“Tám” chuyện tỷ giá năm 2013
Nhiều người đều thừa nhận một sự thật là tỷ giá đã ổn định suốt năm 2012 và có thể kéo dài xu hướng này hết 2013
“Chỉ tiêu” phá giá VND 3% của năm 2012 không dùng hết mà thay vào đó là hình ảnh lạc quan: thanh khoản dồi dào, thậm chí còn xuất hiện tình huống hiếm gặp ở một nền kinh tế bị “đôla hóa” trầm trọng như ở Việt Nam là VND tăng giá so với USD. Cùng đó, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước mua thêm 15 tỷ USD và chỉ trong 22 ngày đầu của tháng 1/2013, con số này ước vài tỷ USD.
Một số chuyên gia dự báo biên độ điều chỉnh tỷ giá năm 2013 chỉ ở mức +/- 3% nhưng họ không đồng tình như vậy do lạm phát ở Việt Nam luôn cao gấp nhiều lần lạm phát ở Mỹ. Vì thế, “phá giá” VND thêm 4% - 5% trong năm nay là điều nên làm. Nhưng, phía Ngân hàng Nhà nước lại có lập luận khác.
Nếu như thời điểm này từ các năm 2011 về trước, thị trường ngoại tệ thường xuyên “sốt, lạnh”, giới găm giữ ngoại tệ không chịu bán ra và Ngân hàng Nhà nước liên tục phải cung ngoại tệ để bình ổn thì năm nay, tỷ giá mang một bộ mặt khác hẳn.
Mối lo đã không hiện ra
Ròng rã suốt năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chủ động giữ nguyên ở mức 20.828 VND/USD, nếu tính từ thời điểm điều chỉnh cuối cùng vào ngày 24/12/2011. Ngay cả “chỉ tiêu” điều chỉnh tỷ giá năm 2012 được xác định là +/-3% bởi tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình hồi đầu năm thì cũng chỉ dùng hết +1% với mức biến động cho phép đối với cặp USD/VND ở khoảng 20.620 VND - 21.036 VND/USD.
Đi cùng với đó, tỷ giá trên thị trường chính thức ổn định quanh mức 20.850 VND/USD, mặc dù ở một số thời điểm trong năm xuất hiện vài đợt sóng ngắn ngủi, đưa tỷ giá lên mức 20.820 VND - 21.295 VND/USD cho hai chiều mua và bán.
Chi tiết hơn, nếu phân kỳ, tỷ giá trong năm 2012 được thể hiện thành 2 giai đoạn: từ tháng 1/2012: sụt về mức 20.820 VND/USD nhưng từ tháng 2/2012 kéo dài đến hết năm lại ổn định trong biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước (20.825 VND - 21.036 VND/USD).
Tại những thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 và cuối tháng 8 đầu tháng 9 của 2012, tỷ giá xuất hiện vài đợt sóng nhưng đó là do một số ngân hàng thương mại lớn, nhất là các “anh cả” nhà nước cố tình tạo sóng kiếm chút lời khi được Ngân hàng Nhà nước “ngó lơ” nhưng mức mua bán nhanh chóng lùi dần về mốc 20.840 VND - 20.845 VND/USD vào cuối năm.
Song song, tỷ giá trên thị trường tự do cũng không tạo ra sự biến động nào đáng kể. Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2012, tỷ giá nhích lên và bỏ xa thị trường chính thức một khoảng khá lớn nhưng nhanh chóng trở lại bám sát tỷ giá chính thức. Đây chính là một điểm sáng của thị trường ngoại hối trong năm nay.
Và như vậy, những lo ngại của giới phân tích đầu năm 2012 rằng, tỷ giá sẽ phải điều chỉnh rất mạnh, chí ít thì VND phải tăng giá khoảng 8% - 10% so với USD nhưng điều đó đã không xảy ra.
“Anh hùng” gặp thời?
Năm 2012 ghi nhận một sự khác biệt trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có tỷ giá chính là sự nhất quán trong các thông điệp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Dù có một vài thời điểm, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng, giảm nhưng tựu trung là bám sát tín hiệu thị trường và kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Điểm thứ nhất, nếu như các năm trước, mỗi khi sóng tỷ giá gợn lên, Ngân hàng Nhà nước thường ban hành dồn dập các văn bản uốn nắn theo mong muốn của mình thì năm 2012, nhà điều hành thường quan sát thị trường rất kỹ và sử dụng các công cụ điều tiết mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước vừa thu hẹp các đối tượng được vay ngoại tệ cũng như trạng thái ngoại tệ được phép nắm giữ của các tổ chức tín dụng, vừa giữ vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường một cách rất linh hoạt. Cá biệt, có những thời điểm tỷ giá giảm sâu, Ngân hàng Nhà nước còn chủ động nâng giá mua lên mức 20.850 VND/USD để ngăn đà tăng giá của VND.
