Tái xuất vàng, nhập siêu tháng 7 tiếp tục hạ nhiệt
Thống kê xuất nhập khẩu tháng 7/2011 tiếp tục đem đến “hương vị ngọt ngào” cho cán cân thương mại quốc tế
Không khác biệt nhiều so với tháng tháng 6 ở các chỉ tiêu chính về kim ngạch xuất, nhập khẩu và nhập siêu, thống kê xuất nhập khẩu tháng 7/2011 của Tổng cục Thống kê tiếp tục đem đến “hương vị ngọt ngào” cho cân đối vĩ mô quan trọng, liên quan đến thương mại quốc tế.
Trong tháng 7, ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 8,4 tỷ USD, nhập khẩu khoảng 8,6 tỷ USD, thấp hơn con số thực hiện của tháng 6 tương ứng là 60 triệu USD và 20 triệu USD.
Với kết quả này, nhập siêu tháng 7 có thể chỉ khoảng 200 triệu USD, không nhiều khác biệt so với con số 160 triệu USD trong tháng 6, vừa được Tổng cục Hải quan công bố cách đây ít ngày.
Sự điều chỉnh nhỏ là không quan trọng, khi mà kim ngạch xuất khẩu đã có tháng thứ 2 liên tiếp tiến sát mốc 8,5 tỷ USD, một mức kỷ lục mới để hướng tới, trong khi nhập khẩu đã 5 tháng nay hưởng dư vị “chiến thắng” này. Nhập siêu cũng xuống mức rất thấp trong so sánh với 28 tháng nhập siêu liên tục, tính đến nay.
Hơn nữa, đây mới chỉ là số ước trong bối cảnh tình hình xuất nhập khẩu có nhiều biến động, liên quan đến tái xuất vàng. Kể từ giữa tháng 5/2011 đến nay, đây là mặt hàng tạo được đột biến cho nhiều con số vĩ mô quan trọng, bao gồm cả cán cân thương mại quốc tế.
Thêm khoảng 800 triệu USD kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm xuất khẩu trong tháng này, kể từ giữa tháng 5 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD nhóm hàng hóa mà lâu nay vẫn phải nhập khẩu là chủ yếu.
Lũy kế từ đầu năm, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã đạt khoảng 2 tỷ USD, lọt vào nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch vượt qua mốc này.
So với năm ngoái, 7 tháng năm nay Việt Nam xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm (mà chủ yếu là vàng), tăng tới 31%. Lưu ý thêm, năm 2009 và 2010 Việt Nam đều xuất khẩu khoảng 2,8 tỷ USD kim ngạch nhóm sản phẩm này.
Nếu nhìn vào 13 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD tính đến tháng này, tình hình có vẻ không thuận lợi khi có tới 8 mặt hàng có kim ngạch tháng 7 giảm so với tháng 6. Xu hướng giảm là chưa xác định, tuy nhiên cũng có những điểm đáng lưu ý.
Có một số mặt hàng, giá bình quân giảm so với tháng trước nhưng xuất khẩu lại tăng khá mạnh như dầu tô giá giảm khoảng 1% nhưng xuất khẩu tăng 49,4% về lượng và 47,8% về giá trị; hay cao su giá giảm gần 2% nhưng cả lượng và kim ngạch đều tăng trên 40%.
Ngược lại, một số mặt hàng có giá bán cao hơn, lượng xuất lại giảm mạnh như cà phê giá tăng trên 1% nhưng lượng xuất giảm hơn 18%; tương tự là than đá, giá tăng gần 15% nhưng lượng xuất giảm 33,5%... Riêng xuất khẩu gạo được cả giá và tăng cả lượng.
Phía nhập khẩu, 9/12 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD giảm về giá trị so với tháng trước, bao gồm xăng dầu, hóa chất, chất dẻo, kim loại thường. thức ăn gia súc, vải, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị…
Như vậy, cho đến thời điểm này, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã đạt khoảng 51,46 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu vào khoảng 58,1 tỷ USD, tăng tương ứng 26,2%.
