Tăng mạnh về cuối phiên, Phố Wall lập đỉnh mới
Ngày 1/4, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại nhờ nhiều thông tin kinh tế tích cực được công bố trong ngày
Ngày 1/4, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại nhờ nhiều thông tin kinh tế tích cực được công bố trong ngày.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 27/3/2010 đã giảm 6.000, xuống 439.000 người, từ mức 445.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 20/3/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,66 triệu.
Cùng ngày, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 3/2010 đã tăng lên 59,6 điểm - cao hơn so với mức dự báo 57 điểm của giới phân tích, từ mức 56,5 điểm trong tháng 2/2010.
Cũng trong ngày 1/4, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, tổng mức chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng trong tháng 3 đã giảm 1,3% xuống 846,23 tỷ USD (tính theo 12 tháng), từ mức giảm 1,4% trong tháng 2/2010. Mức giảm này mạnh hơn mức -1,1% của giới phân tích đưa ra trước đó.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán: mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số đã tăng trên 0,6% giá trị, lực cầu đổ mạnh vào thị trường ngay sau đó đã đưa S&P 500 và Nasdaq vượt qua mức tăng 1%. Chỉ số ISM tăng mạnh, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống đã hỗ trợ tích cực đối với thị trường.
Đà tăng của ba chỉ số sau đó có sự phân hóa khi Dow Jones và S&P 500 vẫn duy trì được biên độ tăng điểm nhưng Nasdaq đã mất điểm trong gần hết thời gian phiên buổi chiều do cổ phiếu RIM - nhà sản xuất điện thoại BlackBerry - sụt giảm hơn 7%.
Tuy nhiên, vào cuối ngày giao dịch, sức nâng đỡ của cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản, năng lượng đã đẩy Dow Jones và S&P 500 bật mạnh. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq cũng tăng điểm trở lại nhờ nhiều blue-chip được nhà đầu tư gom mua.
Điểm nhấn của phiên này chính là việc Dow Jones có lúc đã tiến sát ngưỡng 11.000 điểm và lên ngưỡng 10.956,36 điểm vốn được xem là “đỉnh” của chỉ số này kể từ tháng 9/2008. Còn S&P 500 có lúc lên ngưỡng 1.181,43 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.
Với phiên tăng điểm này, chứng khoán Mỹ tiếp tục ở mức cao nhất trong hơn 18 tháng qua và đang dần hướng tới những mốc điểm mà nhà đầu tư kỳ vọng, trong đó có ngưỡng 11.000 điểm của Dow Jones.
Phiên này, chỉ số S&P nguyên vật liệu cơ bản đã tăng 1,8%, trong đó cổ phiếu Alcoa lên 3,2%, cổ phiếu Caterpillar tiến thêm 1,8%. Chỉ số S&P năng lượng tăng 1,6%, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil tiến thêm 0,9%, cổ phiếu Chevron lên 1,1%.
Điểm đáng chú ý trong phiên này là cổ phiếu của các hãng ôtô đều tăng không đáng kể bất chấp việc nhiều hãng công bố doanh số bán xe trong tháng 3 tại thị trường Mỹ tăng mạnh. General Motors thông báo doanh số tăng 37,8%, Ford (34,4%), Toyota (35,3%), Hyundai, Honda, Nissan cũng thông báo doanh số tăng, trong khi đó Chrysler là hãng xe lớn duy nhất công bố suy giảm doanh số.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 1/4 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/4: chỉ số Dow Jones tăng 70,44 điểm, tương đương 0,65%, chốt ở mức 10.927,07. Chỉ số Nasdaq tiến thêm 4,62 điểm, tương ứng 0,19%, chốt ở mức 2.402,58. Chỉ số S&P 500 lên 8,67 điểm, tương đương 0,74%, chốt ở mức 1.178,1.
Khối lượng giao dịch phiên cuối tháng trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,78 tỷ cổ phiếu. Tại sàn New York, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp tháng 3; thị trường cổ phiếu Mỹ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 27/3/2010 đã giảm 6.000, xuống 439.000 người, từ mức 445.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 20/3/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,66 triệu.
Cùng ngày, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 3/2010 đã tăng lên 59,6 điểm - cao hơn so với mức dự báo 57 điểm của giới phân tích, từ mức 56,5 điểm trong tháng 2/2010.