Điểm thứ hai là duy trì lợi ích cho người nắm giữ VND vượt trội hơn so với nắm giữ USD từ góc độ tiền gửi. Lãi suất VND ở mức 14% - 13% - 12%, thậm chí kéo xuống 8% ở các thời điểm trong năm so với lãi suất tiền gửi USD chỉ vài ba phần trăm, khiến cho bên nắm giữ nguồn cung tiếp tục bán ra.
Lượng bán ra lớn đến nỗi, theo tiết lộ của một quan chức Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 15 tỷ USD vào dự trữ ngoại hối. Thậm chí, 22 ngày đầu của tháng 1/2013, Ngân hàng Nhà nước đã mua vài tỷ USD.
Điểm thứ ba, Ngân hàng Nhà nước kiên trì với mục tiêu quản lý thị trường vàng. Khi tham mưu cho Chính phủ ban hành hai Nghị định 95 và Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước biết thừa sẽ vấp phải sự chống đối quyết liệt từ những tổ chức cá nhân sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh vàng và lũng đoạn thị trường này trong nhiều năm nhưng nhà điều hành vẫn kiên trì theo đuổi đến cùng.
Với Nghị định 95, Nhà nước được phép tịch thu hoàn toàn số vàng buôn lậu, đã khiến giới buôn vàng chùn tay, khiến thị trường tỷ giá tự do không gây nhiễu thị trường chính thức.
Cùng đó, Nghị định 24 với yêu cầu tổ chức tín dụng tất toán số vàng đã bán của bên gửi trước 25/11/2012 (được gia hạn đến 30/6/2013 – NV); đồng thời, kinh doanh theo hệ thống mới do Ngân hàng Nhà nước sắp đặt đã đem lại một diện mạo mới cho thị trường vàng: minh bạch và nhà nước không bị thất thu thuế.
Tất nhiên, một yếu tố khác cực kỳ quan trọng chính là giảm tổng cầu, đã góp phần làm cho tỷ giá yên ổn hơn. Trong điều kiện kim ngạch xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ 114,3 tỷ USD, cộng với lượng kiều hối ước khoảng 10,5 tỷ USD và một số lợi thế khác, lần đầu tiên kể từ 2007, cán cân thanh toán tổng thể đã thặng dư 10 tỷ USD.
Chắc hẳn nhiều người đều thừa nhận một sự thật là tỷ giá đã ổn định suốt năm 2012 và có thể kéo dài xu hướng này hết 2013. Nhưng phía sau hình hài lạc quan trên là những khó khăn bắt đầu lấp ló từ quy luật muôn thuở trong “bộ ba bất khả thi”: tự do hóa dòng vốn, tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập.
Rất có thể tại một thời điểm nhất định, việc cố giữ cho tỷ giá ổn định là phù hợp nhưng ở một thời điểm khác, chưa hẳn đã phù hợp. Vấn đề ở đây là nhà điều hành phải lường trước những bất ổn đang tiềm ẩn để có sự linh hoạt uyển chuyển trong điều hành nhằm tránh một kết cục không mong muốn trong tương lai.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Một số chuyên gia dự báo biên độ điều chỉnh tỷ giá năm 2013 chỉ ở mức +/- 3% nhưng họ không đồng tình như vậy do lạm phát ở Việt Nam luôn cao gấp nhiều lần lạm phát ở Mỹ. Vì thế, “phá giá” VND thêm 4% - 5% trong năm nay là điều nên làm. Nhưng, phía Ngân hàng Nhà nước lại có lập luận khác.
Nếu như thời điểm này từ các năm 2011 về trước, thị trường ngoại tệ thường xuyên “sốt, lạnh”, giới găm giữ ngoại tệ không chịu bán ra và Ngân hàng Nhà nước liên tục phải cung ngoại tệ để bình ổn thì năm nay, tỷ giá mang một bộ mặt khác hẳn.
Mối lo đã không hiện ra
Ròng rã suốt năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chủ động giữ nguyên ở mức 20.828 VND/USD, nếu tính từ thời điểm điều chỉnh cuối cùng vào ngày 24/12/2011. Ngay cả “chỉ tiêu” điều chỉnh tỷ giá năm 2012 được xác định là +/-3% bởi tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình hồi đầu năm thì cũng chỉ dùng hết +1% với mức biến động cho phép đối với cặp USD/VND ở khoảng 20.620 VND - 21.036 VND/USD.
Đi cùng với đó, tỷ giá trên thị trường chính thức ổn định quanh mức 20.850 VND/USD, mặc dù ở một số thời điểm trong năm xuất hiện vài đợt sóng ngắn ngủi, đưa tỷ giá lên mức 20.820 VND - 21.295 VND/USD cho hai chiều mua và bán.
Chi tiết hơn, nếu phân kỳ, tỷ giá trong năm 2012 được thể hiện thành 2 giai đoạn: từ tháng 1/2012: sụt về mức 20.820 VND/USD nhưng từ tháng 2/2012 kéo dài đến hết năm lại ổn định trong biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước (20.825 VND - 21.036 VND/USD).
Tại những thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 và cuối tháng 8 đầu tháng 9 của 2012, tỷ giá xuất hiện vài đợt sóng nhưng đó là do một số ngân hàng thương mại lớn, nhất là các “anh cả” nhà nước cố tình tạo sóng kiếm chút lời khi được Ngân hàng Nhà nước “ngó lơ” nhưng mức mua bán nhanh chóng lùi dần về mốc 20.840 VND - 20.845 VND/USD vào cuối năm.
Song song, tỷ giá trên thị trường tự do cũng không tạo ra sự biến động nào đáng kể. Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2012, tỷ giá nhích lên và bỏ xa thị trường chính thức một khoảng khá lớn nhưng nhanh chóng trở lại bám sát tỷ giá chính thức. Đây chính là một điểm sáng của thị trường ngoại hối trong năm nay.
Và như vậy, những lo ngại của giới phân tích đầu năm 2012 rằng, tỷ giá sẽ phải điều chỉnh rất mạnh, chí ít thì VND phải tăng giá khoảng 8% - 10% so với USD nhưng điều đó đã không xảy ra.
“Anh hùng” gặp thời?
Năm 2012 ghi nhận một sự khác biệt trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có tỷ giá chính là sự nhất quán trong các thông điệp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Dù có một vài thời điểm, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng, giảm nhưng tựu trung là bám sát tín hiệu thị trường và kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Điểm thứ nhất, nếu như các năm trước, mỗi khi sóng tỷ giá gợn lên, Ngân hàng Nhà nước thường ban hành dồn dập các văn bản uốn nắn theo mong muốn của mình thì năm 2012, nhà điều hành thường quan sát thị trường rất kỹ và sử dụng các công cụ điều tiết mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước vừa thu hẹp các đối tượng được vay ngoại tệ cũng như trạng thái ngoại tệ được phép nắm giữ của các tổ chức tín dụng, vừa giữ vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường một cách rất linh hoạt. Cá biệt, có những thời điểm tỷ giá giảm sâu, Ngân hàng Nhà nước còn chủ động nâng giá mua lên mức 20.850 VND/USD để ngăn đà tăng giá của VND.
Điểm thứ hai là duy trì lợi ích cho người nắm giữ VND vượt trội hơn so với nắm giữ USD từ góc độ tiền gửi. Lãi suất VND ở mức 14% - 13% - 12%, thậm chí kéo xuống 8% ở các thời điểm trong năm so với lãi suất tiền gửi USD chỉ vài ba phần trăm, khiến cho bên nắm giữ nguồn cung tiếp tục bán ra.
Lượng bán ra lớn đến nỗi, theo tiết lộ của một quan chức Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 15 tỷ USD vào dự trữ ngoại hối. Thậm chí, 22 ngày đầu của tháng 1/2013, Ngân hàng Nhà nước đã mua vài tỷ USD.
Điểm thứ ba, Ngân hàng Nhà nước kiên trì với mục tiêu quản lý thị trường vàng. Khi tham mưu cho Chính phủ ban hành hai Nghị định 95 và Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước biết thừa sẽ vấp phải sự chống đối quyết liệt từ những tổ chức cá nhân sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh vàng và lũng đoạn thị trường này trong nhiều năm nhưng nhà điều hành vẫn kiên trì theo đuổi đến cùng.
Với Nghị định 95, Nhà nước được phép tịch thu hoàn toàn số vàng buôn lậu, đã khiến giới buôn vàng chùn tay, khiến thị trường tỷ giá tự do không gây nhiễu thị trường chính thức.
Cùng đó, Nghị định 24 với yêu cầu tổ chức tín dụng tất toán số vàng đã bán của bên gửi trước 25/11/2012 (được gia hạn đến 30/6/2013 – NV); đồng thời, kinh doanh theo hệ thống mới do Ngân hàng Nhà nước sắp đặt đã đem lại một diện mạo mới cho thị trường vàng: minh bạch và nhà nước không bị thất thu thuế.
Tất nhiên, một yếu tố khác cực kỳ quan trọng chính là giảm tổng cầu, đã góp phần làm cho tỷ giá yên ổn hơn. Trong điều kiện kim ngạch xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ 114,3 tỷ USD, cộng với lượng kiều hối ước khoảng 10,5 tỷ USD và một số lợi thế khác, lần đầu tiên kể từ 2007, cán cân thanh toán tổng thể đã thặng dư 10 tỷ USD.
Chắc hẳn nhiều người đều thừa nhận một sự thật là tỷ giá đã ổn định suốt năm 2012 và có thể kéo dài xu hướng này hết 2013. Nhưng phía sau hình hài lạc quan trên là những khó khăn bắt đầu lấp ló từ quy luật muôn thuở trong “bộ ba bất khả thi”: tự do hóa dòng vốn, tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập.
Rất có thể tại một thời điểm nhất định, việc cố giữ cho tỷ giá ổn định là phù hợp nhưng ở một thời điểm khác, chưa hẳn đã phù hợp. Vấn đề ở đây là nhà điều hành phải lường trước những bất ổn đang tiềm ẩn để có sự linh hoạt uyển chuyển trong điều hành nhằm tránh một kết cục không mong muốn trong tương lai.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)