“Tăng lương nhưng đừng để tăng thất nghiệp”
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khuyến cáo lộ trình tăng lương tối thiểu cần có bước đi thích hợp
Việc tăng lương tối thiểu ở mức khá cao trong bối cảnh doanh nghiệp vừa trải qua những khó khăn, mới bước đầu có dấu hiệu hồi phục, nếu không cẩn thận sẽ tác động ngược trở lại, ảnh hưởng đến lợi ích của chính người lao động.
Đó là khuyến nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, trước đề xuất tăng lương tối thiểu lên 23% trong năm 2015 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trao đổi với VnEconomy, ông Lộc nói:
- Tăng dần mức lương tối thiểu, bảo đảm để người lao động có một mức sống ngày càng được cải thiện không chỉ là mong muốn của người lao động, của Chính phủ, mà còn là của cả các chủ doanh nghiệp.
Người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, và việc chăm sóc cho quyền lợi của người lao động không những là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà còn là mục tiêu và động lực phát triển của doanh nghiệp.
Mấy năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn, nếu chỉ tính bài toán lỗ lãi đơn thuần thì nhiều doanh nhân đã đóng cửa nhà máy để bảo toàn vốn, để cắt lỗ. Nhưng họ đã không làm như vậy, mà ngược lại đã âm thầm chịu lỗ để duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, để đóng góp vào tăng trưởng.
Doanh nghiệp đang rất khó
Có nghĩa theo ông, việc tăng lương tối thiểu vào thời điểm này là không phù hợp?
Tôi biết, rất nhiều doanh nhân mỗi buổi sáng thức dậy, suy nghĩ đầu tiên của họ là làm sao để duy trì sản xuất và trả lương được cho người lao động. Vẫn biết đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, tiền lương tối thiểu chưa đảm bảo được cuộc sống tốt cho người lao động, nhưng việc tăng lương phải phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và sức chịu đựng của các doanh nghiệp.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp vừa phải trải qua những thử thách nghiệt ngã và mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Mấy năm qua, mỗi năm có trên 60% doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, có nghĩa là họ đang lỗ hoặc cùng lắm là hòa vốn. Và điều này cũng có nghĩa là khoản đầu tư của phần lớn các chủ doanh nghiệp đã không được “trả lương”.
Và trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình tuy có “sáng” hơn, nhưng vẫn có hơn 33.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thể và xu hướng này vẫn đang tiếp tục.
Thực trạng này cho thấy tình hình các doanh nghiệp đang rất khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên. Thêm vào đó, nhiều chi phí như vận tải, xăng dầu, điện nước,… đang đồng loạt tăng giá đè nặng lên vai doanh nghiệp, việc đa dạng hóa thị trường để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc sau sự kiện biển Đông cũng đang phát sinh nhiều chi phí, và cần phải có thời gian…
Chính vì vậy, lộ trình tăng lương tối thiểu phải tính đến việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu không, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng và chúng ta không có khả năng tạo thêm các cơ hội việc làm mới cho một nền kinh tế có lực lượng lao động trong độ tuổi lao động lớn như Việt Nam và mỗi năm có nhu cầu tạo thêm 1,7 đến 2 triệu việc làm để bảo đảm ổn định xã hội.
Mặt khác, trong bối cảnh chất lượng nhân lực của chúng ta còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, chi phí thủ tục hành chính còn cao, việc nóng vội tăng lương tối thiểu có thể làm các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc nhiều hơn quyết định đầu tư vào Việt Nam, thậm chí sẽ chuyển sang các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, và như thế sẽ gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng việc làm được tạo ra.
Ông có thể nói cụ thể hơn về việc tăng lương tối thiểu có thể tác động thế nào đến tình trạng thất nghiệp?
Tăng lương tối thiểu với quy mô vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, thì sẽ có khả năng giảm đáng kể số lượng việc làm được tạo ra. Hiện nay số lao động trong doanh nghiệp có bảo hiểm xã hội chỉ khoảng 7,5 đến 8 triệu người, trong đó số người có thu nhập xoay quanh mức lương tối thiểu chỉ khoảng ba triệu, nhưng dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam lên tới 55 - 56 triệu người.
Vì thế cùng với việc nâng cao lương tối thiểu, tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động đang có việc làm, thì cũng không được làm mất cơ hội được gia nhập vào đội ngũ lao động trong các ngành công nghiệp của một phần không nhỏ trong số gần 50 triệu người hiện còn đang làm việc trong khu vực phi chính thức hoặc nông nghiệp với năng suất thấp.
Do vậy tôi nghĩ, cần cân nhắc sao cho tăng lương không làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, tiếp tục khuyến khích và thúc đấy đầu tư trong và ngoài nước, để có thể nhắm tới mục tiêu dài hạn là kinh tế phát triển mạnh, tạo việc làm nhiều hơn, qua đó có điều kiện tăng lương từ thực lực doanh nghiệp.
Chú ý tương quan tiền lương - năng suất lao động
Vậy theo ông, lương tối thiểu cần tăng ở mức nào thì phù hợp, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa duy trì được hoạt động của doanh nghiệp?
Với những phân tích ở trên, tôi thấy rằng, việc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động với mức tăng từ 30 - 35% vào năm 2017, trong đó lộ trình từ nay đến năm 2015 tăng thêm 23% so với mức đang áp dụng, vùng 1 đạt 3,4 triệu đồng/tháng và vùng 4 phải đạt 2,3 triệu đồng/ tháng, là chưa phù hợp.
Chúng tôi đề nghị, phương án điều chỉnh lương tối thiểu năm 2015 tăng tối đa chỉ khoảng 14,0% so với năm 2014. Và tùy thuộc vào tình hình kinh tế, mức độ tăng giá tiêu dùng và tốc độ tăng năng suất lao động nếu trong các năm 2016, 2017, 2018 chúng ta tăng bình quân khoảng 15%/năm thì đến 2018 mức lương tối thiểu sẽ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu.
Và, việc nghiên cứu và khảo sát định lượng về mức sống tối thiểu ở Việt Nam cũng cần được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp và có cơ sở hơn.
Trong tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp, Chính phủ và người lao động phải đồng cam cộng khổ, thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Việc tăng lương tối thiểu cho khu vực công chức, viên chức và các đối tượng hưởng tiền lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước cũng đã không được thực hiện theo lộ trình quy định khi mà tiền lương tối thiểu trong khu vực nhà nước năm 2013 chỉ đạt 1.150.000 đồng, thay vì 1.350.000 đồng như dự kiến, và năm 2014 chưa tăng, vì không có nguồn thu.
Trong tương quan đó, mức tăng lương tối thiểu 14% trong năm 2015, nếu được thực hiện, theo tôi đã là một nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp.
Nhưng cơ quan đề xuất cho rằng, nếu không tăng ở mức 23% thì tiền lương tối thiểu không đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động?
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động, thì Việt Nam cùng một số rất ít nước phát triển đang có mức lương thu nhập cao hơn so với năng suất tạo ra. Trong khi đó, các quốc gia cạnh tranh chính của Việt Nam, kể cả các quốc gia có mức phát triển cao hơn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… đều có mức thu nhập thấp hơn so với năng suất được tạo ra.
Theo báo cáo trong một số ngành thì tổng thu nhập trung bình hàng năm của người lao động đã cao gấp 1,5 đến 2 lần mức lương tối thiểu hiện hành.
Bên cạnh đó, mức 14% đủ bù 5% dự kiến cho mức tăng của giá cả sinh hoạt (CPI), 3% cho mức tăng năng suất và 6% để rút ngắn khoảng cách giữa mức lương tối thiểu và mức sống tối thiểu.
Nếu theo phương án này, sau khi loại trừ yếu tố giá, thì mức tăng lương tối thiểu năm 2015 đã đạt gấp ba lần mức tăng năng suất.
Song điều tôi lo ngại hơn, là nếu không có giải pháp tích cực về quản trị, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực để tăng năng suất thì việc tăng lương này sẽ làm suy giảm mạnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tôi mong người lao động và tổ chức công đoàn sẽ hợp tác chặt chẽ với giới chủ trong các nỗ lực tăng năng suất, bảo đảm việc tăng tiền lương phải trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả, để việc tăng tiền lương diễn ra đồng thời với việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân và cho nền kinh tế. Đó cần phải được coi là mục tiêu quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chúng ta.