Cũng trong ngày 1/4, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, tổng mức chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng trong tháng 3 đã giảm 1,3% xuống 846,23 tỷ USD (tính theo 12 tháng), từ mức giảm 1,4% trong tháng 2/2010. Mức giảm này mạnh hơn mức -1,1% của giới phân tích đưa ra trước đó.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán: mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số đã tăng trên 0,6% giá trị, lực cầu đổ mạnh vào thị trường ngay sau đó đã đưa S&P 500 và Nasdaq vượt qua mức tăng 1%. Chỉ số ISM tăng mạnh, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống đã hỗ trợ tích cực đối với thị trường.
Đà tăng của ba chỉ số sau đó có sự phân hóa khi Dow Jones và S&P 500 vẫn duy trì được biên độ tăng điểm nhưng Nasdaq đã mất điểm trong gần hết thời gian phiên buổi chiều do cổ phiếu RIM - nhà sản xuất điện thoại BlackBerry - sụt giảm hơn 7%.
Tuy nhiên, vào cuối ngày giao dịch, sức nâng đỡ của cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản, năng lượng đã đẩy Dow Jones và S&P 500 bật mạnh. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq cũng tăng điểm trở lại nhờ nhiều blue-chip được nhà đầu tư gom mua.
Điểm nhấn của phiên này chính là việc Dow Jones có lúc đã tiến sát ngưỡng 11.000 điểm và lên ngưỡng 10.956,36 điểm vốn được xem là “đỉnh” của chỉ số này kể từ tháng 9/2008. Còn S&P 500 có lúc lên ngưỡng 1.181,43 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.
Với phiên tăng điểm này, chứng khoán Mỹ tiếp tục ở mức cao nhất trong hơn 18 tháng qua và đang dần hướng tới những mốc điểm mà nhà đầu tư kỳ vọng, trong đó có ngưỡng 11.000 điểm của Dow Jones.
Phiên này, chỉ số S&P nguyên vật liệu cơ bản đã tăng 1,8%, trong đó cổ phiếu Alcoa lên 3,2%, cổ phiếu Caterpillar tiến thêm 1,8%. Chỉ số S&P năng lượng tăng 1,6%, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil tiến thêm 0,9%, cổ phiếu Chevron lên 1,1%.
Điểm đáng chú ý trong phiên này là cổ phiếu của các hãng ôtô đều tăng không đáng kể bất chấp việc nhiều hãng công bố doanh số bán xe trong tháng 3 tại thị trường Mỹ tăng mạnh. General Motors thông báo doanh số tăng 37,8%, Ford (34,4%), Toyota (35,3%), Hyundai, Honda, Nissan cũng thông báo doanh số tăng, trong khi đó Chrysler là hãng xe lớn duy nhất công bố suy giảm doanh số.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 1/4 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/4: chỉ số Dow Jones tăng 70,44 điểm, tương đương 0,65%, chốt ở mức 10.927,07. Chỉ số Nasdaq tiến thêm 4,62 điểm, tương ứng 0,19%, chốt ở mức 2.402,58. Chỉ số S&P 500 lên 8,67 điểm, tương đương 0,74%, chốt ở mức 1.178,1.
Khối lượng giao dịch phiên cuối tháng trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,78 tỷ cổ phiếu. Tại sàn New York, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp tháng 3; thị trường cổ phiếu Mỹ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.856,63 | 10.927,07 | 70,44 | 0,65 |
Nasdaq | 2.397,96 | 2.402,58 | 4,62 | 0,19 | |
S&P 500 | 1.169,43 | 1.178,10 | 8,67 | 0,74 | |
Anh | FTSE 100 | 5.679,64 | 5.744,89 | 65,25 | 1,15 |
Đức | DAX | 6.153,55 | 6.235,56 | 82,01 | 1,33 |
Pháp | CAC 40 | 3.974,01 | 4.034,23 | 60,22 | 1,52 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.920,06 | 8.013,09 | 93,03 | 1,17 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 11.089,94 | 11.244,40 | 154,46 | 1,39 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.239,35 | 21.537,00 | 297,65 | 1,40 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.692,85 | 1.719,17 | 26,32 | 1,55 |
Singapore | Straits Times | 2.898,91 | 2,943,02 | 55.56 | 1,92 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.109,10 | 3.147,42 | 38,31 | 1,23 |
Ấn Độ | BSE | 17.562,31 | 17.692,62 | 164,85 | 0,94 |
Australia | ASX | 4.893,10 | 4.925,90 | 32,80 | 0,67 |
Việt Nam | VN-Index | 499,24 | 508,18 | 8,94 | 1,79 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |