Tài xế, nhân viên xe du lịch phải học văn hóa ứng xử?
Tài xế ôtô vận tải du lịch sẽ phải học kiến thức về lễ tân và văn hóa giao tiếp, ứng xử, tâm lý và phong tục
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến để hoàn thiện thông tư liên tịch quy định về hoạt động vận tải du lịch bằng ôtô và cấp biển hiệu cho ôtô vận tải du lịch.
Theo nội dung dự thảo, trong thời gian tới, tất cả ôtô vận tải hành khách du lịch sẽ được gắn biển hiệu “xe vận tải khách du lịch”. Thông tư cũng hướng đến quy định rõ những yêu cầu về trang thiết bị nội thất trên xe vận tải du lịch.
Trong đó, các loại xe dưới 9 chỗ ngồi tối thiểu phải trang bị điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, bình chữa cháy, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của người lái xe.
Đối với xe từ 9 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định áp dụng chung với xe dưới 9 chỗ ngồi, sẽ phải trang bị thêm rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác; đối với xe từ 24 chỗ ngồi trở lên (trừ xe chuyên dụng caravan hoặc bus hai tầng), ngoài các quy định tương tự xe 9-24 chỗ sẽ phải trang bị thêm micro, tivi, có nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch, có công cụ hỗ trợ người cao tuổi và người khuyết tật theo quy định.
Bản dự thảo cũng nêu rõ quy định xe ôtô vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm và xe chuyển đổi công năng không được hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.
Có thể thấy, không ít các quy định nêu trên được đánh giá là không khó thực hiện đối với các cá nhân và đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách du lịch. Bởi trên thực tế, rất nhiều nội dung đã được các doanh nghiệp du lịch thực hiện từ lâu và cả những nội dung… nghiễm nhiên có sẵn tại các loại ôtô chở người, chẳng hạn như yêu cầu về điều hòa nhiệt độ, rèm cửa chống nắng hay nơi cất giữ hành lý.
Điểm đáng chú ý ở bản dự thảo thông tư này là quy định phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch đối với tài xế xe vận tải du lịch và nhân viên phục vụ trên xe vận tải du lịch.
Trong đó, dự thảo thông tư nêu rõ các nội dung tập huấn gồm trang bị kiến thức về tổng quan du lịch Việt Nam; kiến thức lễ tân và văn hóa giao tiếp, ứng xử; tâm lý và phong tục, tập quán của khách du lịch; tiếng Anh giao tiếp theo khung chương trình quy định. Cứ 3 năm một lần, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vận tải hành khách du lịch sẽ phải đi tập huấn các kiến thức trên.
Theo nội dung dự thảo, trong thời gian tới, tất cả ôtô vận tải hành khách du lịch sẽ được gắn biển hiệu “xe vận tải khách du lịch”. Thông tư cũng hướng đến quy định rõ những yêu cầu về trang thiết bị nội thất trên xe vận tải du lịch.
Trong đó, các loại xe dưới 9 chỗ ngồi tối thiểu phải trang bị điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, bình chữa cháy, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của người lái xe.
Đối với xe từ 9 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định áp dụng chung với xe dưới 9 chỗ ngồi, sẽ phải trang bị thêm rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác; đối với xe từ 24 chỗ ngồi trở lên (trừ xe chuyên dụng caravan hoặc bus hai tầng), ngoài các quy định tương tự xe 9-24 chỗ sẽ phải trang bị thêm micro, tivi, có nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch, có công cụ hỗ trợ người cao tuổi và người khuyết tật theo quy định.
Bản dự thảo cũng nêu rõ quy định xe ôtô vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm và xe chuyển đổi công năng không được hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.
Có thể thấy, không ít các quy định nêu trên được đánh giá là không khó thực hiện đối với các cá nhân và đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách du lịch. Bởi trên thực tế, rất nhiều nội dung đã được các doanh nghiệp du lịch thực hiện từ lâu và cả những nội dung… nghiễm nhiên có sẵn tại các loại ôtô chở người, chẳng hạn như yêu cầu về điều hòa nhiệt độ, rèm cửa chống nắng hay nơi cất giữ hành lý.
Điểm đáng chú ý ở bản dự thảo thông tư này là quy định phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch đối với tài xế xe vận tải du lịch và nhân viên phục vụ trên xe vận tải du lịch.
Trong đó, dự thảo thông tư nêu rõ các nội dung tập huấn gồm trang bị kiến thức về tổng quan du lịch Việt Nam; kiến thức lễ tân và văn hóa giao tiếp, ứng xử; tâm lý và phong tục, tập quán của khách du lịch; tiếng Anh giao tiếp theo khung chương trình quy định. Cứ 3 năm một lần, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vận tải hành khách du lịch sẽ phải đi tập huấn các kiến thức trên.