Tôi cũng muốn lưu ý thêm rằng, khi mức lương tối thiểu lên 14% thì thực tế quỹ lương của doanh nghiệp chi trả cho người lao động tăng lên tới gần 20%, vì ngoài mức tăng lương doanh nghiệp phải chi trả thêm mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn…
Bên cạnh đó, doanh thu tính trên đầu người của người lao động tăng rất thấp, năng suất lao động xã hội chỉ tăng hàng năm khoảng 3%, nên đơn giá tiền công cũng tăng thêm với tốc độ nhanh. Ngoài ra các chi phí nhà xưởng, điện nước, khấu hao máy móc thiết bị, bảo hành... cũng tăng do ảnh hưởng kép của việc thay đổi mức lương tối thiểu…
Đó là khuyến nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, trước đề xuất tăng lương tối thiểu lên 23% trong năm 2015 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trao đổi với VnEconomy, ông Lộc nói:
- Tăng dần mức lương tối thiểu, bảo đảm để người lao động có một mức sống ngày càng được cải thiện không chỉ là mong muốn của người lao động, của Chính phủ, mà còn là của cả các chủ doanh nghiệp.
Người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, và việc chăm sóc cho quyền lợi của người lao động không những là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà còn là mục tiêu và động lực phát triển của doanh nghiệp.
Mấy năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn, nếu chỉ tính bài toán lỗ lãi đơn thuần thì nhiều doanh nhân đã đóng cửa nhà máy để bảo toàn vốn, để cắt lỗ. Nhưng họ đã không làm như vậy, mà ngược lại đã âm thầm chịu lỗ để duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, để đóng góp vào tăng trưởng.
Doanh nghiệp đang rất khó
Có nghĩa theo ông, việc tăng lương tối thiểu vào thời điểm này là không phù hợp?
Tôi biết, rất nhiều doanh nhân mỗi buổi sáng thức dậy, suy nghĩ đầu tiên của họ là làm sao để duy trì sản xuất và trả lương được cho người lao động. Vẫn biết đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, tiền lương tối thiểu chưa đảm bảo được cuộc sống tốt cho người lao động, nhưng việc tăng lương phải phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và sức chịu đựng của các doanh nghiệp.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp vừa phải trải qua những thử thách nghiệt ngã và mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Mấy năm qua, mỗi năm có trên 60% doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, có nghĩa là họ đang lỗ hoặc cùng lắm là hòa vốn. Và điều này cũng có nghĩa là khoản đầu tư của phần lớn các chủ doanh nghiệp đã không được “trả lương”.
Và trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình tuy có “sáng” hơn, nhưng vẫn có hơn 33.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thể và xu hướng này vẫn đang tiếp tục.
Thực trạng này cho thấy tình hình các doanh nghiệp đang rất khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên. Thêm vào đó, nhiều chi phí như vận tải, xăng dầu, điện nước,… đang đồng loạt tăng giá đè nặng lên vai doanh nghiệp, việc đa dạng hóa thị trường để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc sau sự kiện biển Đông cũng đang phát sinh nhiều chi phí, và cần phải có thời gian…
Chính vì vậy, lộ trình tăng lương tối thiểu phải tính đến việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu không, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng và chúng ta không có khả năng tạo thêm các cơ hội việc làm mới cho một nền kinh tế có lực lượng lao động trong độ tuổi lao động lớn như Việt Nam và mỗi năm có nhu cầu tạo thêm 1,7 đến 2 triệu việc làm để bảo đảm ổn định xã hội.
Mặt khác, trong bối cảnh chất lượng nhân lực của chúng ta còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, chi phí thủ tục hành chính còn cao, việc nóng vội tăng lương tối thiểu có thể làm các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc nhiều hơn quyết định đầu tư vào Việt Nam, thậm chí sẽ chuyển sang các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, và như thế sẽ gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng việc làm được tạo ra.
Ông có thể nói cụ thể hơn về việc tăng lương tối thiểu có thể tác động thế nào đến tình trạng thất nghiệp?
Tăng lương tối thiểu với quy mô vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, thì sẽ có khả năng giảm đáng kể số lượng việc làm được tạo ra. Hiện nay số lao động trong doanh nghiệp có bảo hiểm xã hội chỉ khoảng 7,5 đến 8 triệu người, trong đó số người có thu nhập xoay quanh mức lương tối thiểu chỉ khoảng ba triệu, nhưng dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam lên tới 55 - 56 triệu người.
Vì thế cùng với việc nâng cao lương tối thiểu, tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động đang có việc làm, thì cũng không được làm mất cơ hội được gia nhập vào đội ngũ lao động trong các ngành công nghiệp của một phần không nhỏ trong số gần 50 triệu người hiện còn đang làm việc trong khu vực phi chính thức hoặc nông nghiệp với năng suất thấp.
