Ba dự án hạ tầng trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, do vướng mặt bằng không thể về đích theo kế hoạch trong nưm 2024, đã phải xin gia hạn niên hạn hoàn thành sang năm 2025.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 313 dự án đầu tư có sử dụng đất chậm tiến độ kéo dài, trong đó, riêng tại Khu du lịch Xuân Thành, huyện Nghi Xuân có 73 dự án.
Cơ chế thưởng hợp đồng tuy đã được pháp luật về xây dựng quy định, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể; trong khi đó, việc phạt hợp đồng, phạt chậm tiến độ nhằm thúc đẩy tiến độ dự án đã và đang được áp dụng. Vậy nên, thưởng hợp đồng là cần thiết để tương xứng với phạt hợp đồng...
Tính đến ngày 15/6/2024, trong tổng số 712 dự án có sử dụng đất chậm tiến độ, 705 dự án đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng…
Tính đến hết ngày 30/4, có 316 dự án, tiểu dự án nguồn ngân sách trung ương theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước) tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân là 0%...
Đây là Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia. Thời gian thực hiện dự án này theo kế hoạch là từ 2019 đến 30/6/2025. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn đang còn một số khó khăn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khiến tiến độ dự án bị chậm so với kế hoạch...
Dự án viên nén năng lượng 240 tỷ đồng tại Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình sau gần một thập niên triển khai vẫn mới chỉ dừng ở việc xây dựng được một số hạng mục cơ bản. Sau khi rà soát, thẩm định, Ban Quản lý Khu kinh tế xét thấy dự án không thuộc trường hợp điều chỉnh tiến độ theo quy định của Luật Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế đề nghị xem xét chấm dứt dự án theo quy định của pháp luật....
Hiện công tác giải phóng mặt bằng của dự án vẫn có những khó khăn do một số người dân chưa đồng ý về thời gian tạo lập tài sản nên chưa thống nhất với phương án đền bù...
2 phương án đưa ra trong quy định nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Với tỷ lệ cọc 10% như dự thảo, một số đại biểu kiến nghị mức cọc không quá 5% giá bán bất động sản để tạo điều kiện chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tình trạng dự án nhận đặt cọc nhưng không triển khai, gây rủi ro cho khách hàng...
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng rà soát các trường hợp thuê đất, thuê lại đất nhưng không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng so với tiến độ đã giao kết. Trên cơ sở đó, kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra, có giải pháp xử lý...
Các dự án trên chậm tiến độ, nhà đầu tư chưa thực hiện ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án, chưa hoàn thành các thủ tục tiếp theo để triển khai thực hiện dự án...
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố công khai các dự án bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng trong giai đoạn 2018-2022 ở Tây Ninh...
Năm 2023, các dự án trọng điểm ở Đồng Nai được bố trí tổng nguồn vốn hơn 4.000 tỷ đồng. Đến đầu tháng 8, tỉnh mới giải ngân được trên 450 tỷ đồng, hầu hết các dự án đều gặp vướng mắc, chậm tiến độ…
Thanh Hóa hiện có 339 dự án không thực hiện hoặc thực hiện đầu tư dự án chậm tiến độ, tăng 96 dự án so với những năm trước. Trong đó, có 18 dự án không triển khai thực hiện, không sử dụng đất trong thời hạn 12 tháng liên tục, 154 dự án chậm tiến độ quá 24 tháng...
UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri các huyện Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai khi được đề nghị kiểm tra, xem xét một số dự án khu đô thị, khu tái định cư, nhà ở xã hội trên địa bàn…
TP.Hà Nội yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm và xử lý các sai phạm, tiêu cực, thất thoát đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 6 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả, hoặc lãng phí...