu tiêu thụ năng lượng chưa phục hồi mạnh.
Trước Exxon và Shell, hãng dầu lửa lớn thứ ba của Mỹ là ConocoPhillips vào ngày 28/10 cũng đã báo lợi nhuận quý 3 giảm 71%, còn 1,5 tỷ USD.
Đáng chú ý ConocoPhillips tuyên bố sẽ bán ra số tài sản trị giá 10 tỷ USD bao gồm một số cơ sở thăm dò và khai thác, đường ống, cảng dầu… ở khu vực Bắc Mỹ để trở thành một công ty nhỏ hơn, đồng thời cắt giảm chi tiêu 12% trong năm tới.
Tại Anh, hãng dầu lửa hàng đầu của nước này là BP vào ngày 27/10 cho hay, lợi nhuận quý 3 của hãng đã sụt 47%, còn 4,67 tỷ USD, nhưng mức giảm này vẫn còn khả quan hơn dự báo trước đó của giới phân tích.
(Theo Washington Post, New York Times)
Mới đây nhất, vào ngày 29/10, tập đoàn dầu lửa lớn nhất thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường Exxon Mobil cho biết, lợi nhuận quý 3/2009 của hãng giảm tới 68% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 4,73 tỷ USD.
Quý 3/2008, “đại gia” dầu lửa Mỹ này gây ấn tượng mạnh khi đạt mức lợi nhuận 14,8 tỷ USD, một khoản lợi nhuận hàng quý lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công nghiệp dầu lửa, nhờ giá dầu thô thế giới đã đạt mức gần 150 USD/thùng.
Cũng trong ngày 29/10, hãng Royal Dutch Shell của Hà Lan báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 cho biết, lợi nhuận của tập đoàn giảm 62% so với cùng kỳ năm trước, còn 3,25 tỷ USD, trong khi doanh thu sụt giảm 43%. Hãng dầu lửa lớn nhất của châu Âu này cũng tuyên bố sẽ cắt giảm 5.000 việc làm và 15.000 nhân viên hiện đang làm việc tại hãng sẽ phải nộp đơn xin việc lại.
Trong số các mảng kinh doanh của Exxon, lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất từ suy thoái kinh tế toàn cầu trong quý 3 là bộ phận lọc hóa, với lợi nhuận giảm 89%. Tại Shell, lợi nhuận của mảng lọc hóa cũng giảm tới 47%.
Shell cho rằng, nhu cầu tiêu thụ xăng và dầu diesel suy giảm sẽ còn tiếp tục ghìm giữ tỷ suất lợi nhuận của ngành lọc hóa ở mức thấp trong ngắn hạn và trung hạn. Đồng thời, hãng này cũng cho rằng, sự phục hồi nhanh chóng trong nhu cầu sử dụng và giá nhiên liệu là điều khó xảy ra.
Trong quý 3 vừa qua, giá dầu thô kỳ hạn thế giới đã giảm khoảng 50 USD/thùng so với mức bình quân của thời điểm trước đó một năm. Giá khí đốt tự nhiên trong quý đã giảm xuống mức đáy của 7 năm qua. Theo dữ liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, giá dầu thô tại New York từ đầu năm tới nay bình quân ở mức 59 USD/thùng, so với mức 99,75 USD/thùng trong năm 2008.
Từ mức đáy của năm là 33,98 USD/thùng vào tháng 2, giá dầu hiện đã tăng gấp hơn hai lần, lên mức 80 USD/thùng, chủ yếu là nhờ sự suy yếu của tỷ giá đồng USD, thay vì nhờ sự phục hồi nhanh của nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
“Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, có thể thấy, đối với các hãng dầu lửa lớn, yếu tố hỗ trợ duy nhất đối với họ lúc này chỉ là sự cải thiện của giá dầu. Còn một chặng đường rất dài phải đi để ngành dầu lửa trở lại với thời kỳ như các năm 2007 và 2008”, ông John Parry, một nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu IHS Herold của Mỹ, nhận định.
Mặc dù có thể làm gia tăng lợi nhuận của các hãng dầu lửa, nhưng sự đi lên của giá dầu lại gây ra một vấn đề khác. Đó là các nhà máy lọc hóa dầu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn khi phải mua dầu thô với giá cao trên thị trường để chế biến, giữa lúc nhu cầu tiêu thụ năng lượng chưa phục hồi mạnh.
Trước Exxon và Shell, hãng dầu lửa lớn thứ ba của Mỹ là ConocoPhillips vào ngày 28/10 cũng đã báo lợi nhuận quý 3 giảm 71%, còn 1,5 tỷ USD.
Đáng chú ý ConocoPhillips tuyên bố sẽ bán ra số tài sản trị giá 10 tỷ USD bao gồm một số cơ sở thăm dò và khai thác, đường ống, cảng dầu… ở khu vực Bắc Mỹ để trở thành một công ty nhỏ hơn, đồng thời cắt giảm chi tiêu 12% trong năm tới.
Tại Anh, hãng dầu lửa hàng đầu của nước này là BP vào ngày 27/10 cho hay, lợi nhuận quý 3 của hãng đã sụt 47%, còn 4,67 tỷ USD, nhưng mức giảm này vẫn còn khả quan hơn dự báo trước đó của giới phân tích.
(Theo Washington Post, New York Times)