Thâm hụt thương mại hàng hóa 7 tháng năm 2011 xấp xỉ 6,64 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái (so với 7,25 tỷ USD) và chỉ bằng 12,9% kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.
Trong tháng 7, ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 8,4 tỷ USD, nhập khẩu khoảng 8,6 tỷ USD, thấp hơn con số thực hiện của tháng 6 tương ứng là 60 triệu USD và 20 triệu USD.
Với kết quả này, nhập siêu tháng 7 có thể chỉ khoảng 200 triệu USD, không nhiều khác biệt so với con số 160 triệu USD trong tháng 6, vừa được Tổng cục Hải quan công bố cách đây ít ngày.
Sự điều chỉnh nhỏ là không quan trọng, khi mà kim ngạch xuất khẩu đã có tháng thứ 2 liên tiếp tiến sát mốc 8,5 tỷ USD, một mức kỷ lục mới để hướng tới, trong khi nhập khẩu đã 5 tháng nay hưởng dư vị “chiến thắng” này. Nhập siêu cũng xuống mức rất thấp trong so sánh với 28 tháng nhập siêu liên tục, tính đến nay.
Hơn nữa, đây mới chỉ là số ước trong bối cảnh tình hình xuất nhập khẩu có nhiều biến động, liên quan đến tái xuất vàng. Kể từ giữa tháng 5/2011 đến nay, đây là mặt hàng tạo được đột biến cho nhiều con số vĩ mô quan trọng, bao gồm cả cán cân thương mại quốc tế.
Thêm khoảng 800 triệu USD kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm xuất khẩu trong tháng này, kể từ giữa tháng 5 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD nhóm hàng hóa mà lâu nay vẫn phải nhập khẩu là chủ yếu.
Lũy kế từ đầu năm, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã đạt khoảng 2 tỷ USD, lọt vào nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch vượt qua mốc này.
So với năm ngoái, 7 tháng năm nay Việt Nam xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm (mà chủ yếu là vàng), tăng tới 31%. Lưu ý thêm, năm 2009 và 2010 Việt Nam đều xuất khẩu khoảng 2,8 tỷ USD kim ngạch nhóm sản phẩm này.
Nếu nhìn vào 13 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD tính đến tháng này, tình hình có vẻ không thuận lợi khi có tới 8 mặt hàng có kim ngạch tháng 7 giảm so với tháng 6. Xu hướng giảm là chưa xác định, tuy nhiên cũng có những điểm đáng lưu ý.
Có một số mặt hàng, giá bình quân giảm so với tháng trước nhưng xuất khẩu lại tăng khá mạnh như dầu tô giá giảm khoảng 1% nhưng xuất khẩu tăng 49,4% về lượng và 47,8% về giá trị; hay cao su giá giảm gần 2% nhưng cả lượng và kim ngạch đều tăng trên 40%.
Ngược lại, một số mặt hàng có giá bán cao hơn, lượng xuất lại giảm mạnh như cà phê giá tăng trên 1% nhưng lượng xuất giảm hơn 18%; tương tự là than đá, giá tăng gần 15% nhưng lượng xuất giảm 33,5%... Riêng xuất khẩu gạo được cả giá và tăng cả lượng.
Phía nhập khẩu, 9/12 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD giảm về giá trị so với tháng trước, bao gồm xăng dầu, hóa chất, chất dẻo, kim loại thường. thức ăn gia súc, vải, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị…
Như vậy, cho đến thời điểm này, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã đạt khoảng 51,46 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu vào khoảng 58,1 tỷ USD, tăng tương ứng 26,2%.
Thâm hụt thương mại hàng hóa 7 tháng năm 2011 xấp xỉ 6,64 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái (so với 7,25 tỷ USD) và chỉ bằng 12,9% kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.