Tái cơ cấu đầu tư công: Cần thay đổi những gì?
Trong khi quy mô đầu tư tăng nhưng tăng trưởng của nền kinh tế giảm, chất lượng tăng trưởng thấp
Trong khi đề án tái cơ cấu kinh tế đang tiếp tục được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung, điều chỉnh để trình Quốc hội xem xét vào thời gian tới thì nhiều chuyên gia cho rằng, tái cơ cấu đầu tư công, một trong ba khâu đột phá của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, muốn đạt hiệu quả cần phải có sự chuyển biến mạnh trong tư duy và quan điểm chính trị.
Đó cũng là quan điểm chung của hầu hết diễn giả tại hội thảo về tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 3/5.
Theo số liệu mới công bố, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011 vẫn có xu hướng tăng, vượt 13,8% so với dự toán, trong đó, khoảng 23% số tăng chi ngân sách nhà nước là tăng cho đầu tư phát triển.
“Quan điểm, phương hướng cho cắt giảm đầu tư công đã rõ rồi nhưng chi đầu tư phát triển vẫn tăng hơn năm trước. Đấy mới chỉ là cắt giảm đầu tư công thôi. Để tái cơ cấu được đầu tư công thì càng không dễ chút nào khi đầu tư công thời gian qua đã bộc lộ quá nhiều vấn đề”, ông Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam nói.
Khi nói về một nghịch lý đầy mâu thuẫn của nền kinh tế Việt Nam, đó là trong khi quy mô đầu tư tăng nhưng tăng trưởng của nền kinh tế giảm, chất lượng tăng trưởng thấp, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chỉ rõ, sự kém hiệu quả của đầu tư công nằm ở quy hoạch, kế hoạch, quy trình quyết định đầu tư, tức là ở thể chế và bộ máy.
Vị chuyên gia này dẫn chứng ra hàng loạt hiện tượng khi nói về đầu tư công của Việt Nam đó là cơ chế “xin- cho” dự án đầu tư công, hiện tượng “đi có, về có và đi không, về không” hay hiện tượng “gửi dự án”.
Tỏ ra khá bức xúc khi nói về hiệu quả thấp của đầu tư công, ông Võ Đại Lược, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho biết, đường cao tốc Tp. HCM- Trung Lương ở ta làm phải mất tới 10 triệu USD/km trong khi với dự án tương tự được làm ở Mỹ chỉ mất khoảng 5 triệu USD và ở Trung Quốc chỉ là 4 triệu USD.
Đó là chưa kể nhiều dự án mới đưa vào khai thác, sử dụng đã hỏng hóc hoặc nhiều công trình không được sử dụng... “Nếu không có thay đổi trong bộ máy và thể chế, rất khó có thể tái cấu trúc đầu tư công”, ông Lược thẳng thắn nói.
Luật ngân sách 2004 quy định việc phân bổ vốn đầu tư giao chủ yếu cho các ngành và các địa phương, tạo chủ động cho các đơn vị. Trong đó, các dự án nhóm A, B, C được phân chia cho các ngành và địa phương tự xét duyệt, chỉ có một số rất ít do Thủ tướng phê duyệt.
Quy định này hầu như đã giao toàn quyền cho các ngành và địa phương thẩm định và quyết định đầu tư, gần như là “khoán trắng đầu tư công” trong khi các cơ quan Trung ương giám sát, kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức, không có chế tài kỷ luật nghiêm ngặt.
Do vậy, việc quản lý, điều chỉnh vĩ mô trong đầu tư công đã bị buông lỏng. Chẳng hạn như vụ Vinashin, khi doanh nghiệp không thể “xoay xở” được với tình thế khó khăn thì sự việc mới vỡ lở. Vì vậy, theo ông Lược, cần phải điều chỉnh ngay cơ chế phân cấp quá mạnh cho địa phương để tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”, phá vỡ quy hoạch quốc gia, đầu tư dàn trải, lãng phí như trong thời gian qua.
