Tăng cường kiểm soát nhập khẩu bột xương
Nhiều lô xương gia súc nhập vào Việt Nam có thể chứa sản phẩm bò hoặc cừu từ những nước có bệnh bò điên
Trong khoảng thời gian từ tháng 11/2006 -1/2007, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã lấy 143 mẫu nguyên liệu bột xương của 51 lô hàng (khoảng 9.301 tấn) được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước có bệnh bò điên như: Tây Ban Nha, Italia, Đức, Anh, Pháp.
Kết quả giám định ADN phát hiện 10 lô hàng bộ xương heo, bột huyết heo của 10 Cty tại hai cảng Tp.HCM và Hải Phòng có lẫn sản phẩm bò hoặc cừu từ các nước có nguồn bệnh bò điên nằm trong danh mục cấm nhập khẩu.
Hiện nay, mặt hàng bột thức ăn gia súc có nguồn gốc từ động vật được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là bột xương heo và bột huyết heo.
Mầm bệnh bò điên chứa trong bột xương
Tất cả các lô hàng đều phải gửi mẫu xét nghiệm AND mới có thể biết chắc chắn có hay không có lẫn phụ phẩm từ bò, hoặc cừu (nguồn gốc từ các nước có bệnh bò điên) với chi phí 3 triệu đồng/mẫu trong thời gian 7 ngày và 1 container phải kiểm nhiều mẫu, chi phí này doanh nghiệp phải chịu.
Nếu phát hiện lô hàng có lẫn phụ phẩm bệnh bò điên thì cách xử lý là buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tại chỗ.
Theo Cục phó Cục Thú y Hoàng Văn Năm, nếu lượng bột xương, bột thịt sử dụng trong thức ăn gia súc có các prion chứa mầm gây bệnh bò điên, động vật nhai lại ăn phải sẽ mắc bệnh bò điên; nếu con người sử dụng các sản phẩm từ bò điên sẽ mắc phải bệnh viêm não thể xốp.
Hiện tượng này đã xảy ra tại một số nước, trong đó có Anh quốc. Vì vậy, về nguyên tắc, chúng ta không cho nhập khẩu các sản phẩm kể trên từ các nước có bệnh bò điên.
Ông Năm khẳng định, đến thời điểm này, chưa có lô hàng tương tự lọt vào thị trường trong nước, bằng chứng thực tế là trên toàn quốc chưa ghi nhận một trường hợp nào có biểu hiện lâm sàng của bệnh bò điên và qua xét nghiệm một số mẫu não bò cũng chưa phát hiện dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh này.
Lãnh đạo Cục Thú y cũng cho rằng 10 công ty nhập khẩu các lô hàng có lẫn bột xương, cừu kể trên không có lỗi vì lỗi thuộc về nhà sản xuất. Họ đã thông báo đó là bột gà, bột lợn để bán cho các công ty nhập khẩu theo kiểu làm ăn “treo đầu dê, bán thịt chó”.
Hiện nay, còn 5 lô hàng bột thịt xương đã được lấy mẫu và đang chờ kết quả giám định. Trong khi đó, Cục Thú y đã yêu cầu các công ty liên hệ với cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng khác để tiến hành tái xuất những lô hàng vi phạm!
Cả nước chỉ có một phòng giám định
Trong thời gian tới, để ngăn chặn từ xa các lô hàng tương tự nhập vào Việt Nam, Cục Thú y sẽ tăng cường công tác kiểm soát bằng cách lấy mẫu xét nghiệm AND tất cả các lô hàng mà Cục nghi ngờ là có bột thịt, bột xương động vật nhai lại từ các nước có bệnh bò điên nhập vào nước ta.
Việc giám định ADN tốn ít nhất 1 tuần lễ và chi phí cho một mẫu giám định lên tới 3 triệu đồng, nhưng các doanh nghiệp đã đồng ý chi trả số tiền đó. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước cũng bất lực trong vấn đề này nên cũng muốn hợp tác với cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, Theo Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Lê Bá Lịch cho rằng, khó khăn lớn nhất trong việc xét nghiệm ADN đối với các lô hàng bột xương, bột thịt, bột huyết chính là việc cả nước mới chỉ có một phòng giám định ADN từ bột xương, trong khi có cả những phòng thí nghiệm khác cũng đủ khả năng thực hiện các xét nghiệm này.
“Việc gửi mẫu ra Hà Nội, chờ đợi nhiều ngày sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí lưu kho bãi làm nâng giá thành sản phẩm không có lợi cho cả người sản xuất lẫn những hộ chăn nuôi”, ông Lịch nói.
