Tập đoàn BP nhất trí thay “tướng”
Hội đồng Quản trị BP đã nhất trí với kế hoạch cho CEO của hãng này là ông Tony Hayward thôi việc
Hội đồng Quản trị của tập đoàn dầu lửa Anh quốc BP đã nhất trí với kế hoạch cho Giám đốc điều hành (CEO) của hãng này là ông Tony Hayward thôi việc. Thay thế cho vị CEO người Anh này ở vị trí lãnh đạo BP sẽ là một người Mỹ, ông Robert Dudley.
Hãng tin Bloomberg cho biết, nguồn tin thân cận với Hội đồng Quản trị BP đã tiết lộ những thông tin trên. Hiện BP chưa có công bố chính thức nào về vấn đề này. Dự kiến, hãng sẽ có tuyên bố về việc thay lãnh đạo cùng với việc thông báo kết quả kinh doanh quý 2 vào đêm nay (27/7) theo giờ Việt Nam.
Thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico được xem là nguyên nhân “đưa tiễn” ông Hayward khỏi ghế chỉ huy BP. Năm nay 53 tuổi, ông Hayward đang là đối tượng cho những lời chỉ trích gay gắt từ phía dư luận và các nhà làm luật Mỹ sau sự cố nổ giàn khoan đáng tiếc xảy ra hôm 20/4, khiến 11 người thiệt mạng và kéo theo một vụ dầu loang vào hàng lớn nhất trong lịch sử.
Nguồn tin tiết lộ với Bloomberg, Hội đồng Quản trị BP hôm 26/7 đã thảo luận kỹ lưỡng và cho rằng, việc sử dụng một người Mỹ thay thế cho ông Haward sẽ giúp cải thiện hình ảnh và vị trí của tập đoàn tại thị trường này. Hiện Mỹ đang là thị trường lớn nhất của BP - hãng dầu lửa có trụ sở tại London, Anh. Khoảng 1/3 số giếng dầu và mỏ khí tự nhiên, các nhà máy lọc dầu và các cơ sở kinh doanh của BP hiện nằm ở Mỹ. Ngoài ra, các cổ đông Mỹ cũng nắm giữ tới 40% cổ phần của hãng.
Là một người sinh ra tại New York và lớn lên ở Mississippi, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của sự cố tràn dầu, ông Dudley được xem là một lựa chọn hoàn hảo cho chức vụ CEO của BP. Năm nay 54 tuổi, ông Dudley hiện đang là người chịu trách nhiệm điều hành các phản ứng của BP đối với vụ tràn dầu.
Sau khi rời ghế CEO, ông Hayward có thể nhận được một ghế trong Hội đồng quản trị liên doanh của BP tại Nga. Ngoài ra, ông sẽ hưởng một gói bồi thường thôi việc trị giá gần 12 triệu Bảng, tương đương 18 triệu USD.
Thị trường chứng khoán đã phản ứng tích cực trước tin BP sẽ thay CEO. Trong phiên giao dịch ngày 26/7 tại thị trường London, giá cổ phiếu của BP đã tăng 4,6%. Kể từ khi xảy ra vụ tràn dầu tới nay, giá trị vốn hóa thị trường của BP tại London đã giảm mất khoảng 40%, tương đương 45 tỷ Bảng.
Hãng tin Reuters dẫn dự báo từ ngân hàng Barclays cho rằng, trong báo cáo kết quả kinh doanh ngày mai, BP sẽ báo lỗ 13 tỷ USD trong quý 2 do phải dành khoản dự phòng 25 tỷ USD cho chi phí khắc phục sự cố tràn dầu. Lợi nhuận thực tế của BP được cho là đã tăng 77% trong quý, nếu không phải trích khoản dự phòng trên.
Theo ước tính của Chính phủ Mỹ, đã có khoảng 5 triệu thùng dầu từ các giếng dầu của BP tràn ra vịnh Mexico kể từ khi thảm họa bắt đầu. Hiện BP đang hoàn tất những công đoạn cuối để bịt dòng dầu loang từ giếng dầu tràn cuối cùng, trước khi cơn bão thứ hai trong mùa bão năm nay tấn công vào vịnh Mexico.
Bloomberg cho rằng, thảm họa tràn dầu sẽ tiêu tốn của BP khoảng 33 tỷ USD để giải quyết mọi hậu quả. Trong kịch bản tồi tệ nhất, con số này có thể lên tới 100 tỷ USD.
Hãng tin Bloomberg cho biết, nguồn tin thân cận với Hội đồng Quản trị BP đã tiết lộ những thông tin trên. Hiện BP chưa có công bố chính thức nào về vấn đề này. Dự kiến, hãng sẽ có tuyên bố về việc thay lãnh đạo cùng với việc thông báo kết quả kinh doanh quý 2 vào đêm nay (27/7) theo giờ Việt Nam.
Thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico được xem là nguyên nhân “đưa tiễn” ông Hayward khỏi ghế chỉ huy BP. Năm nay 53 tuổi, ông Hayward đang là đối tượng cho những lời chỉ trích gay gắt từ phía dư luận và các nhà làm luật Mỹ sau sự cố nổ giàn khoan đáng tiếc xảy ra hôm 20/4, khiến 11 người thiệt mạng và kéo theo một vụ dầu loang vào hàng lớn nhất trong lịch sử.
Nguồn tin tiết lộ với Bloomberg, Hội đồng Quản trị BP hôm 26/7 đã thảo luận kỹ lưỡng và cho rằng, việc sử dụng một người Mỹ thay thế cho ông Haward sẽ giúp cải thiện hình ảnh và vị trí của tập đoàn tại thị trường này. Hiện Mỹ đang là thị trường lớn nhất của BP - hãng dầu lửa có trụ sở tại London, Anh. Khoảng 1/3 số giếng dầu và mỏ khí tự nhiên, các nhà máy lọc dầu và các cơ sở kinh doanh của BP hiện nằm ở Mỹ. Ngoài ra, các cổ đông Mỹ cũng nắm giữ tới 40% cổ phần của hãng.
Là một người sinh ra tại New York và lớn lên ở Mississippi, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của sự cố tràn dầu, ông Dudley được xem là một lựa chọn hoàn hảo cho chức vụ CEO của BP. Năm nay 54 tuổi, ông Dudley hiện đang là người chịu trách nhiệm điều hành các phản ứng của BP đối với vụ tràn dầu.
Sau khi rời ghế CEO, ông Hayward có thể nhận được một ghế trong Hội đồng quản trị liên doanh của BP tại Nga. Ngoài ra, ông sẽ hưởng một gói bồi thường thôi việc trị giá gần 12 triệu Bảng, tương đương 18 triệu USD.
Thị trường chứng khoán đã phản ứng tích cực trước tin BP sẽ thay CEO. Trong phiên giao dịch ngày 26/7 tại thị trường London, giá cổ phiếu của BP đã tăng 4,6%. Kể từ khi xảy ra vụ tràn dầu tới nay, giá trị vốn hóa thị trường của BP tại London đã giảm mất khoảng 40%, tương đương 45 tỷ Bảng.
Hãng tin Reuters dẫn dự báo từ ngân hàng Barclays cho rằng, trong báo cáo kết quả kinh doanh ngày mai, BP sẽ báo lỗ 13 tỷ USD trong quý 2 do phải dành khoản dự phòng 25 tỷ USD cho chi phí khắc phục sự cố tràn dầu. Lợi nhuận thực tế của BP được cho là đã tăng 77% trong quý, nếu không phải trích khoản dự phòng trên.
Theo ước tính của Chính phủ Mỹ, đã có khoảng 5 triệu thùng dầu từ các giếng dầu của BP tràn ra vịnh Mexico kể từ khi thảm họa bắt đầu. Hiện BP đang hoàn tất những công đoạn cuối để bịt dòng dầu loang từ giếng dầu tràn cuối cùng, trước khi cơn bão thứ hai trong mùa bão năm nay tấn công vào vịnh Mexico.
Bloomberg cho rằng, thảm họa tràn dầu sẽ tiêu tốn của BP khoảng 33 tỷ USD để giải quyết mọi hậu quả. Trong kịch bản tồi tệ nhất, con số này có thể lên tới 100 tỷ USD.