Ở một góc độ khác, ông Vũ Tuấn Anh cho rằng tái cấu trúc đầu tư công đầu tiên cần phải tính tới việc cơ cấu giữa tích lũy và đầu tư, đảm bảo giữa thu và chi trong nền kinh tế.
“Thâm hụt ngân sách là căn bệnh kinh niên nhiều năm nay của nền kinh tế, trong bối cảnh ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là tốc độ tăng thu ngân sách luôn luôn cao hơn tốc độ tăng GDP. Việc tập trung càng lớn của cải vào Nhà nước đồng nghĩa với việc hạn chế bớt khả năng sử dụng của khu vực dân doanh. Trong khi đó, xét về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, thì khu vực dân doanh cao hơn khu vực kinh tế nhà nước”, ông Tuấn Anh nói.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có luật đầu tư công cho dù quy mô đầu tư công liên tục tăng cao. Quy mô đầu tư ngày càng lớn đã kéo nợ công ngày một “phình ra” trong những năm gần đây và đặt nền kinh tế đứng trước “vòng xoáy” nợ nần.
Theo số liệu công bố mới nhất của Bộ Tài chính thì tính đến cuối năm 2011, nợ công chiếm 54,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,6% GDP còn nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP-tương đương 50 tỷ USD. Dự kiến đến hết năm 2012, nợ công của Việt Nam sẽ khoảng 58,4% GDP trong đó nợ Chính phủ là 46,1% và cho đến năm 2015, tổng số nợ công sẽ khoảng 60-65% GDP, nợ quốc gia không quá 50% GDP và nợ Chính phủ không quá 53% GDP.
Trong khi nợ công vẫn được dự báo tăng, người dân phải gồng mình gánh nợ thì nhiều doanh nghiệp tập đoàn nhà nước vẫn phung phí hàng chục ngàn tỷ đồng, cơ quan nhà nước vẫn nghĩ cách thu thêm hàng loạt phí bắt dân đóng... Không thể phung phí “tiền công” mãi thế được. Phải thay đổi tư duy, đường lối chính sách... nếu không nền kinh tế sẽ kiệt quệ”, ông Vũ Tuấn Anh nói.
Đó cũng là quan điểm chung của hầu hết diễn giả tại hội thảo về tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 3/5.
Theo số liệu mới công bố, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011 vẫn có xu hướng tăng, vượt 13,8% so với dự toán, trong đó, khoảng 23% số tăng chi ngân sách nhà nước là tăng cho đầu tư phát triển.
“Quan điểm, phương hướng cho cắt giảm đầu tư công đã rõ rồi nhưng chi đầu tư phát triển vẫn tăng hơn năm trước. Đấy mới chỉ là cắt giảm đầu tư công thôi. Để tái cơ cấu được đầu tư công thì càng không dễ chút nào khi đầu tư công thời gian qua đã bộc lộ quá nhiều vấn đề”, ông Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam nói.
Khi nói về một nghịch lý đầy mâu thuẫn của nền kinh tế Việt Nam, đó là trong khi quy mô đầu tư tăng nhưng tăng trưởng của nền kinh tế giảm, chất lượng tăng trưởng thấp, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chỉ rõ, sự kém hiệu quả của đầu tư công nằm ở quy hoạch, kế hoạch, quy trình quyết định đầu tư, tức là ở thể chế và bộ máy.
Vị chuyên gia này dẫn chứng ra hàng loạt hiện tượng khi nói về đầu tư công của Việt Nam đó là cơ chế “xin- cho” dự án đầu tư công, hiện tượng “đi có, về có và đi không, về không” hay hiện tượng “gửi dự án”.
Tỏ ra khá bức xúc khi nói về hiệu quả thấp của đầu tư công, ông Võ Đại Lược, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho biết, đường cao tốc Tp. HCM- Trung Lương ở ta làm phải mất tới 10 triệu USD/km trong khi với dự án tương tự được làm ở Mỹ chỉ mất khoảng 5 triệu USD và ở Trung Quốc chỉ là 4 triệu USD.
Đó là chưa kể nhiều dự án mới đưa vào khai thác, sử dụng đã hỏng hóc hoặc nhiều công trình không được sử dụng... “Nếu không có thay đổi trong bộ máy và thể chế, rất khó có thể tái cấu trúc đầu tư công”, ông Lược thẳng thắn nói.
Luật ngân sách 2004 quy định việc phân bổ vốn đầu tư giao chủ yếu cho các ngành và các địa phương, tạo chủ động cho các đơn vị. Trong đó, các dự án nhóm A, B, C được phân chia cho các ngành và địa phương tự xét duyệt, chỉ có một số rất ít do Thủ tướng phê duyệt.
Quy định này hầu như đã giao toàn quyền cho các ngành và địa phương thẩm định và quyết định đầu tư, gần như là “khoán trắng đầu tư công” trong khi các cơ quan Trung ương giám sát, kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức, không có chế tài kỷ luật nghiêm ngặt.
Do vậy, việc quản lý, điều chỉnh vĩ mô trong đầu tư công đã bị buông lỏng. Chẳng hạn như vụ Vinashin, khi doanh nghiệp không thể “xoay xở” được với tình thế khó khăn thì sự việc mới vỡ lở. Vì vậy, theo ông Lược, cần phải điều chỉnh ngay cơ chế phân cấp quá mạnh cho địa phương để tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”, phá vỡ quy hoạch quốc gia, đầu tư dàn trải, lãng phí như trong thời gian qua.
Ở một góc độ khác, ông Vũ Tuấn Anh cho rằng tái cấu trúc đầu tư công đầu tiên cần phải tính tới việc cơ cấu giữa tích lũy và đầu tư, đảm bảo giữa thu và chi trong nền kinh tế.
“Thâm hụt ngân sách là căn bệnh kinh niên nhiều năm nay của nền kinh tế, trong bối cảnh ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là tốc độ tăng thu ngân sách luôn luôn cao hơn tốc độ tăng GDP. Việc tập trung càng lớn của cải vào Nhà nước đồng nghĩa với việc hạn chế bớt khả năng sử dụng của khu vực dân doanh. Trong khi đó, xét về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, thì khu vực dân doanh cao hơn khu vực kinh tế nhà nước”, ông Tuấn Anh nói.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có luật đầu tư công cho dù quy mô đầu tư công liên tục tăng cao. Quy mô đầu tư ngày càng lớn đã kéo nợ công ngày một “phình ra” trong những năm gần đây và đặt nền kinh tế đứng trước “vòng xoáy” nợ nần.
Theo số liệu công bố mới nhất của Bộ Tài chính thì tính đến cuối năm 2011, nợ công chiếm 54,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,6% GDP còn nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP-tương đương 50 tỷ USD. Dự kiến đến hết năm 2012, nợ công của Việt Nam sẽ khoảng 58,4% GDP trong đó nợ Chính phủ là 46,1% và cho đến năm 2015, tổng số nợ công sẽ khoảng 60-65% GDP, nợ quốc gia không quá 50% GDP và nợ Chính phủ không quá 53% GDP.
Trong khi nợ công vẫn được dự báo tăng, người dân phải gồng mình gánh nợ thì nhiều doanh nghiệp tập đoàn nhà nước vẫn phung phí hàng chục ngàn tỷ đồng, cơ quan nhà nước vẫn nghĩ cách thu thêm hàng loạt phí bắt dân đóng... Không thể phung phí “tiền công” mãi thế được. Phải thay đổi tư duy, đường lối chính sách... nếu không nền kinh tế sẽ kiệt quệ”, ông Vũ Tuấn Anh nói.