Theo dự thảo danh mục phân loại xanh, các dự án đầu tư xanh dự kiến gồm 8 nhóm: năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên nước, nông- lâm- thủy sản, đa dạng sinh học, chế biến- chế tạo, dịch vụ môi trường...
Tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án đầu tư được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh khi ra đời sẽ là bước tiến quan trọng trong việc xác định thế nào là một dự án xanh, thúc đẩy tài chính xanh tại Việt Nam, đặt nền tảng pháp lý cho việc cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh đối với các dự án đầu tư đáp ứng tiêu chí môi trường...
Trung Quốc đã đạt những bước tiến đầu tiên trong tài chính xanh, song vẫn cần vượt qua thách thức hiện thực hóa cam kết chính trị, hài hòa lợi ích giữa các bên, xác định rõ ràng phạm vi, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ và phát triển hệ thống tài chính xanh bền vững hơn. Dù vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu nhưng kinh nghiệm của quốc gia này mang đến những bài học cho các thị trường mới nổi muốn xây dựng hệ thống tài chính bền vững...
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 47 loại hình dự án đầu tư ở 7 ngành/lĩnh vực được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh gồm: năng lượng; giao thông vận tải; xây dựng; nông lâm thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ môi trường...
Không còn nhiều thời gian cho doanh nghiệp chần chừ chuyển đổi xanh, bởi từ khoảng năm 2025 - 2027, các quy định xanh gần như là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu không chuyển đổi nhanh thì việc doanh nghiệp kém cạnh tranh so với các quốc gia khác là thực tế chắc chắn của tương lai…
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân được cấp chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon; thu nhập tiền lãi từ trái phiếu xanh; thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu xanh lần đầu sau khi phát hành...
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ ngành liên quan đề xuất Chính phủ bổ sung thêm quy định, cơ chế chính sách tài chính xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh…
Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế với môi trường pháp lý đang được hoàn thiện, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nỗ lực để kinh doanh tuần hoàn, phát triển bền vững….
Sản xuất hóa chất và phân bón là những ngành công nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây phát thải cao, sử dụng nhiều năng lượng. Do đó, yêu cầu về tiêu chuẩn xanh được đặt ra khắt khe hơn rất nhiều so với các ngành sản xuất khác và điều này cũng khiến các doanh nghiệp trong ngành này gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi xanh...
Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy Việt Nam tiến tới một nền kinh tế bền vững, hiệu quả và có khả năng thích ứng cao trước các thách thức toàn cầu về môi trường...
Tài chính xanh đang là xu hướng tất yếu của hệ thống tài chính toàn cầu nhưng hiện nay, thách thức lớn là vẫn chưa có khung pháp lý, chính sách; thiếu cơ chế phối hợp, ưu đãi cho các hoạt động tài chính xanh…
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế nhiều khoản thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu, thu nhập từ tiền lãi trái phiếu xanh; thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu xanh lần đầu...
Đó chính là chia sẻ của ông Jeffrey Lee, Giám đốc phụ trách Khu vực châu Á Thái Bình Dương, Moody’s Ratings bên lề hội thảo “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tới 2030: Góc nhìn từ xếp hạng tín nhiệm” được phối hợp chức bởi Tạp chí Kinh tế Việt Nam/ VnEconomy, Moody’s Ratings và VIS Rating...
Trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội, trái phiếu bền vững và tín dụng xanh được cho là những trụ cột của tài chính bền vững, nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ với thế giới về phát thải ròng cũng như tận dụng nguồn lực bên ngoài để đưa nền kinh tế phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Dù vậy, sự ngập ngừng đưa ra bản vẽ kiến trúc hạ tầng, thước đo kỹ thuật về sản phẩm, cơ sở nhà đầu tư, tổ chức phát hành, văn hóa quản trị doanh nghiệp, minh bạch… đã dẫn đến chậm nhịp của dòng chảy nguồn vốn xanh...
Bằng cách cam kết với tầm nhìn dài hạn về trái phiếu xanh, Việt Nam có thể định vị mình là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính bền vững, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...
Theo HNX, trong 5 năm qua, giá trị niêm yết trái phiếu Chính phủ tiếp tục xu hướng tăng, số mã niêm yết giảm, quy mô niêm yết bình quân một mã trái phiếu có xu hướng tăng, đạt 5.121 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2024, hơn gấp đôi so với năm 2019...
Dù nhận được lợi ích dài hơi nhưng nhiều doanh nghiệp tiên phong hoặc bắt buộc chuyển đổi trước áp lực sản xuất “xanh hóa” đều phải chịu thiệt thòi bởi chính sách thay đổi chậm trễ và thiếu vốn ưu đãi hỗ trợ...
Hiện dư nợ tín dụng xanh chỉ đạt 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế trong khi phát hành trái phiếu xanh mới khoảng 1 tỷ USD. Nhiều ý kiến cho rằng việc chậm trễ ban hành danh mục phân loại xanh và bộ tiêu chí đi kèm đang làm đình trệ sự phát triển thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh ở Việt Nam...