Tài chính - ngân hàng rầm rộ tuyển người
Ngân hàng nào cũng đang trong tình trạng bị mất người tài, nhất là ở các vị trí quản lý cao cấp
Với những cơn sốt của thị trường chứng khoán, nhân sự ngành tài chính – ngân hàng đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất với tình trạng liên tục bị “chảy máu chất xám”.
Cùng với sức ép phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh, chưa bao giờ ngành này lại có một đợt "săn người" sôi động như thế
Rầm rộ tuyển người
Các công ty săn đầu người trong thành phố như Navigos, Pricewaterhouse Coopers, HR2b, Kiếm Việc, NetViet, Nhân Việt, L&A,... đang tất bật đi “săn” người cho ngành tài chính – ngân hàng. Đơn đặt hàng cho ngành này dài dằng dặc.
Bà Tam Thanh Thiên Trang, Phó giám đốc Công ty NetViet, cho biết: “Các năm trước, nhu cầu cho ngành này chỉ khoảng hơn chục, giờ luôn luôn không dưới 50 nhu cầu, có ngày lên đến cả trăm”.
Hiện gần như ngân hàng nào cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự để phục vụ cho sự phát triển, mở rộng chi nhánh, bành trướng về quy mô của mình. Nếu tính bình quân mỗi chi nhánh, phòng giao dịch cần khoảng 15 nhân sự, thì chỉ riêng ngân hàng An Bình đã cần tuyển 750 người trong năm nay. Số lượng nhân sự cần cho ngành, ước tính lên đến cả chục ngàn người.
Bà Tiêu Yến Trinh, Trưởng phòng Dịch vụ nhân sự Công ty Pricewaterhouse Coopers, dự báo: “Sắp tới, sẽ có nhiều quỹ đầu tư của nước ngoài, tập đoàn dịch vụ bán lẻ, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm… đổ bộ vào Việt Nam. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này sẽ còn tăng cao hơn nữa”.
Chảy máu chất xám
Nhân lực ngành này đang “nhảy” như “sao xẹt”. Tại Ngân hàng V. ở trung tâm quận 1 (Tp.HCM) trong giờ giao dịch, cô nhân viên ở quầy dịch vụ khách hàng thì thầm trên điện thoại: “Mày về đây đi... được lắm... Lương à? Thấp hơn chút nhưng mua được cổ phần ngon lắm. Công ty năm nào làm ăn cũng lãi cao. Bên mày làm gì có chuyện cổ phần...”.
Thì ra cô đang “chiêu dụ” người bạn của cô đang làm cho một ngân hàng quốc tế về chỗ mình. Chuyện như thế hiện đang xảy ra như “cơm bữa” trong giới này.
Anh Đàm Thế Thái, một nhân sự cao cấp vừa nghỉ việc ở một ngân hàng quốc tế để về “đầu quân” cho An Bình. Anh tâm sự: “Làm ở ngân hàng quốc tế thì ngon rồi nhưng nói thiệt, họ đã quá phát triển, mọi việc đều đã vào nếp, theo một quy trình hẳn hoi, mình có muốn đột phá gì cũng khó. Còn về đây, một ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình phát triển, tha hồ cho mình “vẫy vùng”, thả sức mà sáng tạo”.
Ngân hàng nào cũng đang trong tình trạng bị mất người tài, nhất là ở các vị trí quản lý cao cấp. Trên thị trường lao động hiện nay nhân lực ở các vị trí này rất hiếm. Mất một người quản lý giỏi là một tổn thất không nhỏ của các công ty.
Chính sách “trải thảm đỏ”
Ông Chris Harvey, Tổng giám đốc Vietnamworks.com, cho biết: “Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ mất một hoặc hai người thì ngày nay, tình trạng mất cả nhóm lao động cao cấp đang diễn ra phổ biến”.
Để đối phó lại tình trạng này, hiện các công ty đang có chiến lược “trải thảm đỏ” thu hút và giữ nhân tài. Ông Ngô Xuân Dũng, giám đốc điều hành Ngân hàng Quốc tế VIBank, chi nhánh Tp.HCM, cho biết: “Ngoài chế độ lương bổng hấp dẫn ra, chúng tôi còn cho nhân viên mua cổ phần của công ty với giá ưu đãi. Nếu tính cả lương và lợi nhuận từ cổ phần thì nhiều nhân viên thu nhập ở đây còn cao hơn ở các công ty nước ngoài. Đây chính là một lợi thế mà chúng tôi rất tận dụng”.
Các ngân hàng liên tục có những khoá cho nhân viên ra nước ngoài đào tạo, dự hội thảo. Có đơn vị còn mở riêng một trường đào tạo cho riêng mình như Sacombank. “Vấn đề thăng tiến và đào tạo, tạo cơ hội cho nhân viên phát triển nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ người tài của chúng tôi”, bà Tôn Nữ Dương Thành, Giám đốc Nhân sự của An Bình nói.
Việc các nhân viên trẻ, chỉ sau khoảng 2, 3 năm làm việc được đề bạt lên các vị trí trưởng phòng, trưởng chi nhánh là vấn đề không còn lạ nữa.
Những buổi picnic, thể thao, khám sức khoẻ thường niên, những buổi nói chuyện ngắn, đào tạo một kỹ năng nào đó,... kể cả việc ăn nhậu trong một chừng mực nào đó cũng để các sếp gần gũi, đi sâu đi sát nhân viên mình hơn, tạo một mối đoàn kết trong nội bộ.
“Giờ người lãnh đạo phải là người làm sao cho “lính” của mình vừa thương lại vừa phục sát đất”, anh Dũng cười nói.
Cùng với sức ép phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh, chưa bao giờ ngành này lại có một đợt "săn người" sôi động như thế
Rầm rộ tuyển người
Các công ty săn đầu người trong thành phố như Navigos, Pricewaterhouse Coopers, HR2b, Kiếm Việc, NetViet, Nhân Việt, L&A,... đang tất bật đi “săn” người cho ngành tài chính – ngân hàng. Đơn đặt hàng cho ngành này dài dằng dặc.
Bà Tam Thanh Thiên Trang, Phó giám đốc Công ty NetViet, cho biết: “Các năm trước, nhu cầu cho ngành này chỉ khoảng hơn chục, giờ luôn luôn không dưới 50 nhu cầu, có ngày lên đến cả trăm”.
Hiện gần như ngân hàng nào cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự để phục vụ cho sự phát triển, mở rộng chi nhánh, bành trướng về quy mô của mình. Nếu tính bình quân mỗi chi nhánh, phòng giao dịch cần khoảng 15 nhân sự, thì chỉ riêng ngân hàng An Bình đã cần tuyển 750 người trong năm nay. Số lượng nhân sự cần cho ngành, ước tính lên đến cả chục ngàn người.
Bà Tiêu Yến Trinh, Trưởng phòng Dịch vụ nhân sự Công ty Pricewaterhouse Coopers, dự báo: “Sắp tới, sẽ có nhiều quỹ đầu tư của nước ngoài, tập đoàn dịch vụ bán lẻ, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm… đổ bộ vào Việt Nam. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này sẽ còn tăng cao hơn nữa”.
Chảy máu chất xám
Nhân lực ngành này đang “nhảy” như “sao xẹt”. Tại Ngân hàng V. ở trung tâm quận 1 (Tp.HCM) trong giờ giao dịch, cô nhân viên ở quầy dịch vụ khách hàng thì thầm trên điện thoại: “Mày về đây đi... được lắm... Lương à? Thấp hơn chút nhưng mua được cổ phần ngon lắm. Công ty năm nào làm ăn cũng lãi cao. Bên mày làm gì có chuyện cổ phần...”.
Thì ra cô đang “chiêu dụ” người bạn của cô đang làm cho một ngân hàng quốc tế về chỗ mình. Chuyện như thế hiện đang xảy ra như “cơm bữa” trong giới này.
Anh Đàm Thế Thái, một nhân sự cao cấp vừa nghỉ việc ở một ngân hàng quốc tế để về “đầu quân” cho An Bình. Anh tâm sự: “Làm ở ngân hàng quốc tế thì ngon rồi nhưng nói thiệt, họ đã quá phát triển, mọi việc đều đã vào nếp, theo một quy trình hẳn hoi, mình có muốn đột phá gì cũng khó. Còn về đây, một ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình phát triển, tha hồ cho mình “vẫy vùng”, thả sức mà sáng tạo”.
Ngân hàng nào cũng đang trong tình trạng bị mất người tài, nhất là ở các vị trí quản lý cao cấp. Trên thị trường lao động hiện nay nhân lực ở các vị trí này rất hiếm. Mất một người quản lý giỏi là một tổn thất không nhỏ của các công ty.
Chính sách “trải thảm đỏ”
Ông Chris Harvey, Tổng giám đốc Vietnamworks.com, cho biết: “Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ mất một hoặc hai người thì ngày nay, tình trạng mất cả nhóm lao động cao cấp đang diễn ra phổ biến”.
Để đối phó lại tình trạng này, hiện các công ty đang có chiến lược “trải thảm đỏ” thu hút và giữ nhân tài. Ông Ngô Xuân Dũng, giám đốc điều hành Ngân hàng Quốc tế VIBank, chi nhánh Tp.HCM, cho biết: “Ngoài chế độ lương bổng hấp dẫn ra, chúng tôi còn cho nhân viên mua cổ phần của công ty với giá ưu đãi. Nếu tính cả lương và lợi nhuận từ cổ phần thì nhiều nhân viên thu nhập ở đây còn cao hơn ở các công ty nước ngoài. Đây chính là một lợi thế mà chúng tôi rất tận dụng”.
Các ngân hàng liên tục có những khoá cho nhân viên ra nước ngoài đào tạo, dự hội thảo. Có đơn vị còn mở riêng một trường đào tạo cho riêng mình như Sacombank. “Vấn đề thăng tiến và đào tạo, tạo cơ hội cho nhân viên phát triển nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ người tài của chúng tôi”, bà Tôn Nữ Dương Thành, Giám đốc Nhân sự của An Bình nói.
Việc các nhân viên trẻ, chỉ sau khoảng 2, 3 năm làm việc được đề bạt lên các vị trí trưởng phòng, trưởng chi nhánh là vấn đề không còn lạ nữa.
Những buổi picnic, thể thao, khám sức khoẻ thường niên, những buổi nói chuyện ngắn, đào tạo một kỹ năng nào đó,... kể cả việc ăn nhậu trong một chừng mực nào đó cũng để các sếp gần gũi, đi sâu đi sát nhân viên mình hơn, tạo một mối đoàn kết trong nội bộ.
“Giờ người lãnh đạo phải là người làm sao cho “lính” của mình vừa thương lại vừa phục sát đất”, anh Dũng cười nói.