Do vậy tôi nghĩ, cần cân nhắc sao cho tăng lương không làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, tiếp tục khuyến khích và thúc đấy đầu tư trong và ngoài nước, để có thể nhắm tới mục tiêu dài hạn là kinh tế phát triển mạnh, tạo việc làm nhiều hơn, qua đó có điều kiện tăng lương từ thực lực doanh nghiệp.
Chú ý tương quan tiền lương - năng suất lao động
Vậy theo ông, lương tối thiểu cần tăng ở mức nào thì phù hợp, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa duy trì được hoạt động của doanh nghiệp?
Với những phân tích ở trên, tôi thấy rằng, việc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động với mức tăng từ 30 - 35% vào năm 2017, trong đó lộ trình từ nay đến năm 2015 tăng thêm 23% so với mức đang áp dụng, vùng 1 đạt 3,4 triệu đồng/tháng và vùng 4 phải đạt 2,3 triệu đồng/ tháng, là chưa phù hợp.
Chúng tôi đề nghị, phương án điều chỉnh lương tối thiểu năm 2015 tăng tối đa chỉ khoảng 14,0% so với năm 2014. Và tùy thuộc vào tình hình kinh tế, mức độ tăng giá tiêu dùng và tốc độ tăng năng suất lao động nếu trong các năm 2016, 2017, 2018 chúng ta tăng bình quân khoảng 15%/năm thì đến 2018 mức lương tối thiểu sẽ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu.
Và, việc nghiên cứu và khảo sát định lượng về mức sống tối thiểu ở Việt Nam cũng cần được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp và có cơ sở hơn.
Trong tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp, Chính phủ và người lao động phải đồng cam cộng khổ, thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Việc tăng lương tối thiểu cho khu vực công chức, viên chức và các đối tượng hưởng tiền lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước cũng đã không được thực hiện theo lộ trình quy định khi mà tiền lương tối thiểu trong khu vực nhà nước năm 2013 chỉ đạt 1.150.000 đồng, thay vì 1.350.000 đồng như dự kiến, và năm 2014 chưa tăng, vì không có nguồn thu.
Trong tương quan đó, mức tăng lương tối thiểu 14% trong năm 2015, nếu được thực hiện, theo tôi đã là một nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp.
Nhưng cơ quan đề xuất cho rằng, nếu không tăng ở mức 23% thì tiền lương tối thiểu không đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động?
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động, thì Việt Nam cùng một số rất ít nước phát triển đang có mức lương thu nhập cao hơn so với năng suất tạo ra. Trong khi đó, các quốc gia cạnh tranh chính của Việt Nam, kể cả các quốc gia có mức phát triển cao hơn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… đều có mức thu nhập thấp hơn so với năng suất được tạo ra.
Theo báo cáo trong một số ngành thì tổng thu nhập trung bình hàng năm của người lao động đã cao gấp 1,5 đến 2 lần mức lương tối thiểu hiện hành.
Bên cạnh đó, mức 14% đủ bù 5% dự kiến cho mức tăng của giá cả sinh hoạt (CPI), 3% cho mức tăng năng suất và 6% để rút ngắn khoảng cách giữa mức lương tối thiểu và mức sống tối thiểu.
Nếu theo phương án này, sau khi loại trừ yếu tố giá, thì mức tăng lương tối thiểu năm 2015 đã đạt gấp ba lần mức tăng năng suất.
Song điều tôi lo ngại hơn, là nếu không có giải pháp tích cực về quản trị, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực để tăng năng suất thì việc tăng lương này sẽ làm suy giảm mạnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tôi mong người lao động và tổ chức công đoàn sẽ hợp tác chặt chẽ với giới chủ trong các nỗ lực tăng năng suất, bảo đảm việc tăng tiền lương phải trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả, để việc tăng tiền lương diễn ra đồng thời với việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân và cho nền kinh tế. Đó cần phải được coi là mục tiêu quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chúng ta.
Tôi cũng muốn lưu ý thêm rằng, khi mức lương tối thiểu lên 14% thì thực tế quỹ lương của doanh nghiệp chi trả cho người lao động tăng lên tới gần 20%, vì ngoài mức tăng lương doanh nghiệp phải chi trả thêm mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn…
Bên cạnh đó, doanh thu tính trên đầu người của người lao động tăng rất thấp, năng suất lao động xã hội chỉ tăng hàng năm khoảng 3%, nên đơn giá tiền công cũng tăng thêm với tốc độ nhanh. Ngoài ra các chi phí nhà xưởng, điện nước, khấu hao máy móc thiết bị, bảo hành... cũng tăng do ảnh hưởng kép của việc thay đổi mức lương tối thiểu…