OPEC thỏa mãn với giá dầu
Dường như đối với OPEC, mức giá dầu trên 70 USD/thùng hiện nay đúng là mức giá mà họ muốn
Liệu thế giới đã hài lòng với mức giá 70 USD/thùng dầu thô hiện nay - một mức giá không quá cao đối với các nước tiêu thụ dầu, và cũng không quá thấp với các nước khai thác dầu?
Dường như đối với các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), mức giá dầu trên thị trường thế giới hiện nay đúng là mức giá mà họ muốn.
“Giá dầu đang ở điểm hợp lý”
Việc tìm ra điểm cân bằng chính xác của giá dầu mà ở đó cả các nước tiêu thụ dầu và nhà sản xuất dầu cùng cảm thấy hợp lý luôn là một trong những vấn đề lớn nhất và hóc búa nhất trong quan hệ giữa hai đối tượng này. Vào những năm 1990, mức giá dầu hợp lý là vào khoảng 25 USD/thùng, nhưng trong những năm gần đây, sự cân bằng đó đã bị phá vỡ.
Những lo ngại về nguồn cung dầu, sự tăng trưởng nhu cầu dầu nhanh chóng của châu Á, cùng nỗi lo về sự thiếu hụt nguồn cung dầu trong tương lai, cũng như phong trào đầu tư vào thị trường hàng hóa, đã liên tục đẩy giá dầu lên tới những con số kỷ lục.
Trong bối cảnh kinh tế đang bắt đầu bước vào thời kỳ phục hồi hiện nay, thế giới lại một lần nữa đi tìm mức giá hợp lý mới cho dầu thô. Các nhà sản xuất thì cần một mức giá đủ cao để nguồn thu ngân sách của họ không bị ảnh hưởng xấu, trong khi các nước tiêu thụ dầu muốn một mức giá đủ thấp để sự tăng trưởng kinh tế còn yếu ớt không bị chặn lại.
Vào tháng 12 năm ngoái, sự chao đảo trên thị trường tài chính toàn cầu đã đẩy giá dầu có lúc rơi về mức 33 USD/thùng từ mức đỉnh gần 150 USD/thùng trong mùa hè. Khi đó, các nước sản xuất dầu đã lo sợ rằng, một thời kỳ kéo dài mà ở đó giá dầu bị ghìm ở mức thấp đang tới gần.
Vì thế, OPEC đã liên tục áp dụng chiến thuật cắt giảm hạn ngạch khai thác và hy vọng kinh tế toàn cầu khi hồi phục sẽ kéo nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng trở lại. Tổng mức cắt giảm sản lượng của OPEC trong năm qua là 4,2 triệu thùng/ngày.
Chiến lược này của OPEC đã đem lại hiệu quả. Từ đầu năm tới nay, giá dầu thô thế giới đã tăng khoảng 60%. Kết thúc phiên giao dịch tại New York ngày 9/9, trước khi OPEC nhóm họp về vấn đề sản lượng tại Vienna, Áo, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 dừng ở mức 71,31 USD/thùng.
“Lúc này, giá dầu đang ở điểm hợp lý. Cả các nước tiêu thụ dầu và các nước sản xuất dầu đều hài lòng. Không ai phàn nàn gì cả”, ông Bhushan Bahree, một nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu IHS Cambridge Energy Research Associates, nhận xét.
Chiến lược cắt giảm sản lượng để đưa giá dầu về mức hiện nay của OPEC được dẫn đầu bởi Saudi Arabia, quốc gia có sản lượng dầu lớn nhất, đồng thời là lãnh đạo không chính thức của OPEC.
Trong cuộc họp ngày 9/9, Saudi Arabia cho biết, họ thấy không cần phải cắt giảm sản lượng vào lúc này và nếu làm thế sẽ đe dọa tới sự phục hồi kinh tế thế giới. Do đó, OPEC đã quyết định duy trì sản lượng ở mức hiện tại là 24,845 triệu thùng/ngày.
“Giá dầu từ 70-80 USD/thùng là phù hợp với cả các nước tiêu thụ dầu và các nhà sản xuất dầu. Tôi tin là mức giá này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho kinh tế thế giới”, ông Abdalla al-Attiyeh, Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Qatar, một nước thành viên OPEC, nhận định.
Đầu năm nay, Saudi Arabia cho biết, họ cho là mức giá 75 USD/thùng dầu là hợp lý. Nói về mức giá dầu hiện nay, ông Ali al-Naimi, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, cho biết: “Chúng tôi hài lòng với mức giá này và mức giá này sẽ còn được duy trì trong một thời gian nữa. Chúng tôi không có bất kỳ một lo ngại nhỏ nào hết”.
Tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định giá dầu
Đối với các nước tiêu thụ dầu, mức giá dầu thấp vừa có lợi lại và không có lợi. Một mặt, giá dầu thấp sẽ dẫn tới giá xăng thấp, nhưng mặt khác lại có thể đặt ra những câu hỏi xung quanh các chương trình về năng lượng thay thế và năng lượng tái sinh đang được khuyến khích tại nhiều quốc gia và khu vực.