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định thêm các phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân Nhà nước trong giám định ADN với nhu cầu 2 phòng ở phía Bắc, 2-3 phòng ở phía Nam để tránh ách tắc trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả giám định ADN phát hiện 10 lô hàng bộ xương heo, bột huyết heo của 10 Cty tại hai cảng Tp.HCM và Hải Phòng có lẫn sản phẩm bò hoặc cừu từ các nước có nguồn bệnh bò điên nằm trong danh mục cấm nhập khẩu.
Hiện nay, mặt hàng bột thức ăn gia súc có nguồn gốc từ động vật được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là bột xương heo và bột huyết heo.
Mầm bệnh bò điên chứa trong bột xương
Tất cả các lô hàng đều phải gửi mẫu xét nghiệm AND mới có thể biết chắc chắn có hay không có lẫn phụ phẩm từ bò, hoặc cừu (nguồn gốc từ các nước có bệnh bò điên) với chi phí 3 triệu đồng/mẫu trong thời gian 7 ngày và 1 container phải kiểm nhiều mẫu, chi phí này doanh nghiệp phải chịu.
Nếu phát hiện lô hàng có lẫn phụ phẩm bệnh bò điên thì cách xử lý là buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tại chỗ.
Theo Cục phó Cục Thú y Hoàng Văn Năm, nếu lượng bột xương, bột thịt sử dụng trong thức ăn gia súc có các prion chứa mầm gây bệnh bò điên, động vật nhai lại ăn phải sẽ mắc bệnh bò điên; nếu con người sử dụng các sản phẩm từ bò điên sẽ mắc phải bệnh viêm não thể xốp.
Hiện tượng này đã xảy ra tại một số nước, trong đó có Anh quốc. Vì vậy, về nguyên tắc, chúng ta không cho nhập khẩu các sản phẩm kể trên từ các nước có bệnh bò điên.
Ông Năm khẳng định, đến thời điểm này, chưa có lô hàng tương tự lọt vào thị trường trong nước, bằng chứng thực tế là trên toàn quốc chưa ghi nhận một trường hợp nào có biểu hiện lâm sàng của bệnh bò điên và qua xét nghiệm một số mẫu não bò cũng chưa phát hiện dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh này.
Lãnh đạo Cục Thú y cũng cho rằng 10 công ty nhập khẩu các lô hàng có lẫn bột xương, cừu kể trên không có lỗi vì lỗi thuộc về nhà sản xuất. Họ đã thông báo đó là bột gà, bột lợn để bán cho các công ty nhập khẩu theo kiểu làm ăn “treo đầu dê, bán thịt chó”.
Hiện nay, còn 5 lô hàng bột thịt xương đã được lấy mẫu và đang chờ kết quả giám định. Trong khi đó, Cục Thú y đã yêu cầu các công ty liên hệ với cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng khác để tiến hành tái xuất những lô hàng vi phạm!
Cả nước chỉ có một phòng giám định
Trong thời gian tới, để ngăn chặn từ xa các lô hàng tương tự nhập vào Việt Nam, Cục Thú y sẽ tăng cường công tác kiểm soát bằng cách lấy mẫu xét nghiệm AND tất cả các lô hàng mà Cục nghi ngờ là có bột thịt, bột xương động vật nhai lại từ các nước có bệnh bò điên nhập vào nước ta.
Việc giám định ADN tốn ít nhất 1 tuần lễ và chi phí cho một mẫu giám định lên tới 3 triệu đồng, nhưng các doanh nghiệp đã đồng ý chi trả số tiền đó. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước cũng bất lực trong vấn đề này nên cũng muốn hợp tác với cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, Theo Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Lê Bá Lịch cho rằng, khó khăn lớn nhất trong việc xét nghiệm ADN đối với các lô hàng bột xương, bột thịt, bột huyết chính là việc cả nước mới chỉ có một phòng giám định ADN từ bột xương, trong khi có cả những phòng thí nghiệm khác cũng đủ khả năng thực hiện các xét nghiệm này.
“Việc gửi mẫu ra Hà Nội, chờ đợi nhiều ngày sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí lưu kho bãi làm nâng giá thành sản phẩm không có lợi cho cả người sản xuất lẫn những hộ chăn nuôi”, ông Lịch nói.
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định thêm các phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân Nhà nước trong giám định ADN với nhu cầu 2 phòng ở phía Bắc, 2-3 phòng ở phía Nam để tránh ách tắc trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.