Bộ Tài chính cho biết theo kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, giai đoạn 2023-2025 phải thực hiện cố phần hoá 30 doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay con số này là 0...
Sau 10 năm, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (gọi tắt là Luật 69/2014) mang lại những kết quả tích cực, nhưng những bất cập trong đó đã và đang trở thành rào cản khi doanh nghiệp nhà nước muốn đổi mới và sáng tạo. Đó chính là các xung đột lợi ích trong cơ chế quản lý, vận hành trái ngược với các nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)…
Trong quý 1/2023 không có doanh nghiệp thực hiện cổ phẩn hóa. Nguồn thu thoái vốn nhà nước thu về ngân sách nhà nước 3 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 168,4 tỷ đồng trong khi kế hoạch thu năm 2023 là 3.000 tỷ đồng…
Đã hơn 2 tháng kể từ khi Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem Bỉm Sơm, mã chứng khoán: BCC-HNX) công bố Nghị quyết số 170/NQ-HĐQT của Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc thoái vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung (CRC) nhưng đến nay vẫn chưa có phương án cụ thể, trong khi dự án tiếp tục thua lỗ và các nhà đầu tư muốn mua thì ngồi chờ…
Đoàn Giám sát của Quốc hội đã chỉ ra nhiều bất cập, sai phạm trong quản lý, sử dụng đất của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trong giai đoạn 2016-2021.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ USD...
Bộ Tài chính đang rà soát, xây dựng báo cáo trình cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi một số Nghị định liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, đề xuất sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa; tách quá trình sắp xếp, xử lý nhà đất ra khỏi quá trình cổ phần hóa...
Xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là mắt xích vô cùng quan trọng nhằm xác định đúng, đủ giá trị tài sản khi cổ phần hóa, thoái vốn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình đó, đã xuất hiện tình trạng giá trị tài sản thẩm định giá thấp hơn thị trường, làm thất thoát tài sản nhà nước.
Hai nhóm tài sản lớn nhất khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thường là đất đai và tài sản có trên đất. Đặc biệt, định giá đất là khâu quan trọng nhưng cũng là mắt xích tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước...
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết hiện có một số lỗ hổng trong quy định về sắp xếp phương án sử dụng đất khi cổ phần hoá để doanh nghiệp lợi dụng, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Đó là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến quá trình cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước đình trệ như thời gian vừa qua, được Bộ Tài chính nêu tại báo cáo gửi tới kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV...
Manh nha từ năm 1990, đến nay, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không những rơi vào trì trệ mà còn lùi xa so với giai đoạn xuất phát. Chẳng những không đủ về lượng theo mục tiêu đã đề ra, nhiều chuyên gia, nhà quản lý còn nhận định cổ phần hoá thời gian qua không đảm bảo về “chất”...
Sau mùa đại hội đồng cổ đông 2021, giới đầu tư và cổ đông của các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sau cổ phần hóa đang trông chờ vào những thay đổi trong quản trị doanh nghiệp để thúc đẩy hiệu quả hoạt động cao hơn...