Trên thực tế, các quan chức trong ngành dầu lửa phương Tây cho biết, họ muốn giá dầu cao để có thể tiếp tục đầu tư vào các nguồn dầu lửa ở những nơi xa xôi trên Trái Đất như Bắc Băng Dương hay ở vùng biển sâu, đồng thời để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu có thể xảy ra. Bởi vậy, trước khi OPEC nhóm họp lần này, hầu như đã không có lời kêu gọi nào đề nghị họ tăng sản lượng để giảm giá dầu xuống.
Theo ông Edward L. Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thuộc công ty LCM Commodities có trụ sở ở New York, thị trường dầu ở thời điểm hiện tại đang tạm thời bị “chốt” bởi hai yếu tố quan trọng.
Một mặt, sức hấp dẫn của các loại hàng hóa cơ bản, bao gồm dầu thô, đối với các nhà đầu tư đang còn mạnh, có thể ngăn giá dầu khỏi việc giảm mạnh. Nhưng mặt khác, các thành viên OPEC hiện đang có mức sản lượng dự trữ ít nhất là 6 triệu thùng/ngày, cao chưa từng có từ cuối những năm 1990 trở lại đây, chủ yếu nằm trong tay Saudi Arabia. Mức sản lượng dự trữ này có thể nhanh chóng được chuyển thành sản lượng thực tế trong trường hợp nhu cầu tăng, nhờ đó ngăn giá dầu không tăng nhanh.
Tuy nhiên, các quan chức OPEC thừa biết tình hình hiện nay sẽ không kéo dài lâu. Do sự phục hồi kinh tế mới chỉ bắt đầu hình thành, hướng đi sắp tới của giá dầu là rất khó dự báo.
Trong mùa hè này, giá hàng hóa cơ bản và giá cổ phiếu tăng là do giới đầu tư kỳ vọng ở sự phục hồi kinh tế. Bởi vậy, giới phân tích cho rằng, nếu xuất hiện tin xấu, một đợt bán tháo có thể trên thị trường dầu thô, đẩy giá dầu sụt về dưới mức 60 USD/thùng.
Tuy nhiên, về nỗi lo giá dầu giảm, OPEC có thể trông chờ ở sự phục hồi của nhu cầu dầu khi kinh tế thế giới khởi sắc trở lại. Theo một báo cáo của IHS Cambridge Energy Research Associates, nhu cầu dầu của thế giới có thể tăng trở lại trong năm tới, với mức tăng 900.000 thùng/ngày, và cuối cùng sẽ trở về mức 86,5 triệu thùng/ngày - của năm 2007 - vào năm 2012.
“Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định mọi thứ rồi sẽ đi đến đâu”, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Naimi, tuyên bố.
(Theo New York Times)
Dường như đối với các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), mức giá dầu trên thị trường thế giới hiện nay đúng là mức giá mà họ muốn.
“Giá dầu đang ở điểm hợp lý”
Việc tìm ra điểm cân bằng chính xác của giá dầu mà ở đó cả các nước tiêu thụ dầu và nhà sản xuất dầu cùng cảm thấy hợp lý luôn là một trong những vấn đề lớn nhất và hóc búa nhất trong quan hệ giữa hai đối tượng này. Vào những năm 1990, mức giá dầu hợp lý là vào khoảng 25 USD/thùng, nhưng trong những năm gần đây, sự cân bằng đó đã bị phá vỡ.
Những lo ngại về nguồn cung dầu, sự tăng trưởng nhu cầu dầu nhanh chóng của châu Á, cùng nỗi lo về sự thiếu hụt nguồn cung dầu trong tương lai, cũng như phong trào đầu tư vào thị trường hàng hóa, đã liên tục đẩy giá dầu lên tới những con số kỷ lục.
Trong bối cảnh kinh tế đang bắt đầu bước vào thời kỳ phục hồi hiện nay, thế giới lại một lần nữa đi tìm mức giá hợp lý mới cho dầu thô. Các nhà sản xuất thì cần một mức giá đủ cao để nguồn thu ngân sách của họ không bị ảnh hưởng xấu, trong khi các nước tiêu thụ dầu muốn một mức giá đủ thấp để sự tăng trưởng kinh tế còn yếu ớt không bị chặn lại.
Vào tháng 12 năm ngoái, sự chao đảo trên thị trường tài chính toàn cầu đã đẩy giá dầu có lúc rơi về mức 33 USD/thùng từ mức đỉnh gần 150 USD/thùng trong mùa hè. Khi đó, các nước sản xuất dầu đã lo sợ rằng, một thời kỳ kéo dài mà ở đó giá dầu bị ghìm ở mức thấp đang tới gần.
Vì thế, OPEC đã liên tục áp dụng chiến thuật cắt giảm hạn ngạch khai thác và hy vọng kinh tế toàn cầu khi hồi phục sẽ kéo nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng trở lại. Tổng mức cắt giảm sản lượng của OPEC trong năm qua là 4,2 triệu thùng/ngày.
