Tái kiến nghị được xuất khẩu vàng
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã tái kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép được xuất khẩu vàng
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh vàng vừa cho biết đã tái kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu vàng lượng, vàng kg để thị trường Việt Nam được khai thông và phát triển mạnh mẽ hơn.
Ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) cho hay, việc xuất khẩu vàng sẽ giúp cân bằng được lượng cung cầu và tạo ra nguồn ngoại tệ trong một thời gian ngắn.
Thực chất, việc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp xuất khẩu vàng đã được Hiệp hội và các doanh nghiệp kinh doanh vàng lên tiếng từ giữa năm 2005, song đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.
Và mới đây, ngày 12/7, trong dịp mở thêm chi nhánh và xưởng sản xuất vàng SJC tại miền Bắc (Quận Tây Hồ, Hà Nội) ông Long một lần nữa đã lên tiếng cùng Hiệp hội Kinh doanh Vàng kiến nghị Nhà nước cho doanh nghiệp được xuất khẩu vàng.
Trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ vàng tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng trung bình trong 3 năm gần đây của Việt Nam lớn hơn 70 tấn/năm và chỉ trong năm 2006 vừa qua tổng nhu cầu vàng đã vọt lên hơn 86 tấn, tăng 41% so năm trước và ước tính trong năm nay, nhu cầu vàng sẽ cũng vào khoảng 75 đến 80 tấn.
Theo các doanh nghiệp, với số lượng tiêu thụ như trên, nếu không có xuất mà chỉ nhập thì vàng nằm trong dân trở thành vàng chết (không đầu tư làm ăn được), trong khi đó mỗi năm Việt Nam phải chi hàng trăm triệu USD để nhập vàng. Hơn nữa, để nhập vàng doanh nghiệp phải tìm kiếm ngoại tệ từ trong nước mà không có nguồn thu từ xuất khẩu để cân đối.
Bên cạnh đó, kinh doanh vàng có lúc ế lúc đắt và có lúc người tiêu dùng chỉ muốn bán chứ không mua vào nhưng doanh nghiệp thì vẫn phải thu mua, dẫn đến giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới. Nếu được xuất khẩu doanh nghiệp có thể tận dụng được sự chênh lệch giá này.
Ông Long cho rằng, nếu có cơ chế xuất khẩu thích hợp số vàng nằm trong nước sẽ được chuyển thành ngoại tệ và thị trường vàng sẽ được khai thông, phát triển mạnh mẽ hơn.
Hiện tại, SJC là công ty dẫn đầu trên thị trường vàng trong nước cả về thị phần và doanh số, trong năm 2006 doanh số của SJC đạt 16.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), chiếm hơn 90% thị phần trên cả nước.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan thì SJC là một trong 10 doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 với số lượng hơn 64 tấn vàng.
Nói về việc mở rộng ra thị trường miền Bắc, ông Long cho hay đây là thị trường tiềm năng và quan trọng của SJC. “Việc SJC có mặt tại Hà Nội sẽ đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu vàng tiền tệ cho khu vực phía Bắc mà trong hơn 10 năm qua phải vận chuyển từ Tp.HCM ra làm chi phí tăng cao.
Đồng thời, có thêm xưởng sản xuất tại đây để tăng cường năng lực sản xuất vàng miếng (hiện công ty sản xuất hơn 20.000 lượng, tương đương 750 kg vàng/ngày) góp phần bình ổn giá vàng trong nước và giải quyết các cơn sốt giá vàng như đã từng xảy ra trong năm 2006 vừa qua” , ông Long nói.
Cụ thể, SJC miền Bắc sẽ thực hiện sản xuất, gia công tại chỗ và kinh doanh các loại vàng miếng, vàng nguyên liệu, nữ trang… và phát triển hình thành nhóm khách hàng bán buôn chiến lược tại khu vực này.
Trước đó, trong tháng 6/2007, SJC cũng đã khai trương kho ngoại quan vàng tại Tp.HCM để đảm bảo cho việc tích trữ vàng tại Tp.HCM ở kho, thêm tiện ích cho nhà cung cấp quốc tế và đơn vị nhập khẩu trong nước với phương thức bán từng phần vàng chứa trong kho và giao vàng trong cùng ngày.
Ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) cho hay, việc xuất khẩu vàng sẽ giúp cân bằng được lượng cung cầu và tạo ra nguồn ngoại tệ trong một thời gian ngắn.
Thực chất, việc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp xuất khẩu vàng đã được Hiệp hội và các doanh nghiệp kinh doanh vàng lên tiếng từ giữa năm 2005, song đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.
Và mới đây, ngày 12/7, trong dịp mở thêm chi nhánh và xưởng sản xuất vàng SJC tại miền Bắc (Quận Tây Hồ, Hà Nội) ông Long một lần nữa đã lên tiếng cùng Hiệp hội Kinh doanh Vàng kiến nghị Nhà nước cho doanh nghiệp được xuất khẩu vàng.
Trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ vàng tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng trung bình trong 3 năm gần đây của Việt Nam lớn hơn 70 tấn/năm và chỉ trong năm 2006 vừa qua tổng nhu cầu vàng đã vọt lên hơn 86 tấn, tăng 41% so năm trước và ước tính trong năm nay, nhu cầu vàng sẽ cũng vào khoảng 75 đến 80 tấn.
Theo các doanh nghiệp, với số lượng tiêu thụ như trên, nếu không có xuất mà chỉ nhập thì vàng nằm trong dân trở thành vàng chết (không đầu tư làm ăn được), trong khi đó mỗi năm Việt Nam phải chi hàng trăm triệu USD để nhập vàng. Hơn nữa, để nhập vàng doanh nghiệp phải tìm kiếm ngoại tệ từ trong nước mà không có nguồn thu từ xuất khẩu để cân đối.
Bên cạnh đó, kinh doanh vàng có lúc ế lúc đắt và có lúc người tiêu dùng chỉ muốn bán chứ không mua vào nhưng doanh nghiệp thì vẫn phải thu mua, dẫn đến giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới. Nếu được xuất khẩu doanh nghiệp có thể tận dụng được sự chênh lệch giá này.
Ông Long cho rằng, nếu có cơ chế xuất khẩu thích hợp số vàng nằm trong nước sẽ được chuyển thành ngoại tệ và thị trường vàng sẽ được khai thông, phát triển mạnh mẽ hơn.
Hiện tại, SJC là công ty dẫn đầu trên thị trường vàng trong nước cả về thị phần và doanh số, trong năm 2006 doanh số của SJC đạt 16.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), chiếm hơn 90% thị phần trên cả nước.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan thì SJC là một trong 10 doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 với số lượng hơn 64 tấn vàng.
Nói về việc mở rộng ra thị trường miền Bắc, ông Long cho hay đây là thị trường tiềm năng và quan trọng của SJC. “Việc SJC có mặt tại Hà Nội sẽ đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu vàng tiền tệ cho khu vực phía Bắc mà trong hơn 10 năm qua phải vận chuyển từ Tp.HCM ra làm chi phí tăng cao.
Đồng thời, có thêm xưởng sản xuất tại đây để tăng cường năng lực sản xuất vàng miếng (hiện công ty sản xuất hơn 20.000 lượng, tương đương 750 kg vàng/ngày) góp phần bình ổn giá vàng trong nước và giải quyết các cơn sốt giá vàng như đã từng xảy ra trong năm 2006 vừa qua” , ông Long nói.
Cụ thể, SJC miền Bắc sẽ thực hiện sản xuất, gia công tại chỗ và kinh doanh các loại vàng miếng, vàng nguyên liệu, nữ trang… và phát triển hình thành nhóm khách hàng bán buôn chiến lược tại khu vực này.
Trước đó, trong tháng 6/2007, SJC cũng đã khai trương kho ngoại quan vàng tại Tp.HCM để đảm bảo cho việc tích trữ vàng tại Tp.HCM ở kho, thêm tiện ích cho nhà cung cấp quốc tế và đơn vị nhập khẩu trong nước với phương thức bán từng phần vàng chứa trong kho và giao vàng trong cùng ngày.