Tăng kiểm soát tiền mặt với khách quốc tế đến Việt Nam
5 tháng đầu năm nay, khách Trung Quốc đến Việt Nam nhiều nhất với 1,57 triệu lượt người
Các cá nhân cầm tiền mặt trên 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác trên 15 triệu đồng thì phải khai báo với hải quan cửa khẩu. Đó là một trong những chỉ đạo của Tổng cục Hải quan nhằm góp phần quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh lữ hành.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu Cục Hải quan Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh trên địa bàn.
Theo quy định tại điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN, cá nhân khi nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương 15 triệu đồng thì phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối, cũng phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Mức ngoại tệ và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo hải quan cửa khẩu không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các giấy tờ có giá khác.
Trước đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa qua đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý hoạt động lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc bằng đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế, các hoạt động bán hàng, bán tour ngoài chương trình cho khách du lịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện công tác quản lý ngoại hối. Trong đó, tập trung vào việc thanh toán, chuyển tiền của các doanh nghiệp lữ hành với đối tác nước ngoài, việc thanh toán bằng ngoại tệ tại các điểm dịch vụ, điểm mua sắm… phục vụ khách du lịch; công tác rà soát chống thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh du lịch và các quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn tài chính.
Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm nay, khách Trung Quốc đến Việt Nam nhiều nhất với 1,57 triệu lượt người, tăng 55,5% so với cùng kỳ. Nhiều năm qua, khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu Cục Hải quan Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh trên địa bàn.
Theo quy định tại điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN, cá nhân khi nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương 15 triệu đồng thì phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối, cũng phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Mức ngoại tệ và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo hải quan cửa khẩu không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các giấy tờ có giá khác.
Trước đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa qua đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý hoạt động lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc bằng đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế, các hoạt động bán hàng, bán tour ngoài chương trình cho khách du lịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện công tác quản lý ngoại hối. Trong đó, tập trung vào việc thanh toán, chuyển tiền của các doanh nghiệp lữ hành với đối tác nước ngoài, việc thanh toán bằng ngoại tệ tại các điểm dịch vụ, điểm mua sắm… phục vụ khách du lịch; công tác rà soát chống thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh du lịch và các quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn tài chính.
Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm nay, khách Trung Quốc đến Việt Nam nhiều nhất với 1,57 triệu lượt người, tăng 55,5% so với cùng kỳ. Nhiều năm qua, khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.