Tài sản cho, biếu, tặng: Nhận rồi không dễ trả!
“Quan trọng nhất là sử dụng đúng tiêu chuẩn định mức... Anh cứ làm đúng thì không ai nói cả”
“Tài sản cho, biếu, tặng khi đã nhận là tài sản Nhà nước thì trả lại như bình thường không hẳn là đúng đâu”, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh khi gói lại phiên thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công của các vị đại biểu chuyên trách sáng 4/4.
Tại đây, quản lý, sử dụng tài sản cho, biếu, tặng là vấn đề mới được đặt ra và được quan tâm bàn thảo nhiều chiều.
Cơ quan thẩm tra dự án luật (Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) cho rằng cần luật hoá việc tiếp nhận và sử dụng tài sản cho, biếu tặng tại dự thảo luật này. Vì vừa qua một số cơ quan, đơn vị sử dụng các tài sản cho, biếu, tặng (ôtô) không đúng tiêu chuẩn, định mức được quy định. Dẫn đến việc một số cơ quan, địa phương phải trả lại các phương tiện này cho các tổ chức, cá nhân cho, biếu, tặng.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, việc nhận ôtô biếu tặng là nổi cộm nhất thời gian qua, còn nhận để triển khai nhiệm vụ an sinh xã hội thì rất bình thường.
Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và sẽ bám sát tiêu chuẩn chế độ để triển khai thực hiện quản lý tài sản cho, biếu tặng.
“Quan trọng nhất là sử dụng đúng tiêu chuẩn định mức, ôtô người ta tặng có thể có giá trị 3 tỷ, nhưng tiêu chuẩn anh chỉ được sử dụng xe 1 tỷ, thì anh không được sử dụng cái xe biếu đó... Anh cứ làm đúng thì không ai nói cả”, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển bình luận.
Ông Hiển cũng lưu ý khi tài sản cho, biếu, tặng đã trở thành tài sản Nhà nước thì trả lại theo cách bình thường là không hẳn đúng, mà phải theo quy đinh pháp luật như đấu giá hay điều chuyển...
Bên cạnh nội dung trên, một vấn đề mới phát sinh khác cũng được cơ quan thẩm tra dự án luật báo cáo là xử lý số tiền khấu hao tài sản cố định tại các đơn vị sự nghiệp.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho biết, trong thời gian qua, Ủy ban đã phối hợp với cơ quan quản lý tài sản công của Bộ Tài chính tiến hành khảo sát tình hình quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước tại một số đơn vị công lập.
Qua khảo sát cho thấy, các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng (nhà khách, khách sạn) đang hoạt động cơ bản theo cơ chế thị trường (doanh thu chiếm trên 70% từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho thị trường).
Do đó, nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để xử lý khấu hao tài sản tại các đơn vị sự nghiệp theo hướng: đánh giá lại tài sản của các đơn vị sự nghiệp theo giá thị trường (không theo giá trị sổ sách), toàn bộ kinh phí khấu hao phải nộp vào ngân sách Nhà nước (không trích khấu hao vào quỹ phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp).
Đối với các trường hợp cần thiết phải đầu tư ở một số lĩnh vực quan trọng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước. Lợi nhuận sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật được thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính do cấp có thẩm quyền quy định.
Đồng tình với quan điểm này nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng cần nghiên cứu kỹ hơn để có bước đi phù hợp chứ không thể nóng vội, có thể làm mất động lực của các đơn vị sự nghiệp.
Nhất trí với Bộ trưởng Dũng, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng cần phải có lộ trình, nếu không thì sẽ đẩy giá dịch vụ lên rất cao.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sẽ được trình Quốc hội xem xét , thông qua tại kỳ họp thứ ba tới đây.
Tại đây, quản lý, sử dụng tài sản cho, biếu, tặng là vấn đề mới được đặt ra và được quan tâm bàn thảo nhiều chiều.
Cơ quan thẩm tra dự án luật (Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) cho rằng cần luật hoá việc tiếp nhận và sử dụng tài sản cho, biếu tặng tại dự thảo luật này. Vì vừa qua một số cơ quan, đơn vị sử dụng các tài sản cho, biếu, tặng (ôtô) không đúng tiêu chuẩn, định mức được quy định. Dẫn đến việc một số cơ quan, địa phương phải trả lại các phương tiện này cho các tổ chức, cá nhân cho, biếu, tặng.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, việc nhận ôtô biếu tặng là nổi cộm nhất thời gian qua, còn nhận để triển khai nhiệm vụ an sinh xã hội thì rất bình thường.
Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và sẽ bám sát tiêu chuẩn chế độ để triển khai thực hiện quản lý tài sản cho, biếu tặng.
“Quan trọng nhất là sử dụng đúng tiêu chuẩn định mức, ôtô người ta tặng có thể có giá trị 3 tỷ, nhưng tiêu chuẩn anh chỉ được sử dụng xe 1 tỷ, thì anh không được sử dụng cái xe biếu đó... Anh cứ làm đúng thì không ai nói cả”, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển bình luận.
Ông Hiển cũng lưu ý khi tài sản cho, biếu, tặng đã trở thành tài sản Nhà nước thì trả lại theo cách bình thường là không hẳn đúng, mà phải theo quy đinh pháp luật như đấu giá hay điều chuyển...
Bên cạnh nội dung trên, một vấn đề mới phát sinh khác cũng được cơ quan thẩm tra dự án luật báo cáo là xử lý số tiền khấu hao tài sản cố định tại các đơn vị sự nghiệp.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho biết, trong thời gian qua, Ủy ban đã phối hợp với cơ quan quản lý tài sản công của Bộ Tài chính tiến hành khảo sát tình hình quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước tại một số đơn vị công lập.
Qua khảo sát cho thấy, các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng (nhà khách, khách sạn) đang hoạt động cơ bản theo cơ chế thị trường (doanh thu chiếm trên 70% từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho thị trường).
Do đó, nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để xử lý khấu hao tài sản tại các đơn vị sự nghiệp theo hướng: đánh giá lại tài sản của các đơn vị sự nghiệp theo giá thị trường (không theo giá trị sổ sách), toàn bộ kinh phí khấu hao phải nộp vào ngân sách Nhà nước (không trích khấu hao vào quỹ phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp).
Đối với các trường hợp cần thiết phải đầu tư ở một số lĩnh vực quan trọng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước. Lợi nhuận sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật được thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính do cấp có thẩm quyền quy định.
Đồng tình với quan điểm này nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng cần nghiên cứu kỹ hơn để có bước đi phù hợp chứ không thể nóng vội, có thể làm mất động lực của các đơn vị sự nghiệp.
Nhất trí với Bộ trưởng Dũng, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng cần phải có lộ trình, nếu không thì sẽ đẩy giá dịch vụ lên rất cao.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sẽ được trình Quốc hội xem xét , thông qua tại kỳ họp thứ ba tới đây.