“Tăng phạt, tăng thu, nhưng quên tăng trách nhiệm cán bộ”
Nội dung chính phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Sáng nay (24/4), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có phiên giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về tình hình vi phạm hành chính giao thông vận tải đường bộ.
Ngay đầu phiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã đặt vấn đề: tại sao trong khi Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị tăng phạt, tăng thu mà lại ít đề cập đến vấn đề trách nhiệm, ý thức của chính người thi hành công vụ. “Tôi thấy lực lượng thanh tra giao thông vừa qua chưa làm đúng nhiệm vụ, chức năng của mình. Luật quy định những nhiệm vụ cụ thể nhưng lại quên rồi đi làm những nhiệm vụ của cảnh sát giao thông”, ông Hiển nói.
Một thực trạng nữa là một năm có đến hơn 8,3 triệu vụ vi phạm giao thông bị xử lý, những vụ không xử lý còn lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó số người chết và bị thương do tai nạn giao thông những năm qua quá lớn, không có biểu hiện giảm với khoảng 12.000 người chết mỗi năm và 54.000 người khác bị thương.
“Trước đây tôi có nói với anh Hồ Nghĩa Dũng, người tiền nhiệm của Bộ trưởng Đinh La Thăng, rằng nếu anh là tư lệnh thì mỗi năm anh “nướng” cả một sư đoàn và làm 4 sư đoàn khác bị thương”, ông Hiển so sánh.
Cũng theo Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển, đang có một hiện tượng là phân biệt đối xử giữa các loại hình phương tiện khác nhau, chẳng hạn như việc cấm xe taxi vào một số tuyến đường và một số giờ nhất định trong khi không hạn chế xe cá nhân khác. “Tôi thấy ở Hà Nội taxi bị “ép” nhiều quá trong khi xe xịn, biển đẹp lại hay được làm “ngơ”. Như thế có công bằng không?”.
Cũng liên quan đến vấn đề phân biệt đối xử, đại biểu Dương Trung Quốc nêu thực trạng là “chúng ta hình như hướng nhiều quá về xe biển trắng (xe cá nhân, tư nhân - PV). Xe biển xanh, biển đỏ (xe công - PV) dù có những trường hợp thực hiện nhiệm vụ đặc biệt nhưng tôi thấy vẫn có sự phân biệt đối xử, hầu như không có chế tài với xe biển xanh. Hình như xe 80B rất ít bị tuýt còi”.
Trước những chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng không đi thẳng vào vấn đề mà tái đề cập đến tình hình tai nạn giao thông thuyên giảm. Theo ông, trong ba năm qua số vụ tai nạn, người chết bị thương giảm và “rõ ràng các giải pháp đồng bộ đang thực hiện có hiệu quả. Cứ đà nay đến cuối năm giảm được hơn 2.000 người chết”.
Bộ trưởng Thăng cũng thừa nhận hiện tượng ý thức, trách nhiệm của người thi hành công vụ còn yếu. Ông cam kết sẽ xác định rõ từng nguyên nhân, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thực thi công vụ.
Liên quan đến vấn đề phạt vi phạm giao thông và thu phí sử dụng đường bộ, đại biểu Trần Ngọc Vinh, nêu thực trạng dùng tiền đầu tư giao thông kém hiệu quả, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. “Thậm chí trong khi đời sống nhân dân khó khăn thì Bộ lại đề xuất thu phí khiến dư luận, cử tri bức xúc, không đồng thuận. Vậy đề nghị Bộ trưởng làm rõ”, ông Vinh nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận một thực tế là hầu hết các công trình giao thông không đảm bảo tiến độ, là “vấn đề nóng bỏng mà bản thân chúng tôi cũng rất bức xúc. Vì vậy, chúng tôi xác định năm nay là năm chất lượng an toàn giao thông nên đã và đang thực hiện các giải pháp đảm bảo, thậm chí thay bản quản lý, giám sát, người đứng đầu dự án…”.
“Còn quỹ bảo trì đường bộ là nhằm có nguồn thu bảo trì đường hằng năm, thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, chúng tôi chỉ thực hiện. Không phải bây giờ Bộ mới đề xuất", ông Thăng giải thích.
Về các giải pháp tổng thể, người đứng đầu ngành giao thông cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện một loạt giải pháp đồng bộ như hoàn thiện hệ thống văn bản, chiến lược quy hoạch giao thông vận tải, tăng cường chỉ đạo trật tự an toàn giao thông, triển khai có hiệu quả đường Hồ Chí Minh để giảm tải cho Quốc lộ 1, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, xây dựng đề án nâng cao chất lượng đào tạo cấp giấy phép lái xe, xây dựng hế thống giám sát xử lý an toàn giao thông, ngăn chặn đẩy lùi ùn tắc tại các thành phố lớn, xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân, xây dựng văn hóa giao thông…
Đặc biệt, coi vi phạm pháp luật về giao thông là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng kiến nghị Quốc hội thông qua tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ lên 200 triệu đồng, tức gấp 5 lần quy định hiện hành.