Chiến lược này của OPEC đã đem lại hiệu quả. Từ đầu năm tới nay, giá dầu thô thế giới đã tăng khoảng 60%. Kết thúc phiên giao dịch tại New York ngày 9/9, trước khi OPEC nhóm họp về vấn đề sản lượng tại Vienna, Áo, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 dừng ở mức 71,31 USD/thùng.
“Lúc này, giá dầu đang ở điểm hợp lý. Cả các nước tiêu thụ dầu và các nước sản xuất dầu đều hài lòng. Không ai phàn nàn gì cả”, ông Bhushan Bahree, một nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu IHS Cambridge Energy Research Associates, nhận xét.
Chiến lược cắt giảm sản lượng để đưa giá dầu về mức hiện nay của OPEC được dẫn đầu bởi Saudi Arabia, quốc gia có sản lượng dầu lớn nhất, đồng thời là lãnh đạo không chính thức của OPEC.
Trong cuộc họp ngày 9/9, Saudi Arabia cho biết, họ thấy không cần phải cắt giảm sản lượng vào lúc này và nếu làm thế sẽ đe dọa tới sự phục hồi kinh tế thế giới. Do đó, OPEC đã quyết định duy trì sản lượng ở mức hiện tại là 24,845 triệu thùng/ngày.
“Giá dầu từ 70-80 USD/thùng là phù hợp với cả các nước tiêu thụ dầu và các nhà sản xuất dầu. Tôi tin là mức giá này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho kinh tế thế giới”, ông Abdalla al-Attiyeh, Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Qatar, một nước thành viên OPEC, nhận định.
Đầu năm nay, Saudi Arabia cho biết, họ cho là mức giá 75 USD/thùng dầu là hợp lý. Nói về mức giá dầu hiện nay, ông Ali al-Naimi, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, cho biết: “Chúng tôi hài lòng với mức giá này và mức giá này sẽ còn được duy trì trong một thời gian nữa. Chúng tôi không có bất kỳ một lo ngại nhỏ nào hết”.
Tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định giá dầu
Đối với các nước tiêu thụ dầu, mức giá dầu thấp vừa có lợi lại và không có lợi. Một mặt, giá dầu thấp sẽ dẫn tới giá xăng thấp, nhưng mặt khác lại có thể đặt ra những câu hỏi xung quanh các chương trình về năng lượng thay thế và năng lượng tái sinh đang được khuyến khích tại nhiều quốc gia và khu vực.
Trên thực tế, các quan chức trong ngành dầu lửa phương Tây cho biết, họ muốn giá dầu cao để có thể tiếp tục đầu tư vào các nguồn dầu lửa ở những nơi xa xôi trên Trái Đất như Bắc Băng Dương hay ở vùng biển sâu, đồng thời để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu có thể xảy ra. Bởi vậy, trước khi OPEC nhóm họp lần này, hầu như đã không có lời kêu gọi nào đề nghị họ tăng sản lượng để giảm giá dầu xuống.
Theo ông Edward L. Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thuộc công ty LCM Commodities có trụ sở ở New York, thị trường dầu ở thời điểm hiện tại đang tạm thời bị “chốt” bởi hai yếu tố quan trọng.
Một mặt, sức hấp dẫn của các loại hàng hóa cơ bản, bao gồm dầu thô, đối với các nhà đầu tư đang còn mạnh, có thể ngăn giá dầu khỏi việc giảm mạnh. Nhưng mặt khác, các thành viên OPEC hiện đang có mức sản lượng dự trữ ít nhất là 6 triệu thùng/ngày, cao chưa từng có từ cuối những năm 1990 trở lại đây, chủ yếu nằm trong tay Saudi Arabia. Mức sản lượng dự trữ này có thể nhanh chóng được chuyển thành sản lượng thực tế trong trường hợp nhu cầu tăng, nhờ đó ngăn giá dầu không tăng nhanh.
Tuy nhiên, các quan chức OPEC thừa biết tình hình hiện nay sẽ không kéo dài lâu. Do sự phục hồi kinh tế mới chỉ bắt đầu hình thành, hướng đi sắp tới của giá dầu là rất khó dự báo.
Trong mùa hè này, giá hàng hóa cơ bản và giá cổ phiếu tăng là do giới đầu tư kỳ vọng ở sự phục hồi kinh tế. Bởi vậy, giới phân tích cho rằng, nếu xuất hiện tin xấu, một đợt bán tháo có thể trên thị trường dầu thô, đẩy giá dầu sụt về dưới mức 60 USD/thùng.
Tuy nhiên, về nỗi lo giá dầu giảm, OPEC có thể trông chờ ở sự phục hồi của nhu cầu dầu khi kinh tế thế giới khởi sắc trở lại. Theo một báo cáo của IHS Cambridge Energy Research Associates, nhu cầu dầu của thế giới có thể tăng trở lại trong năm tới, với mức tăng 900.000 thùng/ngày, và cuối cùng sẽ trở về mức 86,5 triệu thùng/ngày - của năm 2007 - vào năm 2012.
“Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định mọi thứ rồi sẽ đi đến đâu”, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Naimi, tuyên bố.
(Theo New York Times)