Tân Á Đại Thành khánh thành Nhà máy Ống nhựa Stroman
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 7 ha với công suất thiết kế 70.000 tấn sản phẩm mỗi năm
Ngày 19/5/2016, tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy Ống nhựa Stroman Hưng Yên với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD, trong đó, giai đoạn 1 là 35 triệu USD. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 7 ha với công suất thiết kế 70.000 tấn sản phẩm mỗi năm.
Theo Tập đoàn Tân Á Đại Thành, sản phẩm Ống nhựa Stroman ra đời là một mắt xích quan trọng trong việc kết nối các sản phẩm, hoàn thiện bộ giải pháp tổng thể về nguồn nước, tiếp tục góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế của Tập đoàn.
Phát biểu tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Tân Á Đại Thành là một trong 63 Thương hiệu Quốc gia, trong nhiều năm qua đã có những hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả.
“Tôi tin rằng, Công ty Ống Nhựa Stroman Việt Nam sẽ thừa hưởng những thành quả tốt đẹp đó để có những hoạt động tốt để mang lại vẻ vang cho thương hiệu Việt. Bộ Công Thương luôn song hành và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên chặng đường phát triển để làm đòn bẩy cho tiến trình hợp tác quốc tế và sản xuất nội địa của doanh nghiệp được thuận lợi nhất”, ông Hải nói.
Nhà máy Nhựa Stroman đặt trụ sở tại Thành phố Hưng Yên, được đầu tư công nghệ sản xuất các sản phẩm ống nhựa theo tiêu chuẩn Đức với hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, nhập khẩu từ các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu của Đức và châu Âu như: Dây chuyền máy đùn của Tập đoàn Krauss Maffei - Battenfeld Cincinnati, hệ thống nạp liệu tự động khép kín của Tập đoàn Zepplin - Ý, hệ thống nong tự động của Tập đoàn Sica (Đức).
Cùng với đó, nguyên liệu nhựa nguyên sinh của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Borouge, SCG, AGC Group, Hyosung, Sabic… để sản xuất các sản phẩm với kích thước đa dạng như u.PVC với đường kính từ 21 đến 250 mm, PP-R với đường kính 20 đến 250mm, HDPE với đường kính từ 20 đến 630 mm.
Để những sản phẩm Ống nhựa Stroman ra thị trường có chất lượng đúng tiêu chuẩn của Đức, Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Tập đoàn Krauss Maffei đã ký kết hợp đồng hợp tác phát triển dự án “Chuyển giao thiết bị công nghệ và tối ưu hóa sản xuất ống nhựa u.PVC, PP-R và HDPE”.
Tân Á Đại Thành nhìn nhận đây là một dự án quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp nhựa của Việt nói chung và ngành ống nhựa u.PVC, PP-R và HDPE nói riêng.
Dự án do Giáo sư Jens Liebhold, Phó chủ tịch Tập đoàn Krauss Maffei, đảm nhiệm vị trí Giám đốc dự án cùng các chuyên gia đầu ngành nhựa của Việt Nam và Đức. Cùng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 bởi các chuyên gia Đức.
Cũng theo chủ đầu tư, nhà máy Ống nhựa Stroman Hưng Yên được xây dựng thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, năm 2016, có tổng vốn đầu tư 35 triệu USD cho máy móc, thiết bị và mục tiêu xây dựng 20 tổng kho tại miền Bắc và miền Trung, sản lượng xuất bán dự kiến là 20.000 tấn mang lại doanh thu dự kiến 1.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2, đến năm 2017, Công ty Cổ phần Nhựa Stroman Việt Nam sẽ hoàn thiện với các hạng mục hệ thống máy móc, vận hành toàn bộ công suất nhà máy Stroman Hưng Yên; xây dựng thêm 18 tổng kho, hoàn thành việc xây dựng 36 tổng kho tại 36 tỉnh miền Bắc và miền Trung với sản lượng xuất bán dự kiến là 70.000 tấn sản phẩm, mang về doanh thu dự kiến là 3.000 tỷ đồng.
Theo Tập đoàn Tân Á Đại Thành, sản phẩm Ống nhựa Stroman ra đời là một mắt xích quan trọng trong việc kết nối các sản phẩm, hoàn thiện bộ giải pháp tổng thể về nguồn nước, tiếp tục góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế của Tập đoàn.
Phát biểu tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Tân Á Đại Thành là một trong 63 Thương hiệu Quốc gia, trong nhiều năm qua đã có những hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả.
“Tôi tin rằng, Công ty Ống Nhựa Stroman Việt Nam sẽ thừa hưởng những thành quả tốt đẹp đó để có những hoạt động tốt để mang lại vẻ vang cho thương hiệu Việt. Bộ Công Thương luôn song hành và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên chặng đường phát triển để làm đòn bẩy cho tiến trình hợp tác quốc tế và sản xuất nội địa của doanh nghiệp được thuận lợi nhất”, ông Hải nói.
Nhà máy Nhựa Stroman đặt trụ sở tại Thành phố Hưng Yên, được đầu tư công nghệ sản xuất các sản phẩm ống nhựa theo tiêu chuẩn Đức với hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, nhập khẩu từ các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu của Đức và châu Âu như: Dây chuyền máy đùn của Tập đoàn Krauss Maffei - Battenfeld Cincinnati, hệ thống nạp liệu tự động khép kín của Tập đoàn Zepplin - Ý, hệ thống nong tự động của Tập đoàn Sica (Đức).
Cùng với đó, nguyên liệu nhựa nguyên sinh của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Borouge, SCG, AGC Group, Hyosung, Sabic… để sản xuất các sản phẩm với kích thước đa dạng như u.PVC với đường kính từ 21 đến 250 mm, PP-R với đường kính 20 đến 250mm, HDPE với đường kính từ 20 đến 630 mm.
Để những sản phẩm Ống nhựa Stroman ra thị trường có chất lượng đúng tiêu chuẩn của Đức, Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Tập đoàn Krauss Maffei đã ký kết hợp đồng hợp tác phát triển dự án “Chuyển giao thiết bị công nghệ và tối ưu hóa sản xuất ống nhựa u.PVC, PP-R và HDPE”.
Tân Á Đại Thành nhìn nhận đây là một dự án quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp nhựa của Việt nói chung và ngành ống nhựa u.PVC, PP-R và HDPE nói riêng.
Dự án do Giáo sư Jens Liebhold, Phó chủ tịch Tập đoàn Krauss Maffei, đảm nhiệm vị trí Giám đốc dự án cùng các chuyên gia đầu ngành nhựa của Việt Nam và Đức. Cùng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 bởi các chuyên gia Đức.
Cũng theo chủ đầu tư, nhà máy Ống nhựa Stroman Hưng Yên được xây dựng thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, năm 2016, có tổng vốn đầu tư 35 triệu USD cho máy móc, thiết bị và mục tiêu xây dựng 20 tổng kho tại miền Bắc và miền Trung, sản lượng xuất bán dự kiến là 20.000 tấn mang lại doanh thu dự kiến 1.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2, đến năm 2017, Công ty Cổ phần Nhựa Stroman Việt Nam sẽ hoàn thiện với các hạng mục hệ thống máy móc, vận hành toàn bộ công suất nhà máy Stroman Hưng Yên; xây dựng thêm 18 tổng kho, hoàn thành việc xây dựng 36 tổng kho tại 36 tỉnh miền Bắc và miền Trung với sản lượng xuất bán dự kiến là 70.000 tấn sản phẩm, mang về doanh thu dự kiến là 3.000 tỷ đồng.