Ngay đầu phiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã đặt vấn đề: tại sao trong khi Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị tăng phạt, tăng thu mà lại ít đề cập đến vấn đề trách nhiệm, ý thức của chính người thi hành công vụ. “Tôi thấy lực lượng thanh tra giao thông vừa qua chưa làm đúng nhiệm vụ, chức năng của mình. Luật quy định những nhiệm vụ cụ thể nhưng lại quên rồi đi làm những nhiệm vụ của cảnh sát giao thông”, ông Hiển nói.
Một thực trạng nữa là một năm có đến hơn 8,3 triệu vụ vi phạm giao thông bị xử lý, những vụ không xử lý còn lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó số người chết và bị thương do tai nạn giao thông những năm qua quá lớn, không có biểu hiện giảm với khoảng 12.000 người chết mỗi năm và 54.000 người khác bị thương.
“Trước đây tôi có nói với anh Hồ Nghĩa Dũng, người tiền nhiệm của Bộ trưởng Đinh La Thăng, rằng nếu anh là tư lệnh thì mỗi năm anh “nướng” cả một sư đoàn và làm 4 sư đoàn khác bị thương”, ông Hiển so sánh.
Cũng theo Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển, đang có một hiện tượng là phân biệt đối xử giữa các loại hình phương tiện khác nhau, chẳng hạn như việc cấm xe taxi vào một số tuyến đường và một số giờ nhất định trong khi không hạn chế xe cá nhân khác. “Tôi thấy ở Hà Nội taxi bị “ép” nhiều quá trong khi xe xịn, biển đẹp lại hay được làm “ngơ”. Như thế có công bằng không?”.
Cũng liên quan đến vấn đề phân biệt đối xử, đại biểu Dương Trung Quốc nêu thực trạng là “chúng ta hình như hướng nhiều quá về xe biển trắng (xe cá nhân, tư nhân - PV). Xe biển xanh, biển đỏ (xe công - PV) dù có những trường hợp thực hiện nhiệm vụ đặc biệt nhưng tôi thấy vẫn có sự phân biệt đối xử, hầu như không có chế tài với xe biển xanh. Hình như xe 80B rất ít bị tuýt còi”.
Trước những chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng không đi thẳng vào vấn đề mà tái đề cập đến tình hình tai nạn giao thông thuyên giảm. Theo ông, trong ba năm qua số vụ tai nạn, người chết bị thương giảm và “rõ ràng các giải pháp đồng bộ đang thực hiện có hiệu quả. Cứ đà nay đến cuối năm giảm được hơn 2.000 người chết”.
Bộ trưởng Thăng cũng thừa nhận hiện tượng ý thức, trách nhiệm của người thi hành công vụ còn yếu. Ông cam kết sẽ xác định rõ từng nguyên nhân, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thực thi công vụ.
Liên quan đến vấn đề phạt vi phạm giao thông và thu phí sử dụng đường bộ, đại biểu Trần Ngọc Vinh, nêu thực trạng dùng tiền đầu tư giao thông kém hiệu quả, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. “Thậm chí trong khi đời sống nhân dân khó khăn thì Bộ lại đề xuất thu phí khiến dư luận, cử tri bức xúc, không đồng thuận. Vậy đề nghị Bộ trưởng làm rõ”, ông Vinh nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận một thực tế là hầu hết các công trình giao thông không đảm bảo tiến độ, là “vấn đề nóng bỏng mà bản thân chúng tôi cũng rất bức xúc. Vì vậy, chúng tôi xác định năm nay là năm chất lượng an toàn giao thông nên đã và đang thực hiện các giải pháp đảm bảo, thậm chí thay bản quản lý, giám sát, người đứng đầu dự án…”.
“Còn quỹ bảo trì đường bộ là nhằm có nguồn thu bảo trì đường hằng năm, thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, chúng tôi chỉ thực hiện. Không phải bây giờ Bộ mới đề xuất", ông Thăng giải thích.
Về các giải pháp tổng thể, người đứng đầu ngành giao thông cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện một loạt giải pháp đồng bộ như hoàn thiện hệ thống văn bản, chiến lược quy hoạch giao thông vận tải, tăng cường chỉ đạo trật tự an toàn giao thông, triển khai có hiệu quả đường Hồ Chí Minh để giảm tải cho Quốc lộ 1, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, xây dựng đề án nâng cao chất lượng đào tạo cấp giấy phép lái xe, xây dựng hế thống giám sát xử lý an toàn giao thông, ngăn chặn đẩy lùi ùn tắc tại các thành phố lớn, xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân, xây dựng văn hóa giao thông…
Đặc biệt, coi vi phạm pháp luật về giao thông là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng kiến nghị Quốc hội thông qua tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ lên 200 triệu đồng, tức gấp 5 lần quy định hiện hành.